Toán [Toán 9] Đường tròn

hieu09062002

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng tư 2015
181
207
159
22
Bắc Giang
THPT Chuyên Bắc Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp trong đường tròn (O; R) (AB<AC), các đường cao AA', BB', CC' của tam giác ABC cắt nhau tại H. Vẽ đường kính AD của đường tròn (O).
a) Chứng minh 4 điểm A, B, C, D cùng thuộc 1 đường tròn và tứ giác BHCD là hình bình hành.
b) Cho AC=16; R=10. Tính BH?
c) Chứng minh rằng H, M, D thẳng hàng và AH=2OM (M là trung điểm BC).
d) Gọi G là trọng tâm tam giác ABC, chứng minh H, G,O thẳng hàng
e) Gọi F là điểm đối xứng của H qua BC. Chứng minh F thuộc đường
tròn (O)
f) Tứ giác BFDC là hình gì? Vì sao?
g) Chứng minh 4 điểm A, B', H, C' cùng thuộc 1 đường tròn, gọi tâm đường tròn đó là I
h) Chứng minh MI vuông góc với C'B'
i) Chứng minh rằng bán kính các đường tròn ngoại tiếp các tam giác HAB, HBC, HCB bằng nhau.
 

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Muộn quá rồi bạn ơi, để trưa mai mình làm nhé :D
 

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp trong đường tròn (O; R) (AB<AC), các đường cao AA', BB', CC' của tam giác ABC cắt nhau tại H. Vẽ đường kính AD của đường tròn (O).
a) Chứng minh 4 điểm A, B, C, D cùng thuộc 1 đường tròn và tứ giác BHCD là hình bình hành.
b) Cho AC=16; R=10. Tính BH?
c) Chứng minh rằng H, M, D thẳng hàng và AH=2OM (M là trung điểm BC).
d) Gọi G là trọng tâm tam giác ABC, chứng minh H, G,O thẳng hàng
e) Gọi F là điểm đối xứng của H qua BC. Chứng minh F thuộc đường
tròn (O)
f) Tứ giác BFDC là hình gì? Vì sao?
g) Chứng minh 4 điểm A, B', H, C' cùng thuộc 1 đường tròn, gọi tâm đường tròn đó là I
h) Chứng minh MI vuông góc với C'B'
i) Chứng minh rằng bán kính các đường tròn ngoại tiếp các tam giác HAB, HBC, HCB bằng nhau.
Cái hình bá quá @@
152.PNG
a) Rõ ràng $A,B,C,D \in (O)$
Ta có : $\left\{ \begin{array}{l}
\widehat{ACD} = 90^o \\
\widehat{ABC} = 90^o \\
\end{array} \right.$ (Các góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) $\iff \left\{ \begin{array}{l}
AC \perp CD \\
AB \perp BD
\end{array} \right.$
Mà $\left\{ \begin{array}{l}
AC \perp BH \\
AB \perp CH
\end{array} \right.$ (Các đường cao)
$\implies \left\{ \begin{array}{l}
CD // BH \\
BD // CH
\end{array} \right. \implies BHCD$ là hbh

b) Xét $\triangle{ACD}$ vuông tại $C$ có :
$AD^2 = AC^2 + CD^2$ (Pytago)
$\iff 4R^2 = AC^2 + CD^2 \iff CD = \sqrt{4R^2 - AC^2} = \sqrt{4.10^2 - 16^2} = 12$

c) Xét hbh $BHCD$, có $M$ là trung điểm $BC$
$\implies M$ đồng thời là trung điểm $HD$ hay $H,M,D$ thẳng hàng
Xét $\triangle{ADH}$, có $OM$ là đường trung bình ($O$ là trung điểm $AD$, $M$ là trung điểm $HD$)
$\implies AH = 2OM$

d) Xét $\triangle{ABC}$, có $AM$ là đường trung tuyến và $G$ là trọng tâm
$\implies \dfrac{AG}{GM} = 2$
Xét $\triangle{AGH}$ và $\triangle{MGO}$ có :
$\dfrac{AG}{GM} = \dfrac{AH}{MO} ( = 2)$
$\widehat{HAG} = \widehat{OMG}$ (So le trong, $AH // OM$ do cùng $\perp BC$)
$\implies \triangle{AGH} \sim \triangle{MGO}$ (c.g.c)
$\implies \widehat{AGH} = \widehat{MGO}$, mà $\widehat{MGO} + \widehat{OGA} = 180^o$
$\implies \widehat{AGH} + \widehat{OGA} = 180^o$
$\iff \widehat{HGO} = 180^o$ hay $H, G, O$ thẳng hàng

e) Dễ thấy $A, H, A', F$ thẳng hàng
Do $H, F$ đối xứng nhau qua $BC$
$\implies \widehat{HFB} = \widehat{FHB}$
Mà $\widehat{FHB} = \widehat{AHB'} = 90^o - \widehat{HAB'} = \widehat{ACB}$
$\implies \widehat{HFB} = \widehat{ACB}$ hay $\widehat{AFB} = \widehat{ACB}$
$\implies A, B, C, F$ cùng thuộc $1$ đường tròn
hay $F \in (O)$

f) Ta có : $\widehat{AFD} = 90^o$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
$\implies AF \perp FD$, mà $AF \perp BC$
$\implies FD // BC$
Lại có : $BD = CH$ ($BHCD$ là hbh), mà $CH = CF$ ($H, F$ đối xứng nhau qua $BC$)
$\implies BD = CF$
Vậy $BCDF$ là hình thang cân (tứ giác có hai đáy song song và 2 đường chéo bằng nhau)

g) Xét tứ giác $AB'HC'$ có : $\widehat{AB'H} = \widehat{AC'H} = 90^o$
$\implies \widehat{AB'H} + \widehat{AC'H} = 180^o$
$\implies AB'HC'$ nội tiếp

h) Do $AB'HC'$ nội tiếp $(I)$ nên $IC' = IB' \implies I$ thuộc đường trung trực của $B'C'$
Xét tứ giác $BC'B'C$ có $\widehat{BC'C} = \widehat{BB'C} (=90^o) \implies BC'B'C$ nội tiếp
Dễ dàng CM $M$ là tâm đường tròn nội tiếp của $BC'B'C$
$\implies MB' = MC' \implies M$ thuộc đường trung trực của $B'C'$
Vậy $IM$ là đường trung trực của $B'C' \implies MI \perp B'C'$

i) Ta có công thức : $S = \dfrac{abc}{4R}$ với $S$ là diện tích của tam giác, $a,b,c$ là độ dài $3$ cạnh, $R$ là bán kính đường tròn ngoại tiếp
$\implies R = \dfrac{abc}{4S}$
Như vậy đpcm $\iff \dfrac{HA.HB.AB}{4.S_{HAB}} = \dfrac{HB.HC.BC}{4.S_{HBC}} = \dfrac{HC.HA.AC}{4.S_{HAC}}$
$\iff \dfrac{HA.HB.AB}{2.HC'.AB} = \dfrac{HB.HC.BC}{2.HA'.BC} = \dfrac{HC.HA.AC}{2.HB'.AC}$
$\iff \dfrac{HA.HB}{HC'} = \dfrac{HB.HC}{HA'} = \dfrac{HC.HA}{HB'}$
Xét dấu '=' thứ nhất, $\dfrac{HA.HB}{HC'} = \dfrac{HB.HC}{HA'}$
$\iff HA.HA' = HC.HC'$ (luôn đúng do $\triangle{HAC'} \sim \triangle{HCA'}$)
$\implies \dfrac{HA.HB}{HC'} = \dfrac{HB.HC}{HA'}$
CMTT $\implies \dfrac{HA.HB}{HC'} = \dfrac{HB.HC}{HA'} = \dfrac{HC.HA}{HB'}$
Suy ra đpcm
 
  • Like
Reactions: quynhphamdq
Top Bottom