tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học

H

heroineladung

Ấn đúng dùm mình nhé! Thanks nhiều !

Một phản ứng ở vào trạng thái cân bằng sẽ giữ mãi được trạng thái nếu các điều kiện thí nghiệm không thay đổi nhưng nếu 1 trong các điều kiện như nồng độ các chất phản ứng, nhiệt độ, áp suất thay đổi thì phản ứng chuyển sang trạng thái mới, được đặc trưng bởi các nồng độ mới.
;)I. Chuyển dịch hóa học:
Sự chuyển dịch phản ứng từ trạng tháicân bằng này san trạng thái cân bằng khác được gọi là sự chuyển dịch cân bằng.
Những đại lượng có thể làm chuyển dịch cân bằng gọi là những yếu tố cân bằng.
Mọi sự chuyển dịch cân bằng đều tuân theo nguyên lý Lechaterlier. Nguyên lý này cho biết chiều chuyển dịch của cân bằng khi 1 trong các yếu tố cân bằng thay đổi.
Nguyên lý: mọi sự thay đổi của các yếu tố xác định trạng thái của một hệ cân bằng làm cho cân bằng chuyển dịch về phía chống lại những thay đổi đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng:
+ Nồng độ các chất:
Khi tăng nồng độ 1 chất trong hệ phản ứng sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều lmà giảm nồng độ chất đó. Ngược lại sự giảm nồng độ 1 chất sẽ làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ chất đó.
- Muốn 1 phản ứng cân bằng cho nhiều sản phẩm có thể tăng nồng độ chất ban đầu hoặc giảm nồng độ chất sản phẩm.
- Muốn ngăn ngừa không cho phản ứng xảy ra có thể thêm vào hệ phản ứng 1 lượng dư chất sản phẩm.
- Muốn 1 chất ban đầu này tham gia phản ứng tối đa phải dùng thật dư 1 chất ban đầu khác.
+ Nhiệt độ của phản ứng:
- Đối với phản ứng phát nhiệt(, khi nhiệt độ tăng hằng số cân bằng giảm, cân bằng chuyển dịch về phía phản ứng nghịch( nồng độ chấyt sản phẩm giảm).
- Đối với phản ứng thu nhiệt khi nhiệt độ tăng hằng số cân bằng tăng, cân bằng chuyển dịch về phía phản ứng thuận ( nồng độ chất sản phẩm tăng).
+ Áp suất:
Một sự tăng áp suất bất kỳ sẽ làm chuyển dịch vị trí cân bằng theo chiều làm giảm áp suất, nghĩa là theo chiều làm giảm số phân tử khí.
Một sự giảm áp suất bất kỳ làm chuyển dịch cân bằng theo chiều làm tăng áp suất, nghĩa là theo hướng làm tăng số phân tử khí.
;)II.Cân bằng hóa học:
1.Cân bằng hóa học:
-Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng ngịch
-Hằng số cân bằng K của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ,không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng
2.Nguyên lí Le Chatelier:
Sự chuyển dịch cân bằng là sự phá vỡ cân bằng cũ,chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do tác động của bên ngoài (sự biến đổi nồng độ,áp suất,nhiệt độ) được thể hiện trong nguyên lí Le Chatelier
a.Khi nồng độ một chất nào (trừ chất rắn) trong cân bằng,cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng làm giảm nồng độ chất đó và ngược lại.
b.Khi tăng áp suất chung của hệ cân bằng,cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng có số mol khí ít hơn và ngược lại
* Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng,nếu số mol khí ở hai vế của phương trình bằng nhau thì khi tăng áp suất cân ằng sẽ ko chuyển dịch.
c.Khi tăng nhiệt độ ,cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng thi nhiệt và ngược lại


 
Top Bottom