[Toán] Ôn thi đại học phương trình chứa căn thức

D

donquanhao_ub

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHƯƠNG TRÌNH CHỨA CĂN THỨC

Trong đề thi đại học, rất nhiều năm không thể tránh khỏi những câu về phương trình chứa căn thức. Nó có thể rất dễ, nhưng cũng có thể khá khó hoặc rất khó. Cùng ôn luyện với tớ để không bỏ lỡ 1đ qúy giá nhé :). Mình chỉ tổng hợp về PHƯƠNG TRÌNH CHỨA CĂN THỨC thôi nhé. Bắt tay vào học luôn nhé và rất mong các bạn ủng hộ

1. PHƯƠNG PHÁP LUỸ THỪA

Dạng 1 : Phương trình [TEX]\sqrt{A} = \sqrt{B} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} A\geq 0 (B \geq 0) \\ A = B \end{array} \right.[/TEX]


Dạng 2 : Phương trình [TEX]\sqrt{A} = B \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} B\geq 0 \\ A = B^2 \end{array} \right.[/TEX]

Tổng quát: [TEX]\sqrt[2k]{A} = B \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} B\geq 0 \\ A = B^{2k} \end{array} \right.[/TEX]

Dạng 3: Phương trình

+) [TEX]\sqrt{A} = \sqrt{B} = \sqrt{C} \Leftrightarrow \left{\begin{A\geq0}\\{B \geq 0}\\{A+B+2\sqrt{AB}=C} \ \ \ {Chuyen \ \ve \ \ dang \ \ 2}[/TEX]

+) [TEX]\sqrt[3]{A} = \sqrt[3]{B} = \sqrt[3]{C} \Leftrightarrow A+B+2\sqrt[3]{AB}(\sqrt[3]{A} = \sqrt[3]{B}) = C [/TEX] (1)

và ta sử dụng phép thế: [TEX]\sqrt[3]{A} = \sqrt[3]{B}=C[/TEX] ta được phương trình [TEX]A+B+2\sqrt[3]{ABC}=C[/TEX] (2)

Dạng 4: [TEX]\sqrt[3]{A} = B \Leftrightarrow A = B^3[/TEX]

Tổng quát: [TEX]\sqrt[2k+1]{A} = B \Leftrightarrow A = B^{2k+1}[/TEX]

Chú ý
- Phương trình (2) là phương trình hệ quả của ptr (1)
- Phép bình phương 2 vế của một phương trình mà không có điều kiện cho 2 vế không âm là một phép biến đổi hệ quả. Sau khi tìm được nghiệm ta phải thử lại.

Nhận xét

- Nếu phương trình [TEX]\sqrt{f(x)} + \sqrt{g(x)} = \sqrt{h(x)} + \sqrt{k(x)}[/TEX] Mà có [TEX]f(x)+g(x)=h(x)+k(x)[/TEX], thì ta biến đổi phương trình về dạng [TEX]\sqrt{f(x)} - \sqrt{g(x)} = \sqrt{h(x)} - \sqrt{k(x)}[/TEX] sau đó bình phương ,giải phương trình hệ quả

- Nếu phương trình [TEX]\sqrt{f(x)} + \sqrt{g(x)} = \sqrt{h(x)} + \sqrt{k(x)}[/TEX] Mà có [TEX]f(x).g(x)=h(x).k(x)[/TEX], thì ta biến đổi phương trình về dạng [TEX]\sqrt{f(x)} - \sqrt{g(x)} = \sqrt{h(x)} - \sqrt{k(x)}[/TEX] sau đó bình phương ,giải phương trình hệ quả

2. PHƯƠNG PHÁP ĐẶT ẨN PHỤ

Dạng 1: Các phương trình có dạng

* [TEX]\alpha AB + \beta \sqrt{AB} + \gamma = 0[/TEX], đặt [TEX]t=\sqrt{AB} \Rightarrow AB = t^2[/TEX]

* [TEX]\alpha f(x) + \beta \sqrt{f(x)}+ \gamma = 0[/TEX], đặt [TEX]t=\sqrt{f(x)} \Rightarrow f(x) = t^2[/TEX],

* [TEX]\alpha (x-a)(x-b) + \beta (x-a)\sqrt{\frac{x-b}{x-a}} + \gamma = 0[/TEX], đặt [TEX]t=(x-a)\sqrt{\frac{x-b}{x-a}} \Rightarrow (x-a)(x-b) = t^2[/TEX]

Chú ý: Nếu không có điều kiện cho t, sau khi tìm được x thì phải thử lại

Dạng 2: Các phương trình có dạng

[TEX]\sqrt{A} \pm \sqrt{B} \pm (\sqrt{A} + \sqrt{B})^2 + C = 0[/TEX], đặt [TEX]t=\sqrt{A} \pm \sqrt{B}[/TEX]

Dạng 3: Đặt ẩn phụ nhưng vẫn còn ẩn ban đầu. (Phương pháp đặt ẩn phụ không hoàn toàn )

Từ những phương trình tích [TEX](\sqrt{x+1}-1)(\sqrt{x+1}-x+2=0 \ \ va \ \ (\sqrt{2x+3}-1)(\sqrt{2x+3}-x+2)=0 [/TEX]

Khai triển và rút gọn ta sẽ được những phương trình vô tỉ không tầm thường chút nào, độ khó của phương trình dạng này phụ thuộc vào phương trình tích mà ta xuất phát. Từ đó chúng ta mới đi tìm cách giải phương trình dạng này

Dạng 4: . Đặt ẩn phụ đưa về phương trình thuần nhất bậc 2 đối với 2 biến

Chúng ta đã biết cách giải phương trình [TEX]u^2 = \alpha uv + \beta v^2 = 0[/TEX], bằng cách xét [TEX]v \neq 0[/TEX] phương trình trở thành [TEX](\frac{u}{v})^2+ \alpha (\frac{u}{v}) + \beta = 0[/TEX]

*[TEX]v=0[/TEX] thử trực tiếp

* Các trường hợp sau cũng đưa về được (1)

- [TEX]a.A(x)+b.B(x)=c\sqrt{A(x)B(x)}[/TEX]

- [TEX]\alpha u+ \beta v=\sqrt{mu^2+nv^2}[/TEX]

Chúng ta hãy thay các biểu thức A(x) , B(x) bởi các biểu thức vô tỉ thì sẽ nhận được phương trình vô tỉ theo dạng này

a) Phương trình dạng [TEX]a.A(x)+b.B(x)=c\sqrt{A(x)B(x)}[/TEX]

Như vậy phương trình [TEX]Q(x)=\alpha \sqrt{P(x)}[/TEX] có thể giải bằng phương pháp trên nếu [TEX]\left{\begin{P(x)=A(x)B(x)}\\{Q(x)=aA(x)+bB(x)}[/TEX]

Xuất phát từ đẳng thức

[TEX]x^3+1=(x+1)(x^2-x+1)[/TEX]
[TEX]x^4+x^2+1= (x^4+2x^2+1)-x^2=(x^2+x+1)(x^2-x+1)[/TEX]
[TEX]x^4+1=(x^2+\sqrt{2}x+1)(x^2-\sqrt{2}x+1)[/TEX]
[TEX]4x^4+1=(2x^2+2x+1)(2x^2-2x+1)[/TEX]

Hãy tạo ra những phương trình vô tỉ dạng trên ví dụ như [TEX]4x^2-2\sqrt{2}x+4=\sqrt{x^4+1}[/TEX]

Để có một phương trình đẹp , chúng ta phải chọn hệ số a,b,c sao cho phương trình bậc hai [TEX]at^2+bt-c=0[/TEX] giải “ nghiệm đẹp”

b) Phương trình dạng [TEX]\alpha u+ \beta v=\sqrt{mu^2+nv^2}[/TEX]

Phương trình cho ở dạng này thường khó “phát hiện “ hơn dạng trên , nhưg nếu ta bình phương hai vế thì đưa về được dạng trên

Dạng 5: Đặt nhiều ẩn phụ đưa về tích

Xuất phát từ một số hệ “đại số “ đẹp chúng ta có thể tạo ra được những phương trình vô tỉ mà khi giải nó chúng ta lại đặt nhiều ẩn phụ và tìm mối quan hệ giữa các ẩn phụ để đưa về hệ

Xuất phát từ đẳng thức [TEX](a+b+c)^3 = a^3 +b^3+c^3+3(a+b)(b+c)(c+a)[/TEX]

Ta có [TEX]a^3+b^3+c^3 = (a+b+c)^3 \Leftrightarrow (a+b)(b+c)(c+a)=0[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

3. PHƯƠNG PHÁP ĐƯA VỀ PHƯƠNG TRÌNH TÍCH

- Sử dụng đẳng thức [TEX]u+v =1+uv \Leftrightarrow (u-1)(v-1)=0[/TEX]

[TEX]au+bv=ab+uv \Leftrightarrow (u-b)(v-a)=0[/TEX]

[TEX]\sqrt{ax+b} \pm \sqrt{cx+d}=\frac{(a-c)x+(b-d)}{m}[/TEX]

[TEX]A^2=B^2 \Leftrightarrow (A-B)(A+B)=0[/TEX]

[TEX]a^3-b^3=(a-b)(a^2+ab+b^2) \Leftrightarrow a=b[/TEX]

- Dùng hằng đẳng thức

Biến đổi phương trình về dạng [TEX]A^k=B^k=(A-B)(A^{k-1}+A^{k-2}B+A^{k-3}B^2+...+AB^{k-2}+B^{k-1})[/TEX]

4. PHƯƠNG PHÁP GIẢN ƯỚC (Vì nó rất dễ nên mình đưa ra khoảng 3VD nhé)

1. [TEX]\sqrt{x(x-1)}+\sqrt{x(x+2)}=\sqrt{x^2}[/TEX]

2. [TEX]\sqrt{x^2-3x+2}+\sqrt{x^2-4x+3} = \sqrt{x^2-5x+4}[/TEX]

3. [TEX]\sqrt{x^2-2011x+2010}+\sqrt{x^2-1012+1011}=\sqrt{x^2-2013+2012}[/TEX]

5. PHƯƠNG TRÌNH CÓ CHỨA DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI

Đưa phương trình về dạng đơn giản nhất và xét trường hợp để giải phương trình

6. PHƯƠNG PHÁP NHÂN LƯỢNG LIÊN HỢP

Dạng 1: Nhân lượng liên hợp để xuất hiện nhân tử chung

Phương pháp

Một số phương trình vô tỉ ta có thể nhẩm được nghiệm [TEX]x_0[/TEX] như vậy phương trình luôn đưa về được dạng tích [TEX](x-x_0)A(x)=0[/TEX] ta có thể giải phương trình [TEX]A(x)=0[/TEX] hoặc chứng minh [TEX]A(x)=0[/TEX] vô nghiệm, chú ý điều kiện của nghiệm của phương trình để ta có thể đánh giá [TEX]A(x)=0[/TEX] vô nghiệm

Dạng 2: Đưa về “hệ tạm “

Phương pháp


Nếu phương trình vô tỉ có dạng [TEX]\sqrt{A}+\sqrt{B}=C[/TEX], mà [TEX]A-B= \alpha C[/TEX], ở dây C có thể là hàng số ,có thể là biểu thức của x, ta có thể giải như sau

[TEX]\frac{A-B}{\sqrt{A}-\sqrt{B}} \Rightarrow \sqrt{A}-\sqrt{B} = \alpha[/TEX], khi đó ta có hệ:

[TEX]\left{\begin{\sqrt{A}+\sqrt{B}=C}\\{\sqrt{A}-\sqrt{B} = \alpha} \Rightarrow\Rightarrow 2\sqrt{A} = C + \alpha[/TEX]

7. PHƯƠNG PHÁP NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

* Dùng hằng đẳng thức

Từ những đánh giá bình phương [TEX]A^2+B^2 \geq 0[/TEX], phương trình dạng [TEX]A^2+B^2=0 \Leftrightarrow \left{\begin{A=0}\\{B=0}[/TEX]

* Dùng bất đẳng thức

Một số phương trình được tạo ra từ dấu bằng của bất đẳng thức [TEX]\left{\begin{A \geq m} (1)\\{B \leq m} (2)[/TEX], nếu dấu bằng ở (1) và (2) cùng đạt được tại [TEX]x_0[/TEX] thì [TEX]x_0[/TEX] là nghiệm của ptrình [TEX]A=B[/TEX]

Đôi khi một số phương trình được tạo ra từ ý tưởng
Một số phương trình được tạo ra từ dấu bằng của bất đẳng thức [TEX]\left{\begin{A \geq f(x)} \\{B \leq f(x)} [/TEX] khi đó [TEX]A=B \Leftrightarrow \left{\begin{A = f(x)} \\{B = f(x)}[/TEX]

Nếu ta đoán trước được nghiệm thì việc dùng bất đẳng thức dễ dàng hơn, nhưng có nhiều bài nghiệm là vô tỉ việc đoán nghiệm không được, ta vẫn dùng bất đẳng thức để đánh giá được

8. PHƯƠNG PHÁP ĐƯA VỀ HỆ

Dạng 1: Đưa về hệ phương trình bình thường. Hoặc hệ đối xứng loại một

Sẽ update ...
 
K

kunngocdangyeu

[tex]\sqrt[3]{x+1} - 2\sqrt[3]{x-1}= \sqrt[6]{x^2 -1}[/TEX]


Điều kiện: [TEX]x \in [1;+\propto )[/TEX] ( * )
Đặt :
[TEX]\sqrt[6]{x+1}=a[/TEX]
[TEX]\sqrt[6]{x-1}=b[/TEX] => a,b [TEX]\geq[/TEX]0

Khi đó, phương trình đã cho trở thành:
[TEX]{a}^{2}-2{b}^{2}=ab[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow {a}^{2}-ab-2{b}^{2}=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow ({a}^{2}+ab) - 2(ab+{b}^{2})=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow a(a+b)-2b(a+b)=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow (a+b)(a-2b)=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow a-2b=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow a=2b[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \sqrt[6]{x+1}=2\sqrt[6]{x-1}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow x+1=64(x-1)[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow 63x=65[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \frac{65}{63} [/TEX] ( thỏa mãn điều kiện * )

Vậy phương trình đã cho có nghiệm x=[TEX]\frac{65}{63} [/TEX]



:khi (65):
 
Last edited by a moderator:
Y

yenhoang8993@gmail.com

[tex]\sqrt{x^2+x-1} + \sqrt{x-x^2+1}= {x^2-x+2} giải hộ e bài này với ạ[/tex]
 
Top Bottom