- 7 Tháng tám 2017
- 4,506
- 10,437
- 1,114
- Khánh Hòa
- $\color{Blue}{\text{Bỏ học}}$
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Xin chào các bạn ^^
Đây sẽ là topic tổng hợp các kiến thức cơ bản của phần Hình học Toán 8.
Cùng bắt đầu với phần đầu tiên: TỨ GIÁC.
Các loại tứ giác:
1. Tứ giác:
a. Định nghĩa
- Tứ giác $ABCD$ là hình gồm bốn đoạn thẳng $AB, BC, CD, DA$, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.
- Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
b. Tính chất:
- Tổng $4$ góc trong một tứ giác bằng $360^\circ$.
2. Hình thang:
a. Định nghĩa:
- Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
b. Tính chất:
- Trong hình thang, hai góc kề một cạnh bên có tổng số đo là $180^\circ$.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Tứ giác có hai cạnh đối song song.
3. Hình thang vuông:
a. Định nghĩa:
- Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
b. Tính chất:
- Nếu hình thang $ABCD$ có $AB\parallel CD,\widehat{A}=90^\circ$ thì $\widehat{D}=90^\circ$.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông.
4. Hình thang cân:
a. Định nghĩa:
- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
b. Tính chất: Trong hình thang cân,
- Hai cạnh bên bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
- Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
5. Hình bình hành:
a. Định nghĩa:
- Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
b. Tính chất: Trong hình bình hành:
- Các cạnh đối bằng nhau.
- Các góc đối bằng nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
6. Hình chữ nhật:
a. Định nghĩa:
- Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.
b. Tính chất: Trong hình chữ nhật:
- Các cạnh đối bằng nhau.
- Các góc đối bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
d. Áp dụng vào tam giác:
- Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
- Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
7. Hình thoi:
a. Định nghĩa:
- Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
b. Tính chất: Trong hình thoi:
- Bốn cạnh bằng nhau.
- Hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường.
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
- Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
- Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
- Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
8. Hình vuông:
a. Định nghĩa:
- Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau.
b. Tính chất:
- Bốn cạnh bằng nhau.
- Bốn góc là góc vuông.
- Hai đường chéo bằng nhau và vuông góc nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình vuông.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
- Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông.
- Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.
- Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
Sơ đồ nhận biết tứ giác:
Đây sẽ là topic tổng hợp các kiến thức cơ bản của phần Hình học Toán 8.
Cùng bắt đầu với phần đầu tiên: TỨ GIÁC.
Các loại tứ giác:
1. Tứ giác:
a. Định nghĩa
- Tứ giác $ABCD$ là hình gồm bốn đoạn thẳng $AB, BC, CD, DA$, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.
- Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
b. Tính chất:
- Tổng $4$ góc trong một tứ giác bằng $360^\circ$.
2. Hình thang:
a. Định nghĩa:
- Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
b. Tính chất:
- Trong hình thang, hai góc kề một cạnh bên có tổng số đo là $180^\circ$.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Tứ giác có hai cạnh đối song song.
3. Hình thang vuông:
a. Định nghĩa:
- Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
b. Tính chất:
- Nếu hình thang $ABCD$ có $AB\parallel CD,\widehat{A}=90^\circ$ thì $\widehat{D}=90^\circ$.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông.
4. Hình thang cân:
a. Định nghĩa:
- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
b. Tính chất: Trong hình thang cân,
- Hai cạnh bên bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
- Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
5. Hình bình hành:
a. Định nghĩa:
- Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
b. Tính chất: Trong hình bình hành:
- Các cạnh đối bằng nhau.
- Các góc đối bằng nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
6. Hình chữ nhật:
a. Định nghĩa:
- Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.
b. Tính chất: Trong hình chữ nhật:
- Các cạnh đối bằng nhau.
- Các góc đối bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
d. Áp dụng vào tam giác:
- Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
- Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
7. Hình thoi:
a. Định nghĩa:
- Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
b. Tính chất: Trong hình thoi:
- Bốn cạnh bằng nhau.
- Hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường.
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
- Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
- Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
- Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
8. Hình vuông:
a. Định nghĩa:
- Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau.
b. Tính chất:
- Bốn cạnh bằng nhau.
- Bốn góc là góc vuông.
- Hai đường chéo bằng nhau và vuông góc nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình vuông.
c. Dấu hiệu nhận biết:
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
- Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông.
- Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.
- Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
Sơ đồ nhận biết tứ giác:
Last edited: