T
tiendat_no.1


Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục
- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á - Âu.
- Diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2.
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.
- Đây là châu lục rộng nhất thế giới.
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a. Đặc điểm địa hình
- Châu Á có nhiều hệ thống núi (Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai...), sơn nguyên cao, đồ sộ (Tây Tạng, I-ran...) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung...).
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính:
+ Đông - tây hoặc gần đông - tây
+ Bắc - nam hoặc gần bắc - nam
Làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
b. Khoáng sản
- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.
- Các khoảng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,...
B. BÀI TẬP
Câu 1: Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.
Câu 2: Nêu đặc điểm của địa hình châu Á.
________________________
Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng
- Thay đổi từ bắc xuống nam.
- Thay đổi theo độ cao.
- Theo kiểu từ duyên hải vào nội địa
2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
- Khí hậu gió mùa
+ KH gió mùa nhiệt đới: Nam Á, ĐNÁ.
+ KH gió mùa cận nhiệt và ôn đới: Đông Á.
- Khí hậu lục địa
Phân bố chủ yếu ở các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
B. BÀI TẬP
Câu 1: Tại sao châu Á chia thành nhiều đới khí hậu?
Câu 2: Các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung?
Câu 1: Vì lãnh thổ châu Á trải dài từ vùng cực BẮc đến vùng xích đạo, có các dãy núi và sơn nguyên cao, ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa, ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.
Câu 2: Các đặc điểm chung: mùa đông gió từ nội đại thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa ko đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết ẩm và có mưa nhiều. Tại khu vực nội địa và Tây Nam Á, mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô nóng. Lượng mưa thay đổi từ 200mm-500mm, độ bốc hơi lớn nên độ ẩm không khí luôn thấp. .
_________________________________
Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Đặc điểm sông ngòi
- Có nhiều hệ thống sông lớn.
- Phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.
- Bắc Á: sông đổ vào Bắc Băng Dương.
- Đông Á, Nam Á: sông đổi vào TBD và AĐD.
- Sông ngòi châu Á có giá trị KT lớn: GTVT, thuỷ điện...
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
- Cảnh quan tự nhiên đa dạng.
- ĐNÁ và Nam Á: rừng cận nhiệt và nhiệt đới ẩm.
- Tây Á và Trung Á: thảo nguyên, hoang mạc và nửa hoang mạc.
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
- Thuận lợi: Tài nguyên đa dạng, phong phú...
- Khó khăn: Núi non hiểm trở, hoang mạc khô cằn, thiên tai....
B. BÀI TẬP
Câu 1: Kể tên các con sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thuỷ chế.
Câu 2: Những thuận lợi và kk của thiên nhiên châu Á?
Câu 1: - Sông Lê-nit-xây hướng chảy N→B
- Sông Lê-na hướng chảy N→B
- Sông Ô-bi hướng chảy N→B
=> Đặc điểm thủy chế: bị đóng băng kéo dài về mùa đông, mùa xuân, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn
Câu 2:
-Thuận lợi:
+Khoáng sản trữ lượng lớn
+Khí hậu, đất đai màu mỡ, rừng, động thực vật phong phú đa dạng, dồi dào.
-Khó khăn:
+Động đất, núi lửa, bão lũ
+Hoang mạc khô cằn, khí hậu thất thường (lạnh nóng đột ngột) .
Last edited by a moderator: