Toán 8

Chết vì Sinh

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng mười 2017
429
444
134
20
Đà Nẵng
THCS Quang Trung
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cho hình bình hành ABCD có diện tích là 30m2. Gọi M,N,I,K theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Gọi E, F theo thứ tự là giao điểm của KB với AI và MC. Gọi H và G theo thứ tự là giao điểm của DN với AI và MC.
a. CM: S_EFGH=2/5 S_AMCI
b. Tính S_EFGH?
2. Cho hình thang vuông ABCD (góc A=D=90 độ). Đường cao BH, AC cắt BH tại E. CD=2AB. CM: S_BEC=S_DHE
 

Ann Lee

Cựu Mod Toán
Thành viên
14 Tháng tám 2017
1,782
2,981
459
Hưng Yên
1. Cho hình bình hành ABCD có diện tích là 30m2. Gọi M,N,I,K theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Gọi E, F theo thứ tự là giao điểm của KB với AI và MC. Gọi H và G theo thứ tự là giao điểm của DN với AI và MC.
a. CM: S_EFGH=2/5 S_AMCI
b. Tính S_EFGH?
2. Cho hình thang vuông ABCD (góc A=D=90 độ). Đường cao BH, AC cắt BH tại E. CD=2AB. CM: S_BEC=S_DHE
Bài 1: a,dễ dàng c/m được EFGH và AMCI là hình bình hành
tam giác AHD có KE//DH; K là trung điểm của DA => E là trung điểm của AH (1)
Tương tự H là trung điểm của DG => IH là đường trung bình của tam giác DGC => IH=GC/2
CMTT (1) được G là trung điểm của FC => FG=GC
Mà FG=EH => IH= EH/2
AI=AE+EH+HI= 5/2 . EH => EH=2/5. AI
Hình bình hành EFGH và hình bình hành AMCI có
chung chiều cao
đáy EH=2/5 đáy AI
=> đpcm
b, c/m S_AMCI=1/2 S_ABCD kết hợp với đpcm ở câu a => S_EFGH=1/5 S_ABCD
Bài 2:
dễ dàng c/m đc DH=HC=AB
BE=EH ( theo đ/l Thales, đã học chưa em, chưa học thì c/m tam giác ABE= tam giác CHE (cgv-gn))
Tam giác DHE và tam giác BEC có
đáy BE= đáy EH
chiều cao hạ từ đỉnh D = chièu cao hạ từ đỉnh C ( vì CH=DH)
=> đpcm
Bài trên chỉ mang tính chất hướng dẫn~ đừng chép vào nha em, phải trình bày hẳn hoi đấy ^^
 
  • Like
Reactions: Chết vì Sinh

Toshiro Koyoshi

Bậc thầy Hóa học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
3,918
6,124
724
19
Hưng Yên
Sao Hoả
Bài 1: a,dễ dàng c/m được EFGH và AMCI là hình bình hành
tam giác AHD có KE//DH; K là trung điểm của DA => E là trung điểm của AH (1)
Tương tự H là trung điểm của DG => IH là đường trung bình của tam giác DGC => IH=GC/2
CMTT (1) được G là trung điểm của FC => FG=GC
Mà FG=EH => IH= EH/2
AI=AE+EH+HI= 5/2 . EH => EH=2/5. AI
Hình bình hành EFGH và hình bình hành AMCI có
chung chiều cao
đáy EH=2/5 đáy AI
=> đpcm
b, c/m S_AMCI=1/2 S_ABCD kết hợp với đpcm ở câu a => S_EFGH=1/5 S_ABCD
Bài 2:
dễ dàng c/m đc DH=HC=AB
BE=EH ( theo đ/l Thales, đã học chưa em, chưa học thì c/m tam giác ABE= tam giác CHE (cgv-gn))
Tam giác DHE và tam giác BEC có
đáy BE= đáy EH
chiều cao hạ từ đỉnh D = chièu cao hạ từ đỉnh C ( vì CH=DH)
=> đpcm
Bài trên chỉ mang tính chất hướng dẫn~ đừng chép vào nha em, phải trình bày hẳn hoi đấy ^^
Không cần talet vững chãi đâu chị ạ :D
Bài 2:
Chứng minh được [tex]\Delta EDH=\Delta ECH(c.g.c)[/tex]
mà [tex]\Delta EHC=\Delta EBA(ch-gn)[/tex]
Do đó [tex]\Delta EHD=\Delta EBA\Rightarrow S_{EHD}=S_{EBA}[/tex]
Xét tam giác ABE và tam giác BEC có chung đường cao hạ từ đỉnh B xuống mà hai đáy bằng nhau [tex]AE=CE(\Delta ABE=\Delta CHE)[/tex]
Nên [tex]S_{ABE}=S_{BEC}\Rightarrow S_{DHE}=S_{BEC}[/tex]
Vậy..............(đpcm)
 
  • Like
Reactions: mỳ gói
Top Bottom