Toán kim loại kết hợp phi kim.

M

minhphuonglam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hoà tan 14.4g Mg vào 400 cm3 dd HCl chưa rõ nồng độ thì thu được V1 thể tích khí H2 và còn lại một phần chất rắn không tan. Lọc lấy phần không tan và cho thêm vào 20g sắt. Tât cả cho hoà tan vào 500 cm3 dd HCl có nồng độ mol như dd ở trên, thấy thoát ra V2 khí H2 và còn lại 3.2g chất rắn không tan. Tính giá trị V1, V2
Ai thấy bài toán này hay thì thanks mình một tiếng :)
 
M

minhphuonglam

Sao không thấy ai giải bài thê, mình post thêm 2 bài nữa này:
1.Cho 6.2 gam 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau trong nhóm I (bảng tuần hoàn hoá học ấy), tác dụng với nước dư thì thu được 2,24 lít H2 (đo ở đkct). Xác định tên hai kim loại kiềm này.
2. Có một hỗn hợp gồm 3 kim loại là Cu, Mg, Al có khối lượng là 10 g.
a/ Người ta cho hỗn hợp kim loại này tác dụng với dd HCl dư, sau đó lọc lấy phần không tan riêng ra, rửa sạch đem nung nóng trong không khí cho đến khi phản ứng hoàn toàn, sản phẩm thu được có khối lượng 8g.
b/ Cho thêm dd NaOH vào phần nước lọc cho đến dư. Lọc lấy kết tủa, rửa, đem nung nóng ở nhiệt độ cao, sản phẩm thu được có khối lượng 4g.
1. Viết các PTHH.
2. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại.
Hai bài này mình thấy dễ hơn bài kia, mong có lời giải đáp của các bạn :)
 
M

minhphuonglam

Mình lấy trong đề thi tuyển đội tuyển học sinh giỏi trường mình đó. Bạn giải được không? Nếu được thì giải cho mọi người xem nhé!
Sao không thấy ai giải vậy?
 
H

huongkc

bạn coá thể tham khảo dạng toán này ở cuốn 400bài tập hoá học 9

hoặc tuyện tập các đề thi chuyên hoá

dạng này không khó

chỉ cần nắm chắc kiến thức là ukie
 
S

suphu_of_linh

Sao không thấy ai giải bài thê, mình post thêm 2 bài nữa này:
1.Cho 6.2 gam 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau trong nhóm I (bảng tuần hoàn hoá học ấy), tác dụng với nước dư thì thu được 2,24 lít H2 (đo ở đkct). Xác định tên hai kim loại kiềm này.

Đặt công thức chung cho 2 kim loại kiềm R1,R2 là R ( Với R1<R<R2)
Khi cho 6,2g R vào nước, xảy ra phản ứng


[TEX]2R + 2H_2O \rightarrow 2ROH + H_2[/TEX]

Ta có:
[TEX]n_{R} = 2.n_{H_2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \frac{6,2}{R} = 2.0,1[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow R = 31[/TEX]

[TEX]\Rightarrow R1<31<R2[/TEX]
mà R1,R2 kế tiếp nhau trong nhóm IA
[TEX]\Rightarrow R1 = 23, R2 = 39[/TEX]
Vậy 2 kim loại kiềm là Na và K

2. Có một hỗn hợp gồm 3 kim loại là Cu, Mg, Al có khối lượng là 10 g.
a/ Người ta cho hỗn hợp kim loại này tác dụng với dd HCl dư, sau đó lọc lấy phần không tan riêng ra, rửa sạch đem nung nóng trong không khí cho đến khi phản ứng hoàn toàn, sản phẩm thu được có khối lượng 8g.
b/ Cho thêm dd NaOH vào phần nước lọc cho đến dư. Lọc lấy kết tủa, rửa, đem nung nóng ở nhiệt độ cao, sản phẩm thu được có khối lượng 4g.
1. Viết các PTHH.
2. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại.
Hai bài này mình thấy dễ hơn bài kia, mong có lời giải đáp của các bạn :)

Đặt 10g hỗn hợp gồm x(mol)Cu; y(mol)Mg; z(mol)Al
[TEX]\Rightarrow 64x + 24y + 27z = 10(*1)[/TEX]
Cho hh tác dụng với ddHCl dư, xảy ra phản ứng

[TEX]Mg + HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2[/TEX]
y-----------------------y
[TEX]2Al + 6HCl \rightarrow 2AlCl_3 + 3H_2[/TEX]
z-----------------------z

Phần không tan là Cu, đem nung nóng trong không khí

[TEX]2Cu + O_2 \rightarrow 2CuO[/TEX]
x----------------x

Sau khi nung thu 8g chất rắn [TEX]\Rightarrow 80x = 8 \Leftrightarrow x = 0,1[/TEX]

Mặt khác đem dd nước lọc gồm y(mol)MgCl_2; z(mol)AlCl_3 tác dụng với xút dư.
Khi đó Al(OH)3 tạo ra sẽ bị hoà tan hết. Kết tủa thu được chỉ có y(mol) Mg(OH)2, đem nung nóng ở nhiệt độ cao, thu được y(mol) MgO có khối lượng 4gam


[TEX]\Rightarrow 40y = 4 \Leftrightarrow y = 0,1[/TEX]

Thay x = y = 0,1 vào [TEX](*1) \Rightarrow z = 0,44(mol)[/TEX]
Vậy hh ban đầu gồm %Cu=...; %Mg=...; %Al=...
 
S

suphu_of_linh

Hoà tan 14.4g Mg vào 400 cm3 dd HCl chưa rõ nồng độ thì thu được V1 thể tích khí H2 và còn lại một phần chất rắn không tan. Lọc lấy phần không tan và cho thêm vào 20g sắt. Tât cả cho hoà tan vào 500 cm3 dd HCl có nồng độ mol như dd ở trên, thấy thoát ra V2 khí H2 và còn lại 3.2g chất rắn không tan. Tính giá trị V1, V2

Đặt nồng độ của ddHCl là x(M)

[TEX]n_{Mg} = \frac{14,4}{24}= 0,6(mol)[/TEX]

Khi hoà tan 0,6mol Mg vào 0,4x (mol) ddHCl, xảy ra phản ứng

[TEX]Mg + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2(1)[/TEX]

Lượng chất Mg ko tan, đem cho thêm 20g Fe và hoà tan hh vào 0,5x(mol) HCl. Khi đó Mg sẽ phản ứng trước, sau đó tới Fe.

Do sau phản ứng còn 3,2g chất rắn không tan, nhỏ hơn khối lượng Fe thêm vào. Do đó, Fe dư 3,2g, và Mg phản ứng hết

[TEX]Mg + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2(1')[/TEX]

[TEX]Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_2 + H_2(2)[/TEX]

[TEX]m_{Fe pu} = 20 - 3,2 = 16,8g[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{Fe pu} = 0,3(mol)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{HCl(2)} = 2.n_{Fe pu} = 0,6(mol)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow n_{HCl(1')} = 0,5x - 0,6 (mol)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{Mg du sau (1)} = \frac{1}{2}.n_{HCl(1')} = 0,25x - 0,3(mol)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{HCl(1)} = 2.n_{Mg (1)} = 2.(0,6 - 0,25x + 0,3)[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow 0,4x = 1,2 - 0,5x + 0,6[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow x = 2[/TEX]

[TEX]Theo(1): n_{H_2} =\frac{1}{2}. n_{HCl} = \frac{1}{2}.0,4.2 = 0,4(mol)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow V1 = 0,4.22,4 = 8,96(l)[/TEX]

Theo (1') và (2)

[TEX]n_{H_2} = n_{Fe pu} + n_{Mg du sau (1)} = 0,3 + 0,25.2 - 0,3 = 0,5(mol)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow V2 = 0,5.22,4 = 11,2(l)[/TEX]
 
T

tieuho0101

trời ạ!
Mình chỉ giải quyết được bài toán bình thường là giỏi lắm rui!
CÒN bài nì của học sinh giỏi mình bó cả chân lun!
 
Top Bottom