H
hoa_giot_tuyet
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lấy ý tưởng từ một 4rum khác
Topic này để các bạn post những mẹo nhỏ trong toán học, hay là 1 phương pháp giải các phương trình.... v.v... nói chung là những phương pháp giúp ích trong việc học tập môn này. Chúng ta cùng chia sẻ giúp đỡ & ko repy những dòng như hay quá, cám ơn...v.v...
Mở đầu topic mình xin giới thiệu tới các bạn cách học dành cho những học sinh yếu kém
DƯƠNG QUANG ĐÔ
(GV Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Trường ĐH Nông lâm, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)
Topic này để các bạn post những mẹo nhỏ trong toán học, hay là 1 phương pháp giải các phương trình.... v.v... nói chung là những phương pháp giúp ích trong việc học tập môn này. Chúng ta cùng chia sẻ giúp đỡ & ko repy những dòng như hay quá, cám ơn...v.v...
Mở đầu topic mình xin giới thiệu tới các bạn cách học dành cho những học sinh yếu kém
Phương pháp dạy học toán cho học sinh trung bình
Một trong những hoạt động cơ bản của học sinh trong học tập môn toán ở trường phổ thông là hoạt động giải toán. Đây là hoạt động phức tạp bao gồm nhiều thành tố tham gia, mà lâu nay đã được các chuyên gia trong lĩnh vực phương pháp dạy học nghiên cứu và chỉ rõ.
Thực tiễn dạy học lâu nay ở nước ta, theo nội dung, chương trình và SGK đã ban hành, hoạt động học và giải toán của học sinh đối tượng trung bình cơ bản diễn ra theo trình tự: quan sát, tiếp thu kiến thức; làm bài có sự hướng dẫn; tự làm theo mẫu; độc lập làm bài, tuân theo quá trình nhận thức chung là đi từ Algôrit đến Ơritstic.
Để thích ứng với quá trình học tập đó của đa số học sinh, kinh nghiệm của giáo viên dạy giỏi cho thấy, quá trình dạy cũng phải được tiến hành theo 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Quan sát, tiếp thu
Giáo viên giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu, cần thiết.
* Giáo viên cần kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp học sinh hiểu khái niệm không hình thức.
* Đồng thời với cung cấp kiến thức mới là củng cố khắc sâu thông qua ví dụ và phản ví dụ. Chú ý phân tích các sai lầm thường gặp.
* Tổng kết tri thức và các tri thức phương pháp có trong bài.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất, giai đoạn làm quen tiến tới hiểu kiến thức mới, đồng thời là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn cung cấp kiến thức chuẩn cho học sinh. Kinh nghiệm cho thấy khi hoàn thành tốt giai đoạn này học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn ở các giai đoạn sau.
Giai đoạn 2: Làm theo hướng dẫn
Giáo viên cho ví dụ tương tự học sinh bước đầu làm theo hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên.
Học sinh bước đầu vận dụng hiểu biết của mình vào giải toán. Giai đoạn này thường vẫn còn lúng túng và sai lầm, do học sinh chưa thuộc, chưa hiểu sâu sắc. Tuy nhiên giai đoạn 2 vẫn có tác dụng gợi động cơ cho giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Tự làm theo mẫu
Giáo viên ra một bài tập khác, học sinh tự làm theo mẫu mà giáo viên đã đưa ra ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Giáo viên tạm đứng ngoài cuộc. Ở giai đoạn này học sinh độc lập thao tác. Học sinh nào hiểu bài thì có thể hoàn thành được bài tập, học sinh nào chưa hiểu bài sẽ còn lúng túng. Giáo viên có thể nắm bắt được việc học tập cũng như mức độ hiểu bài của cả lớp và từng cá nhân thông qua giai đoạn này, từ đó đề ra biện pháp thích hợp cho từng đối tượng. Giai đoạn 3 có tác dụng gợi động cơ trung gian. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này khi ra bài tập về nhà.
Giai đoạn 4: Độc lập làm bài tập
Giáo viên nên ra cho học sinh:
* Hoặc là một bài tập tương tự khác để học sinh làm ngay tại lớp.
* Hoặc là bài tập ra về nhà tương tự với bài được học, nhằm rèn luyện kĩ năng.
* Hoặc là bài kiểm tra thử.
* Hoặc là đề thi của năm học trước, nhằm kích thích học tập bộ môn.
Giai đoạn này có tác dụng gợi động cơ kết thúc một nội dung dạy học. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này trong kiểm tra.
Cách dạy học toán theo bốn giai đoạn như trên, tuy chưa thoát ly cách dạy học truyền thống, nhưng đã phần nào tỏ ra có hiệu quả thiết thực đối với SGK đã được biên soạn lâu nay, phù hợp với hình thức dạy học theo tiết (45 phút), phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng học sinh diện đại trà trong học tập môn toán.
Để có thể dạy học theo bốn giai đoạn như trên đòi hỏi giáo viên phải:
* Hiểu sâu sắc kiến thức và các tri thức phương pháp.
* Trong soạn bài, giáo viên cần chuẩn bị cả bốn loại bài tập cho 4 giai đoạn, bên cạnh đó còn phải biết phân bậc bài tập cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
* Và phải biết điều hành các đối tượng học sinh trong một lớp cùng hoạt động bằng cách giao cho mỗi loại đối tượng một dạng bài tập phù hợp với nhận thức của họ, có như thế giờ học mới sinh động và lôi cuốn.
<B>Một trong những hoạt động cơ bản của học sinh trong học tập môn toán ở trường phổ thông là hoạt động giải toán. Đây là hoạt động phức tạp bao gồm nhiều thành tố tham gia, mà lâu nay đã được các chuyên gia trong lĩnh vực phương pháp dạy học nghiên cứu và chỉ rõ.
Thực tiễn dạy học lâu nay ở nước ta, theo nội dung, chương trình và SGK đã ban hành, hoạt động học và giải toán của học sinh đối tượng trung bình cơ bản diễn ra theo trình tự: quan sát, tiếp thu kiến thức; làm bài có sự hướng dẫn; tự làm theo mẫu; độc lập làm bài, tuân theo quá trình nhận thức chung là đi từ Algôrit đến Ơritstic.
Để thích ứng với quá trình học tập đó của đa số học sinh, kinh nghiệm của giáo viên dạy giỏi cho thấy, quá trình dạy cũng phải được tiến hành theo 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Quan sát, tiếp thu
Giáo viên giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu, cần thiết.
* Giáo viên cần kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp học sinh hiểu khái niệm không hình thức.
* Đồng thời với cung cấp kiến thức mới là củng cố khắc sâu thông qua ví dụ và phản ví dụ. Chú ý phân tích các sai lầm thường gặp.
* Tổng kết tri thức và các tri thức phương pháp có trong bài.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất, giai đoạn làm quen tiến tới hiểu kiến thức mới, đồng thời là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn cung cấp kiến thức chuẩn cho học sinh. Kinh nghiệm cho thấy khi hoàn thành tốt giai đoạn này học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn ở các giai đoạn sau.
Giai đoạn 2: Làm theo hướng dẫn
Giáo viên cho ví dụ tương tự học sinh bước đầu làm theo hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên.
Học sinh bước đầu vận dụng hiểu biết của mình vào giải toán. Giai đoạn này thường vẫn còn lúng túng và sai lầm, do học sinh chưa thuộc, chưa hiểu sâu sắc. Tuy nhiên giai đoạn 2 vẫn có tác dụng gợi động cơ cho giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Tự làm theo mẫu
Giáo viên ra một bài tập khác, học sinh tự làm theo mẫu mà giáo viên đã đưa ra ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Giáo viên tạm đứng ngoài cuộc. Ở giai đoạn này học sinh độc lập thao tác. Học sinh nào hiểu bài thì có thể hoàn thành được bài tập, học sinh nào chưa hiểu bài sẽ còn lúng túng. Giáo viên có thể nắm bắt được việc học tập cũng như mức độ hiểu bài của cả lớp và từng cá nhân thông qua giai đoạn này, từ đó đề ra biện pháp thích hợp cho từng đối tượng. Giai đoạn 3 có tác dụng gợi động cơ trung gian. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này khi ra bài tập về nhà.
Giai đoạn 4: Độc lập làm bài tập
Giáo viên nên ra cho học sinh:
* Hoặc là một bài tập tương tự khác để học sinh làm ngay tại lớp.
* Hoặc là bài tập ra về nhà tương tự với bài được học, nhằm rèn luyện kĩ năng.
* Hoặc là bài kiểm tra thử.
* Hoặc là đề thi của năm học trước, nhằm kích thích học tập bộ môn.
Giai đoạn này có tác dụng gợi động cơ kết thúc một nội dung dạy học. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này trong kiểm tra.
Cách dạy học toán theo bốn giai đoạn như trên, tuy chưa thoát ly cách dạy học truyền thống, nhưng đã phần nào tỏ ra có hiệu quả thiết thực đối với SGK đã được biên soạn lâu nay, phù hợp với hình thức dạy học theo tiết (45 phút), phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng học sinh diện đại trà trong học tập môn toán.
Để có thể dạy học theo bốn giai đoạn như trên đòi hỏi giáo viên phải:
* Hiểu sâu sắc kiến thức và các tri thức phương pháp.
* Trong soạn bài, giáo viên cần chuẩn bị cả bốn loại bài tập cho 4 giai đoạn, bên cạnh đó còn phải biết phân bậc bài tập cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
* Và phải biết điều hành các đối tượng học sinh trong một lớp cùng hoạt động bằng cách giao cho mỗi loại đối tượng một dạng bài tập phù hợp với nhận thức của họ, có như thế giờ học mới sinh động và lôi cuốn.
Để thi tốt môn Toán
* Chuẩn bị:
TT - Phải có kế hoạch ôn tập ngay, với thời khóa biểu hợp lý dành cho môn toán. Cần học bài, làm bài tập cơ bản ngay sau khi học trên lớp.
- Cuối chương: ôn tập kỹ kiến thức cơ bản đã học trên lớp hay sách giáo khoa. Thuộc và hiểu chính xác: định nghĩa, nắm vững các điều kiện và nội dung của định lý - hệ quả - tính chất. Lập bảng tóm tắt giáo khoa theo dàn bài cụ thể, có thứ tự và rõ ràng. Phần kiến thức nào có liên quan đến kiến thức cũ mà chưa nắm vững, chưa hiểu rõ: cần ôn lại bài học ở lớp 10, 11.
* Luyện tập:
- Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.
- Cuối mỗi chương cần phải xác định được những dạng toán chính và phương pháp giải những dạng toán đó. Tập trung cao độ để giải những bài toán tổng hợp. Cần ghi nhận cách giải gọn, hay, đẹp và sử dụng lượng kiến thức ít nhất.
- Để có thể đạt điểm cao (8, 9, 10 điểm), cần chú ý thêm các dạng toán nâng cao (tránh chọn những bài có cách giải quá phức tạp, quá lắt léo và dài).
- Các dạng bài toán tổng hợp như: có tham số, dùng đồ thị, dùng ẩn phụ, vẽ thêm hình, sử dụng kiến thức lượng giác, hình học, tọa độ... để giải các bài toán đại số, giải tích hay ngược lại, phải chú ý đến việc đổi vai trò của ẩn số và tham số; của đối số (biến số) và hàm số, các bài toán bất đẳng thức, bài toán cực trị...
* Đi thi:
- Trước buổi thi nên nghỉ ngơi thư giãn vài giờ (3-5 giờ). Nếu thi buổi sáng thì đêm trước nên nghỉ ngơi, ngủ sớm (chú ý: trong quá trình học tập nên quan tâm đến sức khỏe, phân bố hoạt động học tập sao cho đến lúc đi thi thì sức khỏe phải tốt nhất).
- Nên đến địa điểm thi trước giờ thi ít nhất 15 phút để nghỉ ngơi, để dễ có bình tĩnh, tự tin trong
buổi thi.
*Làm bài thi:
- Bình tĩnh, tự tin, tập trung đọc kỹ đề bài nhất là các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc và các bài toán lạ, khó.
- Chọn câu dễ, quen thuộc làm trước. Phải cẩn thận trong quá trình tính toán, lý luận phải chính xác, lời giải gọn, đúng trình tự, rõ ràng (có giải trình); nên có kết luận về đáp số; giải xong phải kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không. (Tránh vội vã, sai những câu này thật đáng tiếc).
- Tập trung trí tuệ để giải các bài toán lạ, khó. Cần đối chiếu các dạng toán đã gặp trong quá trình luyện tập, tham khảo, có phải là bài toán đặc biệt của một bài toán tổng quát không hay ngược lại. Nên thử giải trên nháp theo một hướng nào đó mà ta hi vọng, nếu qua vài phép biến đổi mà thấy lời giải càng phức tạp hơn, lạ hơn nên dừng, chọn hướng khác... Phải kiên trì, nhẫn nại, phải quyết tâm mới hi vọng đạt được kết quả tốt.
</B>* Chuẩn bị:
TT - Phải có kế hoạch ôn tập ngay, với thời khóa biểu hợp lý dành cho môn toán. Cần học bài, làm bài tập cơ bản ngay sau khi học trên lớp.
- Cuối chương: ôn tập kỹ kiến thức cơ bản đã học trên lớp hay sách giáo khoa. Thuộc và hiểu chính xác: định nghĩa, nắm vững các điều kiện và nội dung của định lý - hệ quả - tính chất. Lập bảng tóm tắt giáo khoa theo dàn bài cụ thể, có thứ tự và rõ ràng. Phần kiến thức nào có liên quan đến kiến thức cũ mà chưa nắm vững, chưa hiểu rõ: cần ôn lại bài học ở lớp 10, 11.
* Luyện tập:
- Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.
- Cuối mỗi chương cần phải xác định được những dạng toán chính và phương pháp giải những dạng toán đó. Tập trung cao độ để giải những bài toán tổng hợp. Cần ghi nhận cách giải gọn, hay, đẹp và sử dụng lượng kiến thức ít nhất.
- Để có thể đạt điểm cao (8, 9, 10 điểm), cần chú ý thêm các dạng toán nâng cao (tránh chọn những bài có cách giải quá phức tạp, quá lắt léo và dài).
- Các dạng bài toán tổng hợp như: có tham số, dùng đồ thị, dùng ẩn phụ, vẽ thêm hình, sử dụng kiến thức lượng giác, hình học, tọa độ... để giải các bài toán đại số, giải tích hay ngược lại, phải chú ý đến việc đổi vai trò của ẩn số và tham số; của đối số (biến số) và hàm số, các bài toán bất đẳng thức, bài toán cực trị...
* Đi thi:
- Trước buổi thi nên nghỉ ngơi thư giãn vài giờ (3-5 giờ). Nếu thi buổi sáng thì đêm trước nên nghỉ ngơi, ngủ sớm (chú ý: trong quá trình học tập nên quan tâm đến sức khỏe, phân bố hoạt động học tập sao cho đến lúc đi thi thì sức khỏe phải tốt nhất).
- Nên đến địa điểm thi trước giờ thi ít nhất 15 phút để nghỉ ngơi, để dễ có bình tĩnh, tự tin trong
buổi thi.
*Làm bài thi:
- Bình tĩnh, tự tin, tập trung đọc kỹ đề bài nhất là các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc và các bài toán lạ, khó.
- Chọn câu dễ, quen thuộc làm trước. Phải cẩn thận trong quá trình tính toán, lý luận phải chính xác, lời giải gọn, đúng trình tự, rõ ràng (có giải trình); nên có kết luận về đáp số; giải xong phải kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không. (Tránh vội vã, sai những câu này thật đáng tiếc).
- Tập trung trí tuệ để giải các bài toán lạ, khó. Cần đối chiếu các dạng toán đã gặp trong quá trình luyện tập, tham khảo, có phải là bài toán đặc biệt của một bài toán tổng quát không hay ngược lại. Nên thử giải trên nháp theo một hướng nào đó mà ta hi vọng, nếu qua vài phép biến đổi mà thấy lời giải càng phức tạp hơn, lạ hơn nên dừng, chọn hướng khác... Phải kiên trì, nhẫn nại, phải quyết tâm mới hi vọng đạt được kết quả tốt.
DƯƠNG QUANG ĐÔ
(GV Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Trường ĐH Nông lâm, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)