

Câu 1. Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga.
Câu 2. Hãy cho biết những tiến bộ tiêu biểu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỉ XVIII -XIX
Câu 3. Hãy phân tích ý nghĩa, tính chất và những hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.
Đáo án tham khảo
Câu 1
-Cách mạng Nga 1905 - 1907 tuy thất bại nhưng đã làm lung lay nén thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.
- Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra 10 năm sau đó. Đồng thời, Cách mạng Nga 1905 - 1907 cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới
Câu 2.Những tiến bộ tiêu biểu vể khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỉ XVIII-XIX:
* Khoa học tự nhiên:
- Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hoá học.
- Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. Ông trở thành người đầu tiên chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
- Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và tính chất bất biến của các loài.
* Khoa học xã hội:
- Về triết học, xuất hiện chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bách và phép biện chứng của Hê-ghen (người Đức).
- Về kinh tế học, A-đam Xmít và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng học thuyết chính trị - kinh tế học tư sản.
- Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
- Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
Câu 3
- Ý nghĩa : lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa đến sự thành lập chế độ cộng hoà ở Trung Quốc ; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc ; có ảnh hưởng đáng kể đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
- Tính chất: mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
- Hạn chế : là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến (mới chỉ lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh mà chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến), không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành!
Câu 2. Hãy cho biết những tiến bộ tiêu biểu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỉ XVIII -XIX
Câu 3. Hãy phân tích ý nghĩa, tính chất và những hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.
Đáo án tham khảo
Câu 1
-Cách mạng Nga 1905 - 1907 tuy thất bại nhưng đã làm lung lay nén thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.
- Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra 10 năm sau đó. Đồng thời, Cách mạng Nga 1905 - 1907 cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới
Câu 2.Những tiến bộ tiêu biểu vể khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỉ XVIII-XIX:
* Khoa học tự nhiên:
- Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hoá học.
- Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. Ông trở thành người đầu tiên chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
- Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và tính chất bất biến của các loài.
* Khoa học xã hội:
- Về triết học, xuất hiện chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bách và phép biện chứng của Hê-ghen (người Đức).
- Về kinh tế học, A-đam Xmít và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng học thuyết chính trị - kinh tế học tư sản.
- Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
- Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
Câu 3
- Ý nghĩa : lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa đến sự thành lập chế độ cộng hoà ở Trung Quốc ; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc ; có ảnh hưởng đáng kể đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
- Tính chất: mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
- Hạn chế : là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến (mới chỉ lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh mà chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến), không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành!