toán sinh .

K

ken_crazy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Ở một loài thực vật, hoa đỏ (A) là trội hoàn toàn so với hoa trắng (a). Cho P hoa đỏ lai với nhau được F1, trong số các cây F1 thấy xuất hiện cây hoa trắng. Tiếp tục cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên thì được F2 có tỉ lệ kiểu gen là
A. 4AA : 4Aa : 1aa.

B. 3AA : 2Aa : 1aa.
[FONT=&quot]C. 1AA : 2Aa : 1aa.
D. 3AA : 3Aa : 1aa[/FONT]

Câu 2:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thể hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,70AA : 0,20Aa : 0,10aa.

B. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.
[FONT=&quot]C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa[/FONT]

CÂu 3:
Giả sử trên một phân tử ADN của một sinh vật nhân thực cùng lúc có 8 đơn vị tái bản giống nhau, trên một chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 4 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN tính đến thời điểm quan sát là
A. 32. B. 40. C. 48. D. 80.
 
A

anyds

Câu 1:
Ở một loài thực vật, hoa đỏ (A) là trội hoàn toàn so với hoa trắng (a). Cho P hoa đỏ lai với nhau được F1, trong số các cây F1 thấy xuất hiện cây hoa trắng. Tiếp tục cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên thì được F2 có tỉ lệ kiểu gen là
A. 4AA : 4Aa : 1aa.

B. 3AA : 2Aa : 1aa.
[FONT=&quot]C. 1AA : 2Aa : 1aa.
D. 3AA : 3Aa : 1aa[/FONT]

Câu 2:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thể hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,70AA : 0,20Aa : 0,10aa.

B. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.
[FONT=&quot]C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa[/FONT]

CÂu 3:
Giả sử trên một phân tử ADN của một sinh vật nhân thực cùng lúc có 8 đơn vị tái bản giống nhau, trên một chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 4 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN tính đến thời điểm quan sát là
A. 32. B. 40. C. 48. D. 80.[/QUOTE]



Câu 3 chú ý 1 dv tái bản gồm 2 chạc chữ Y
 
K

ken_crazy

Có 1 người đã cho ý kiến rồi. Nhưng đáp án này chưa hoàn thiện. Có câu đúng câu sai. Bạn nào post đáp án lần sau thì hãy nêu ra cách giải của mình. Đúng hay sai các bạn khác còn chữa giúp hay học hỏi kinh nghiệm. Thanks
 
A

anyds

Câu 1:
Ở một loài thực vật, hoa đỏ (A) là trội hoàn toàn so với hoa trắng (a). Cho P hoa đỏ lai với nhau được F1, trong số các cây F1 thấy xuất hiện cây hoa trắng. Tiếp tục cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên thì được F2 có tỉ lệ kiểu gen là
A. 4AA : 4Aa : 1aa.

B. 3AA : 2Aa : 1aa.
[FONT=&quot]C. 1AA : 2Aa : 1aa.
D. 3AA : 3Aa : 1aa[/FONT]

Câu 2:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thể hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,70AA : 0,20Aa : 0,10aa.

B. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.
[FONT=&quot]C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa[/FONT]

CÂu 3:
Giả sử trên một phân tử ADN của một sinh vật nhân thực cùng lúc có 8 đơn vị tái bản giống nhau, trên một chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 4 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN tính đến thời điểm quan sát là
A. 32. B. 40. C. 48. D. 80.



Câu 3 chú ý 1 dv tái bản gồm 2 chạc chữ Y[/QUOTE]
Câu 1: mình đọc đề nhấm bây giờ giải như sau
F1 1AA 2Aa 1aa
cho các cây hoa đỏ giao phối ngẫu nhiên thì có thể xem như CTDT của F1 là
1\3AA: 2\3Aa
=>p=2\3 và q=1\3
=> F2 4\9AA 4\9Aa 1\9aa=4:4:1
cauA đúng
Câu 2 thì tương tự câu 1
có thể xem CTDT ở P:0.45\0.75AA:0.3\0.75Aa
[TEX]Aa=\frac{0.4}{2}=0.2 AA=0.6+\frac{0.4-\frac{0.4}{2}}{2}=0.7[/TEX]
câu A đu1ng
Câu 3 mình lại nhầm 1 tí
1 chạc chữ Y có 4 okazaki=> có 5 đoạn mồi
1 dv tái bản có 2 chạc chữ Y => có 10 đoạn mồi
8 dv tái bản => có 80 đoạn mồi
đọc đề hơi ẩu nên làm sai. Mong các bạn cho ý kiến
 
K

ken_crazy

chuẩn rồi. Ngày mai nghỉ học sẽ post típ vài câu nữa. Chủ yếu các dạng sinh thường hay ra . LẦn nữa cảm ơn sự đóng góp của andys
 
A

anyds

uh mình cũng có mấy câu này hơi lạ nhưng ko khó suy nghĩ 1 chút là ra
Câu 1:1 gen dài 5100 A tổn 2 loại Nu bằn 40% số N của gen. Gen phiên mã 4 lần cần 2904 U và 1988 G ừ mt nội bào.Số n từng loại của gen là
A.A=T=500,G=X=1000
B.A=T=600, G=X=900
C.A=T=900, G=X=600
D.A=T=480, G=X=1020

Câu 2:ở ruồi giấm thời gian chu kỳ sống là
25oC là 10 ngày đêm
17oC là 18 ngày đêm
Hãy tính ngưỡng nhiệt phát triển của ruồi giấm và tổng nhiệt hiện hữu cho chu kỳ của ruồi giấm
A.8oC 170o\ngày
B.10oC 150o\ngày
C.7oC 180o\ngày
D.12oC 140o\ngày
 
K

ken_crazy

câu 1: Số A, G trên mạch 3'-5' là : A=726 nu, G=497 nu
nhìn đáp án C thỏa ; dk G+X=1200/3000= 0,4
Câu 2: T= (x-K)n
T: tổng nhiệt hữu hiệu ngày
x: t* môi trường
K: t* nguỡng của sự phát triển
n: là số ngày cần để hoàn thành 1 giai đoạn hay cả 1 đời sống của sinh vật
Theo đề ta dc hệ :
T= (25-K)10
T= (17 -K)18
=> k=7*C
Chọn C lun
Làm bài này chủ yếu ôn cthuc cho nhớ
 
Q

quynhloan72

Các bạn làm giùm với:
1>Một TB sinh tinh trùng của ong đực phát sinh giao tử bình thường đã tạo nên số loại tinh trùng là:
A.4 B.2 C.1 D.8 E.6
2>Lai dòng thuần chủng về 7 cặp gen trội với dòng thuần chủng 7 cặp gen lặn.Cho F2 tự giao số kiểu lai có thể thực hiện là:
A.2392578 B .2392000 C.2392500 D.2300000
3>Ở ruồi giấm 2n=8 NST , giả sử rằng trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn ,1 trao đổi chéo kép.Số loại trứng là:
A.16 B.256 C.128 D.64 E.512
 
A

anyds

câu1:Tế bào sinh tinh trùng tạo 4 gtu gồm 2 loại =>chọn A
câu 2:bạn ghi đề ko rõ. Theo mình nghĩ là từ P-->F1 tạp giao-->F2tạp giao.Nếu đề đúng như vậy thì giải như sau
F1 dị 7 cặp=>Tạp giao tạo 3^7 KG=2187=>sử dụng công thức tinh 2187*(2187+1)\2=>chọn A
câu 3:nếu ko có trao đổi chéo thì tạo 2^n giao tử.Nếu trao đổi chéo tại 1 diểm trên 1 cặp NST thì tao 2^1*2^n.Nếu trao đổi chéo tại k điểm thì 2^k*2^n.Trường hợp bài này k =4=>256
Mình ko chắc ở câu số 3 cho lắm.Mong các bạn cho ý kiến
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhloan72

1>đáp án sách là 1 loại chắc do ong đực chỉ có n NST (ko biết có liên quan gì ko)ai làm rõ cái
2>bạn anyds đúng rồi
3>đáp án sách là 64 nhưng mình cũng chọn 256
có phải 1 cặp NST có 2 trao đổi chéo đơn và 1 trao đổi chéo kép thì tạo 8 loại giao tử ko
 
A

anyds

1>đáp án sách là 1 loại chắc do ong đực chỉ có n NST (ko biết có liên quan gì ko)ai làm rõ cái
2>bạn anyds đúng rồi
3>đáp án sách là 64 nhưng mình cũng chọn 256
có phải 1 cặp NST có 2 trao đổi chéo đơn và 1 trao đổi chéo kép thì tạo 8 loại giao tử ko
nếu như bạn nói ong đực chỉ có n NST thì khi giảm phân chỉ cho 2 tinh trùng nhưng chỉ có 1 loại tinh trùng
 
V

vnhatmai26

Trước khi tiến hành giảm phân tạo tinh trùng, các tế bào sinh dục của ong đực xảy ra hiện tượng giả lưỡng bội, tức là ADN nhân đôi để bộ NST từ n thành 2n. Sau đó tiến hành giảm phân bình thường.
Sau khi có bộ NST 2n tế bào sinh dục của ong đực giảm phân giống như tế bào sinh dục của các loài khác, tức là lần 1 tạo ra 2 tế bào n kép, lần 2 tạo 4 tế bào n

Nhưng bởi vì bộ lưỡng bội chỉ là giả nên 1 trong 2 loại giao tử sẽ có 1 là giả .Vậy giao tử chỉ có 1

=>đấy là em nghĩ là như thế:D
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhloan72

mình đọc thấy chỗ này:ở ong mật con đực được sinh ra từ những trứng chưa qua thụ tinh nghĩa là chỉ mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội ,về sau các tế bào sinh dưỡng có hiện tượng tự lưỡng bội ,riêng các tế bào thuộc cơ quan sinh sản vẫn giữ nguyên trạng thái đơn bội
khi giảm phân ở lần phân chia thứ nhất tạo tinh bào sơ cấp sẽ cho 2 tế bào con, 1 trong 2 tế bào này không có nhân chỉ hoàn toàn là tế bào chất lần thứ 2 diễn ra bình thường (giống như nguyên phân) cho ra 2 tinh trùng chứa n nhiễm sắc thể ,như vậy trong giảm phân của ong đực nhiễm sắc thể tự nhân đôi 1 lần và chỉ trải qua phân chia 1 lần đích thưc (lần thứ 1 chỉ có tác dụng loại bỏ bớt tế bào chất)
 
Top Bottom