Sử Tổng hợp câu hỏi ôn thi học sinh giỏi lớp 9

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* 1. VÌ SAO KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ TIÊU BIỂU NHẤT TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG ?
- Thành phần lãnh đạo: Phan Đình Phùng - thủ lĩnh uy tín nhất trong p/t CV ở Nghệ - Tĩnh và nhiều thủ lĩnh tài ba khác
- Địa bàn: hoạt động rộng khắp 4 tỉnh ở Trung Kỳ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Thời gian tồn tại: lâu nhất trong p/t CV - 10 năm và khi Khởi Nghĩa tan rã cũng là lúc p/t CV kết thúc.
- Trình độ tổ chức: cao, chặt chẽ: lực lượng nghĩa quân chia làm 15 quân thứ, mỗi quân thứ gồm 100 - 500 người, phân bố đồng đều trên địa bàn hoạt động.
- Lực lượng tham: gia đều là những người yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, được huấn luyện chuyên nghiệp.
- Trình độ trang - thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn - đúc - chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ lương thảo, ...)
- Phương thức tác chiến: đánh du kích & vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất và tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.
- Kết quả: đã nhiều lần đẩy lui các cuộc hành quân càn quét của địch.
- Tính chất ác liệt chống Pháp củachính quyền phong kiến bù nhìn.
=> đánh dấu bước phát triển cao nhất của p/t CV dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc
* Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). Tại sao cuộc khởi nghĩa này có thể tồn tại gần 30 năm?
1. Trong những năm cuối XIX, song song với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp tự phát của nhân dân các địa phương ở trung du và miền núi, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Cuộc khởi nghĩa này bắt đầu từ 1884 đến 1913 thì kết thúc. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là nông dân, tiêu biểu nhất là Đề Nắm và Đề Thám.
2. Cuộc khởi nghĩa trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn 1 (1884 - 1892), nghĩa quân còn hoạt động lẻ tẻ, hàng chục toán nghĩa quân tung hoành khắp khu vực Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất nhưng đã đẩy lùi nhiều trận càn của Pháp.Đến tháng 4-1892, Đề Thám trở thành thủ lĩnh tối cao. Giai đoạn 2 ( từ 1893 đến 1897), nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động ra nhiều vùng thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh, xây dựng căn cứ ở Hố Chuối. Thực dân Pháp tập trung lực lượng đánh lên Yên Thế. Để có điều kiện củng cố lực lượng, Đề Thám lập mưu bắt cóc một số tên thực dân gây xôn xao dư luận trong giới tư sản và địa chủ Pháp. Chính quyền thực dân buộc phải đàm phán giảng hòa, rút quân khỏi Yên Thế, đồng ý để Đề Thám cai quản bốn tổng (…) từ tháng 10/1894. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, nghĩa quân ra sức sản xuất, chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu mới. Đến tháng 11/1895, Pháp tấn công trở lại và bị thiệt hại nặng nên phải đề nghị Đề Thám giảng hòa lần thứ hai vào tháng 12-1897. Giai đoạn 3 ( từ 1898 đến 1908 ), suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế giữ vững tinh thần chiến đấu, ra sức sản xuất, sắm sửa vũ khí, luyện tập quân sự chuẩn bị chống trả kẻ thù, phối hợp hoạt động với các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX. Giai đoạn 4 ( từ 1909 đến 1913), thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công. Từ đây cuộc khởi nghĩa suy yếu dần rồi đi đến thất bại.
3. Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa là biểu hiện cụ thể sinh động tinh thần quật khởi, đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
4. Cuộc khởi nghĩa kéo dài gần 30 năm nhờ căn cứ Yên Thế được xây dựng trên một địa hình hiểm trở ở phía tây Bắc Giang, có đường thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, xuống Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên... Nhờ có địa hình này, nghĩa quân có thể cơ động và linh hoạt trong tấn công và phòng thủ. Mặt khác nhờ có phương thức tác chiến linh hoạt, chủ yếu tiến hành đánh du kích, lấy ít đánh nhiều, nghĩa quân thường đánh những trận nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến để đánh gần, đánh nhanh rồi rút lui. Lúc kẻ thù cũng như lực lượng nghĩa quân gặp khó khăn, Đề Thám biết tận dụng điều kiện hòa hoãn với Pháp nhằm tranh thủ thời gian củng cố và phát triển lực lượng. Nghĩa quân đã dựa chặt chẽ vào dân, phần nào đã giải quyết được yêu cầu ruộng đất của nông dân nên đã tập hợp được nông dân trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
* Đánh giá về phong trào Cần vương
*Ưu điểm:
+ Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
+ Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.
* Hạn chế:
+ Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.
+ Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.
* Những nét chung về phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX trên các mặt: Mục tiêu đấu tranh, thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh ?
+ Mục tiêu đấu tranh: vừa nhằm giải phóng dân tộc, vừa nhằm mang lại những quyền lợi dân chủ cho nhân dân.
+Thành phần lãnh đạo: Vẫn là những nhà nho yêu nước, những sĩ phu tiến bộ nhưng đã bắt đầu tiếp nhận tư tưởng mới: tư tưởng tư sản.
+ Hình thức đấu tranh: Những hoạt động bí mật như lập hội, xuất dương cầu học, hay công khai như lập trường học, xuất bản sách báo, diễn thuyết, biểu tình, kinh doanh công thương nghiệp…
 
Last edited:
Top Bottom