[Toán logic] Đố vui

O

ooookuroba

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Bài toán về sói, cừu và bắp cải.
Có 3 người và một vật đang đứng ở bờ sông bên này và muốn sang bờ bên kia gồm: bác nông dân, sói, cừu và một cây bắp cải. Biết rằng; không có mặt bác nông dân thì sói sẽ ăn cừu, cừu sẽ ăn bắp cải. Chiếc thuyền đưa họ sang sông chỉ chở được bác nông dân (người cầm lái) và một vật nữa (hoặc sói, hoặc cừu hoặc bắp cải) (chở hơn thuyền sẽ chìm ^^~).
Hỏi làm cách nào mà cả 4 người họ đều có thể sang bên kia sông?
Gợi ý: Sói không ăn bắp cải

2/ Bài toán hình học (vỏn vẹn 1 dòng):
Cho tam giác thường ABC. AB = 2; AC = 6; BC = 7. Tính diện tích tam giác đó mà không cần vẽ thêm bất cứ gì.

3/ Chứng minh rằng giữa đoạn thẳng AB này [ A ________ B ] có vô số điểm phân biệt tồn tại trên nó.

4/ A và B cùng đi lên một đỉnh núi. AB đi xuống. Hỏi còn gì ở trên? (Bài toán vui của đường lên đỉnh Olympia ^^~)


5/ Ba người đàn ông và những chiếc mũ
Có 5 chiếc mũ: 2 chiếc màu vàng, 3 chiếc màu đen được bỏ vào trong hộp kín và không ai thấy được màu của những chiếc mũ đó. Người ta cho 3 người đàn ông đang bị bịt kín mắt, đứng cách đều nhau và vuông góc với mặt đất chọn ngẫu nhiên 3 chiếc mũ trong hộp, một người chọn một chiếc và đội lên đầu. Sau đó họ bỏ khăn bịt mắt 3 người đàn ông ra.
- Người thứ 3 (người đứng cuối cùng) - ông nhìn thấy được mũ của cả hai người đứng phía trên mình. Sau khi nhìn xong và suy nghĩ, ông ta bảo: "Tôi không biết được mũ của tôi màu gì!"
- Người thứ 2 (người đứng giữa) - ông chỉ nhìn thấy được mũ của người đứng đầu. Sau khi nhìn xong và suy nghĩ, ông ta bảo: "Tôi cũng không biết được mũ của tôi màu gì!"
- Người thứ 1(người đứng đầu) - ông không nhìn thấy được mũ của bất kì ai. Sau khi nghe 2 người đứng sau mình nói như vậy, ông ta liền reo lên: "Tôi đã biết mũ của tôi màu gì rồi!"
Hỏi mỗi người đàn ông đội mũ màu gì? Làm sao bạn biết được điều ấy?

Phần thưởng là 1 thanks ^^~
 
Last edited by a moderator:
T

tata216

Bai` 1: Đầu tiên chở cưu` sang rồi đi về, tiếp đó trở sói sang đón cưu` về, rồi để cưu`ở lại chở bắp cải sang. Cuối cùng quay về chở lốt cừu sang.
 
R

ricepaddy

Bài 4: A và B cùng đi lên một đỉnh núi. AB đi xuống. Hỏi còn gì ở trên?

>> Còn chữ "và" ở trên (tui nghĩ vậy)
 
V

vnzoomvodoi

2. 7+5=12 > 3 =)Theo bdt tam giác: a+b >=c không tồn tại tam giác :p

Bạn nên xem lại bất đẳng thức tam giác
Hoặc bạn nên nhìn lại đề bài chăng ?
nếu mình không nhầm thì bài này có thể kẻ đường cao rồi giải pt tính bình thường
 
Last edited by a moderator:
O

ooookuroba

Mình đã sửa lại. Nhầm lẫn đôi chút :H ..........................................
 
R

ricepaddy

bổ sung

3/ Chứng minh rằng giữa đoạn thẳng AB này [ A ________ B ] có vô số điểm phân biệt tồn tại trên nó.



Dựa theo hệ quả: Giữa hai điểm phân biệt luôn luôn tồn tại một điểm nằm trên đường thằng đi qua 2 điểm phân biệt đó (hệ quả này là hiển nhiên) , ta có:
Gọi điểm nằm giữa A và B là điểm C, vậy thì giữa A và C luôn tồn tại một điểm D, cũng như giữa C và B luôn tồn tại một điểm F.... Quá trình này cứ tiếp diễn như vậy
=> Có vô số điểm phân biệt tồn tại trên đoạn AB (vô hạn trong hữu hạn)


5/ Dã sử người đàn ông thứ 3 nhìn thấy 2 người phía trên đều đội mũ vàng --> Ông ta sẽ biết ngay là mình đang đội mũ màu đen. Dựa theo câu trả lời của người 3 (Tôi không biết tôi đội mũ màu gì) -> 2 người phía trên không thể cùng đội mũ vàng đc. Có 3 khả năng sẽ xảy ra:
a. người 1 đội mũ vàng - người 2 đội mũ đen
b. người 1 đội mũ đen - người 2 đội mũ vàng
c. cả 2 người đều đội mũ đen

Xét tiếp câu nói của người đứng giữa (người 2 sẽ thấy mũ của người 1) "Sau khi nghe người 3 nói, ông ta nói: Tôi cũng không biết tôi đội mũ gì" có nghĩa là người đầu tiên
không thể đội mũ vàng
(vì nếu đội mũ vàng thì ông ta dựa theo lời người ba nói sẽ biết ngay là mình đang đội mũ đen) -> Người 1 đội mũ đen.

2/ (Bài toán này dễ đối với những ai biết về định lý Heron :D )
Nửa tổng của 3 cạnh tam giác ABC: (AB + AC + BC)/2 = (2 + 6 + 7)/2 = 15/2 = 7,5
Gọi tổng trên là s
Theo định lý Heron, ta có:
[tex]\sqrt{p(p - AB)(p - AC)(p - BC)}[/tex] = [tex]\sqrt{7,5.(7,5 - 2).(7,5 - 6).(7,5 - 7)}[/tex]
= [tex]\sqrt{7,5.5,5.1,5.0,5}[/tex] [tex]\approx[/tex] 5,6
 
Last edited by a moderator:
V

vnzoomvodoi

3/ Chứng minh rằng giữa đoạn thẳng AB này [ A ________ B ] có vô số điểm phân biệt tồn tại trên nó.



Dựa theo hệ quả: Giữa hai điểm phân biệt luôn luôn tồn tại một điểm nằm trên đường thằng đi qua 2 điểm phân biệt đó (hệ quả này là hiển nhiên) , ta có:
Gọi điểm nằm giữa A và B là điểm C, vậy thì giữa A và C luôn tồn tại một điểm D, cũng như giữa C và B luôn tồn tại một điểm F.... Quá trình này cứ tiếp diễn như vậy
=> Có vô số điểm phân biệt tồn tại trên đoạn AB (vô hạn trong hữu hạn)

5/ Dã sử người đàn ông thứ 3 nhìn thấy 2 người phía trên đều đội mũ vàng --> Ông ta sẽ biết ngay là mình đang đội mũ màu đen. Dựa theo câu trả lời của người 3 (Tôi không biết tôi đội mũ màu gì) -> 2 người phía trên không thể cùng đội mũ vàng đc. Có 3 khả năng sẽ xảy ra:
a. người 1 đội mũ vàng - người 2 đội mũ đen
b. người 1 đội mũ đen - người 2 đội mũ vàng
c. cả 2 người đều đội mũ đen
Xét tiếp câu nói của người đứng giữa (người 2 sẽ thấy mũ của người 1) "Sau khi nghe người 3 nói, ông ta nói: Tôi cũng không biết tôi đội mũ gì" có nghĩa là người đầu tiên
không thể đội mũ vàng (vì nếu đội mũ vàng thì ông ta dựa theo lời người ba nói sẽ biết ngay là mình đang đội mũ đen) -> Người 1 đội mũ đen.

2/ (Bài toán này dễ đối với những ai biết về định lý Heron :D )
Tổng của 3 cạnh tam giác ABC: AB + AC + BC = 2 + 6 + 7 = 15
Gọi tổng trên là s
Theo định lý Heron, ta có:
[tex]\sqrt{s(s - AB)(s - AC)(s - BC)}[/tex] = [tex]\sqrt{15.(15 - 2).(15 - 6).(15 - 7)}[/tex]
= [tex]\sqrt{15.13.9.8}[/tex] [tex]\approx[/tex] 119

ồh no no bạn có chắc chắn về công thức Hê- rông mà bạn đưa ra không vậy?
Hình như mình nghĩ không phải là s, mà là p= nửa chu vi.
Cảm ơn bạn, mình cũng đã nghĩ rồi nhưng mà để chứng minh đến nó thì phải vẽ thêm hình đó ;))
 
R

ricepaddy

Đúng! Sao mình lại có thể lú lẫn đến thế nhỉ :). Sd nửa chu vi mới đúng. Nhưng định lý Heron cũng như định lý Pytago, ko cần phải CM đâu bạn ạh.
 
J

james_bond_danny47

Bạn nên xem lại bất đẳng thức tam giác
Hoặc bạn nên nhìn lại đề bài chăng ?
nếu mình không nhầm thì bài này có thể kẻ đường cao rồi giải pt tính bình thường
Đề đã bảo không được vẽ thêm bất cứ cái gì mà bạn. Theo mình thì bài này giải theo công thức herone là ngắn nhất và hình như đó là cách giải duy nhất khi không vẽ thêm
 
O

ooookuroba

Tiếp nhé:
6/ 5 con mèo trong 5 phút bắt được 5 con chuột. Hỏi muốn bắt 10 con chuột trong 10 phút thì cần bao nhiêu con mèo?

7/ Tuổi ông và tuổi cháu
Cộng lại bằng sáu lăm,
Tuổi ông tính theo năm
Đúng bằng tháng tuổi cháu.
Mọi người hãy nhanh nhảu
Tính tuổi cháu, tuổi ông
Bạn biết làm thơ không?
Hãy giải bằng thơ nhé!
( :p )

8/ Con ngựa màu gì?
Hùng, Hải và Hòa đang chơi bi thì bố Hùng đi công tác về. Bố mua cho Hùng một con ngựa bằng nhựa rất đẹp và bỏ vào trong hộp kín. Hùng hăm hở định mở hộp thì bố Hùng ngăn lại và nói: "Các con cùng đoán xem con ngựa màu gì nào!"
- Hùng đóan: "Con nghĩ con ngựa không phải màu đen"
- Hải nói: "Con đóan con ngựa màu nâu hoặc màu xám"
- Hòa bảo: "Nó màu nâu đúng không bác?"
Bố Hùng cười và nói: "Ít nhất 1 trong 3 con đoán đúng, và ít nhất 1 trong 3 con đoán sai"
Các bạn có đoán đc con ngựa màu gì không?

9/ Một đàn em nhỏ đứng bên sông
To nhỏ bàn nhau chuyện chia bòng
Mỗi người 5 quả -> thừa 1 quả
Mỗi người 6 quả -> một người không
Hỡi người bạn trẻ đang dừng bước
Có mấy em thơ, mấy quả bòng?


10/ Một tên tham lam gặp một con quỷ ở cạnh chiếc cầu. Tên này than phiền với con quỷ về nỗi nghèo khổ của mình. Con quỷ nói rằng: "Tôi có thể giúp anh. Cứ sau mỗi lần anh qua cầu thì số tiền trong túi anh sẽ tăng gấp đôi, nhưng ngay sau đó anh phải trả lại cho tôi 24 xu, bằng lòng chứ?". Tên tham lam bằng lòng làm như thế. Sau khi hắn qua cầu 3 lần thì thấy trong túi mình không còn một đồng xu nào cả. Hỏi lúc ban đầu, tên tham lam ấy có bao nhiêu tiền?

--- Phần thưởng cho mỗi bài là 1 thank ^^~ ---
 
T

takotinlaitrungten

6/ 5 con mèo trong 5 phút bắt được 5 con chuột. Hỏi muốn bắt 10 con chuột trong 10 phút thì cần bao nhiêu con mèo?
=>cần 5 con mèo
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

bạn ơi bài 10 có phải người ấy có 21 đống k .................................
 
T

thienthanlove20

bài 10 theo tớ nghĩ là 21 đồng. cách của tớ là thế này:

sau khi qua cầu lần 3 hắn ko còn xu nào cả nghĩa là 0đ
nếu ko pải trả cho con quỷ thì hắn sẽ có 24 xu
---> tr'c lúc qua cầu lần 3 số tiền của hắn là 24 : 2 = 12 xu

nếu ko pải trả cho con quỷ sau khi qua cầu lần 2 thì hắn sẽ có 12 + 24 = 36 xu
vậy số tiền của hắn tr'c lúc qua cầu lần 2 là : 36 : 2 = 18

nếu ko pải trả cho con quỷ sau khi qua cầu lần 1 thì hắn sẽ có 18 + 24 = 42 xu
----> số tiền ban đầu là 42 : 2 = 21 xu


p/s : đúng thì thanks tớ kái há ;)
 
T

thienthanlove20

Câu 8.

Theo tớ con ngựa màu nâu.

nếu như thế thì Hòa đóan đúng

và Hùng đóan sai

còn hải nửa đúng nửa sai :D

nên t/m đb :D
 
T

thienthanlove20

câu 9:

gọi số em nhỏ là a
thì số quả bòng là b
Theo đb, ta có hpt:

[tex]\left\{ \begin{array}{l} a - 5b = 1 \\ a - 6b = -6 \end{array} \right.[/tex]

Giải ra ta đc a = 36 và b = 7

Vậy số em nhỏ là 36 em, và có 7 quả bòng :D
 
O

ooookuroba

bai 4 minh nghi la tren nui con A va B .................................

-> Đây là câu đố mà 1 khán giả nhí dành cho 4 anh chị trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đó bạn. Và 4 anh chị cũng trả lời y như bạn vậy :D. nhưng rất tiếc là đã sai. Và khán giả nhí (mới học lớp 3 thì phải) đã ôm cái điện thoại về lun :D
Câu trả lời là: Trên núi còn lại chữ "và" . Dù sao cũg thanks
 
T

thanhson1995

Bài 2 không cần dùng đến công thức Hêrông bởi việc chứng minh công thức này rất phức tạp.
Để tính diện tích tam giác biết 3 cạnh ta kẻ 1 đường cao rồi dùng Pytago lập hệ pt để tính độ dài đường cao.
Ở đây ta có đường cao AH. Vậy:
[TEX]AH^2+BH^2=AB^2=2^2=4[/TEX] (1)
[TEX]AH^2+HC^2=AC^2=7^2=49[/TEX] (2)
Lấy (2)-(1) có [TEX]HC^2-BH^2=47[/TEX] hay [TEX](HC-BH)(HC+BH)=47[/TEX]
mà [TEX]HC+BH=BC=6[/TEX]
Suy ra [TEX]HC-BH=\frac{47}{6}[/TEX]

biết tổng và hiệu của HC, BH -> tính HC, BH -> dùng pytago tính AH
 
Top Bottom