Toán NC 6

K

kinhcanxinh_104

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 Tìm abcde biết rằng
4 nhan abcde = edcba
Câu 2 : Có một số sách giáo khoa. Nếu xếp thành từng chồng 10 cuốn thì vừa hết, thành từng chồng 12 cuốn thì thừa 2 cuốn, thành từng chồng 18 cuốn thì thừa 8 cuốn. Hãy xác định số sách đó biết rằng số sách trong khoảng 715 cuốn đến 1000 cuốn
Câu 3: Lớp 6A trong đợt kiểm tra học kì I được xếp thành ba loại : giỏi, khá, trung bình. Số học sinh đạt khá bằng 1/3 số HS cả lớp. Số HS trung bình ít hơn 4/5 số HS còn lại là 2 em và số HS giỏi là 8 em. Tính số HS lớp 6A và số HS từng loại
 
Last edited by a moderator:
K

kaka0000ka

Câu 2 : Có một số sách giáo khoa. Nếu xếp thành từng chồng 10 cuốn thì vừa hết, thành từng chồng 12 cuốn thì thừa 2 cuốn, thành từng chồng 18 cuốn thì thừa 8 cuốn. Hãy xác định số sách đó biết rằng số sách trong khoảng 715 cuốn đến 1000 cuốn[/QUOTE]

Gọi số cuốn sách đó là N
Ta có:N chia hết 10
N-2 chia hết 12
N-8 chia hết 18
\RightarrowN-10 chia hết {10;12;18}
\RightarrowBCNN{10;12;18}=180
\RightarrowN-10 có thể là các B{180}={360;540;720;900;1080.....}
\RightarrowN có thể =350;530;710;890;1070;....
Mà N khoảng từ 715 -> 1000
\RightarrowN=890
 
V

vansang02121998

- Bài này chỗ mình đặt hàng ngang thì bạn nên đặt cột dọc vì như vậy sẽ dễ tính dễ hiểu.

(*) [tex]\overline{abcde} . 4 = \overline{edcba}[/tex]
- Ở hàng vạn ta thấy a . 4 = e => a < 3
- Ở hàng đơn vị ta thấy e . 4 = [tex]\overline{...a}[/tex]
=> a = 2 vì nếu a = 1 thì 4e ko thể = [tex]\overline{...a}[/tex]

(*) [tex]\overline{2bcde} . 4 = \overline{edcb2}[/tex]
- Ở hàng vạn ta thấy 2 . 4 = e => e = 8 hoặc e = 9
- Ở hàng đơn vị ta thấy e . 4 = [tex]\overline{...2}[/tex]
=> e = 8 vì nếu e = 9 thì 9.4 = 36

(*) [tex]\overline{2bcd8} . 4 = \overline{8dcb2}[/tex]
- Ở hàng nghìn ta thấy b . 4 = d ( vì ở hàng vạn 2 . 4 = 8 nên ở hàng nghìn ko nhớ ) => b = 2 hoặc b = 1
- Ở hàng chục ta thấy d . 4 + 3 = b ( vì ở hàng đơn vị 8 . 4 = 32 nhớ 3 )
=> b = 1 vì nếu b = 2 thì d sẽ dư mà d là 1 số tự nhiên có 1 chữ số

(*) [tex]\overline{21cd8} . 4 = \overline{8dc12}[/tex]
- Ở hàng chục ta thấy d . 4 + 3 = [tex]\overline{...1}[/tex] => d = 7 hoặc d = 2
- Ở hàng vạn ta thấy 1 . 4 = d => [tex]d \geq 4[/tex] vì ở hàng trăm c . 4 có thể nhớ hoặc không nhớ
=> d = 7

(*) [tex]\overline{21c78} . 4 = \overline{87c12}[/tex]
- Ở hàng trăm ta thấy c . 4 + 3 = c ( vì ở hàng chục có 7. 4 + 3 = 31 nhớ 3 )
- Ở hàng nghìn ta thấy 1 . 4 = 7 => ở hàng trăm sẽ nhớ 3
=> c . 4 + 3 = 30 + c
=> 4c = 27 + c
=> 3c = 27
=> c = 9

Vậy, [tex]\overline{abcde}=21978[/tex]
 
Top Bottom