Bài 2: Căn thức bặc hai và hằng đẳng thức $\sqrt{A^2}=|A|$
I. Lý thuyết:
1 Căn thức bậc hai
- Với A là một biếu thức đại số, nguời ta gọi $\sqrt{A}$ là căn thức bậc hai của A. Còn A đuợc gọi là biểu thức lấy căn hay biểu thức dưới dấu căn.
- $\sqrt{A}$ xác định khi A lấy giá trị không âm. Tức là $(A \ge 0)$
2. Hằng đẳng thức $\sqrt{A^2}=|A|$
- Định lí: Với mọi số a, ta có $\sqrt{a^2}=|a|$
CM định lí (SGK-T9)
- Chú ý: Một cách tổng quát, với A là một biểu thức ta có: $\sqrt{A^2}=|A|$, có nghĩa là:
$\sqrt{A^2}=A$ nếu $A \ge 0$ (A lấy giá trị không âm)
$\sqrt{A^2}=-A$ nếu $A < 0$ (A lấy giá trị âm)
II. Bài tập cơ bản:
Bài 1: Tìm ĐKXĐ cho các căn thức
a, $\sqrt{2a+5}$
b, $\sqrt{\dfrac{a+1}{5}}$
c, $\sqrt{\dfrac{a+1}{a+4}}$
Bài 2: Tính:
a, $\sqrt{(2,6)^2}$
b, $\sqrt{(-12,7)^2}$
c, $-\sqrt{(-7,8)^2}$
d, $-4,8 . \sqrt{(-7,8)^2}$
Bài 3: Rút gọn biểu thức:
a, $\sqrt{(5- \sqrt{24})^2}$
b, $\sqrt{(\sqrt{21}-6)^2}$
c, $\sqrt{4\sqrt{(2-a)^2}}$ Với a>2
III. Bài tập nâng cao:
Bài 1: Rút gọn biểu thức:
a, $\sqrt{2\sqrt{6}+7}+\sqrt{7-2\sqrt{6}} $
b, $\sqrt{2\sqrt{7}+8}+\sqrt{9-2\sqrt{8}} $
c, $\sqrt{4\sqrt{3}+7}+\sqrt{8-2\sqrt{7}} $
Bài 2: Tìm x để các biểu thức sau có nghĩa:
a, $\sqrt{x^2+5x+6}$
b, $\sqrt{x^2-6x+8}$
Bài 3: Giải PT:
a, $\sqrt{x^2-4x+4}+\sqrt{x^2+2x+1}=5$
b, $\sqrt{3x^2-18x+28}+\sqrt{4x^2-24x+45}=-5-x^2+6x$