[Toán 8]Cẩm nang & phương pháp giải toán cao siu!

H

hoa_giot_tuyet

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lấy ý tưởng từ một 4rum khác :)
Topic này để các bạn post những mẹo nhỏ trong toán học, hay là 1 phương pháp giải các phương trình.... v.v... nói chung là những phương pháp giúp ích trong việc học tập môn này. Chúng ta cùng chia sẻ giúp đỡ & ko repy những dòng như hay quá, cám ơn...v.v...
Mở đầu topic mình xin giới thiệu tới các bạn cách học dành cho những học sinh yếu kém :)
Phương pháp dạy học toán cho học sinh trung bình

Một trong những hoạt động cơ bản của học sinh trong học tập môn toán ở trường phổ thông là hoạt động giải toán. Đây là hoạt động phức tạp bao gồm nhiều thành tố tham gia, mà lâu nay đã được các chuyên gia trong lĩnh vực phương pháp dạy học nghiên cứu và chỉ rõ.

Thực tiễn dạy học lâu nay ở nước ta, theo nội dung, chương trình và SGK đã ban hành, hoạt động học và giải toán của học sinh đối tượng trung bình cơ bản diễn ra theo trình tự: quan sát, tiếp thu kiến thức; làm bài có sự hướng dẫn; tự làm theo mẫu; độc lập làm bài, tuân theo quá trình nhận thức chung là đi từ Algôrit đến Ơritstic.

Để thích ứng với quá trình học tập đó của đa số học sinh, kinh nghiệm của giáo viên dạy giỏi cho thấy, quá trình dạy cũng phải được tiến hành theo 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Quan sát, tiếp thu

Giáo viên giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu, cần thiết.

* Giáo viên cần kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp học sinh hiểu khái niệm không hình thức.
* Đồng thời với cung cấp kiến thức mới là củng cố khắc sâu thông qua ví dụ và phản ví dụ. Chú ý phân tích các sai lầm thường gặp.
* Tổng kết tri thức và các tri thức phương pháp có trong bài.

Đây là giai đoạn khó khăn nhất, giai đoạn làm quen tiến tới hiểu kiến thức mới, đồng thời là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn cung cấp kiến thức chuẩn cho học sinh. Kinh nghiệm cho thấy khi hoàn thành tốt giai đoạn này học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn ở các giai đoạn sau.

Giai đoạn 2: Làm theo hướng dẫn


Giáo viên cho ví dụ tương tự học sinh bước đầu làm theo hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên.

Học sinh bước đầu vận dụng hiểu biết của mình vào giải toán. Giai đoạn này thường vẫn còn lúng túng và sai lầm, do học sinh chưa thuộc, chưa hiểu sâu sắc. Tuy nhiên giai đoạn 2 vẫn có tác dụng gợi động cơ cho giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Tự làm theo mẫu

Giáo viên ra một bài tập khác, học sinh tự làm theo mẫu mà giáo viên đã đưa ra ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Giáo viên tạm đứng ngoài cuộc. Ở giai đoạn này học sinh độc lập thao tác. Học sinh nào hiểu bài thì có thể hoàn thành được bài tập, học sinh nào chưa hiểu bài sẽ còn lúng túng. Giáo viên có thể nắm bắt được việc học tập cũng như mức độ hiểu bài của cả lớp và từng cá nhân thông qua giai đoạn này, từ đó đề ra biện pháp thích hợp cho từng đối tượng. Giai đoạn 3 có tác dụng gợi động cơ trung gian. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này khi ra bài tập về nhà.

Giai đoạn 4: Độc lập làm bài tập

Giáo viên nên ra cho học sinh:

* Hoặc là một bài tập tương tự khác để học sinh làm ngay tại lớp.
* Hoặc là bài tập ra về nhà tương tự với bài được học, nhằm rèn luyện kĩ năng.
* Hoặc là bài kiểm tra thử.
* Hoặc là đề thi của năm học trước, nhằm kích thích học tập bộ môn.

Giai đoạn này có tác dụng gợi động cơ kết thúc một nội dung dạy học. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này trong kiểm tra.


Cách dạy học toán theo bốn giai đoạn như trên, tuy chưa thoát ly cách dạy học truyền thống, nhưng đã phần nào tỏ ra có hiệu quả thiết thực đối với SGK đã được biên soạn lâu nay, phù hợp với hình thức dạy học theo tiết (45 phút), phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng học sinh diện đại trà trong học tập môn toán.


Để có thể dạy học theo bốn giai đoạn như trên đòi hỏi giáo viên phải:

* Hiểu sâu sắc kiến thức và các tri thức phương pháp.
* Trong soạn bài, giáo viên cần chuẩn bị cả bốn loại bài tập cho 4 giai đoạn, bên cạnh đó còn phải biết phân bậc bài tập cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
* Và phải biết điều hành các đối tượng học sinh trong một lớp cùng hoạt động bằng cách giao cho mỗi loại đối tượng một dạng bài tập phù hợp với nhận thức của họ, có như thế giờ học mới sinh động và lôi cuốn.

<B>
Để thi tốt môn Toán

* Chuẩn bị:

TT - Phải có kế hoạch ôn tập ngay, với thời khóa biểu hợp lý dành cho môn toán. Cần học bài, làm bài tập cơ bản ngay sau khi học trên lớp.

- Cuối chương: ôn tập kỹ kiến thức cơ bản đã học trên lớp hay sách giáo khoa. Thuộc và hiểu chính xác: định nghĩa, nắm vững các điều kiện và nội dung của định lý - hệ quả - tính chất. Lập bảng tóm tắt giáo khoa theo dàn bài cụ thể, có thứ tự và rõ ràng. Phần kiến thức nào có liên quan đến kiến thức cũ mà chưa nắm vững, chưa hiểu rõ: cần ôn lại bài học ở lớp 10, 11.

* Luyện tập:

- Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.

- Cuối mỗi chương cần phải xác định được những dạng toán chính và phương pháp giải những dạng toán đó. Tập trung cao độ để giải những bài toán tổng hợp. Cần ghi nhận cách giải gọn, hay, đẹp và sử dụng lượng kiến thức ít nhất.

- Để có thể đạt điểm cao (8, 9, 10 điểm), cần chú ý thêm các dạng toán nâng cao (tránh chọn những bài có cách giải quá phức tạp, quá lắt léo và dài).

- Các dạng bài toán tổng hợp như: có tham số, dùng đồ thị, dùng ẩn phụ, vẽ thêm hình, sử dụng kiến thức lượng giác, hình học, tọa độ... để giải các bài toán đại số, giải tích hay ngược lại, phải chú ý đến việc đổi vai trò của ẩn số và tham số; của đối số (biến số) và hàm số, các bài toán bất đẳng thức, bài toán cực trị...

* Đi thi:

- Trước buổi thi nên nghỉ ngơi thư giãn vài giờ (3-5 giờ). Nếu thi buổi sáng thì đêm trước nên nghỉ ngơi, ngủ sớm (chú ý: trong quá trình học tập nên quan tâm đến sức khỏe, phân bố hoạt động học tập sao cho đến lúc đi thi thì sức khỏe phải tốt nhất).

- Nên đến địa điểm thi trước giờ thi ít nhất 15 phút để nghỉ ngơi, để dễ có bình tĩnh, tự tin trong

buổi thi.

*Làm bài thi:

- Bình tĩnh, tự tin, tập trung đọc kỹ đề bài nhất là các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc và các bài toán lạ, khó.

- Chọn câu dễ, quen thuộc làm trước. Phải cẩn thận trong quá trình tính toán, lý luận phải chính xác, lời giải gọn, đúng trình tự, rõ ràng (có giải trình); nên có kết luận về đáp số; giải xong phải kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không. (Tránh vội vã, sai những câu này thật đáng tiếc).

- Tập trung trí tuệ để giải các bài toán lạ, khó. Cần đối chiếu các dạng toán đã gặp trong quá trình luyện tập, tham khảo, có phải là bài toán đặc biệt của một bài toán tổng quát không hay ngược lại. Nên thử giải trên nháp theo một hướng nào đó mà ta hi vọng, nếu qua vài phép biến đổi mà thấy lời giải càng phức tạp hơn, lạ hơn nên dừng, chọn hướng khác... Phải kiên trì, nhẫn nại, phải quyết tâm mới hi vọng đạt được kết quả tốt.​
</B>

DƯƠNG QUANG ĐÔ
(GV Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Trường ĐH Nông lâm, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)
 
H

hieut2bh

toán học chỉ có thể ôn phần kiến thức sgk và dạng bài vi dụ mà thôi

Trích hoa_giot_tuyet
Chưa hẳn đâu bạn à, kiến thức chỉ chiếm một phần quan trọng mà thôi, ngaòi ra ta cần nhìu yếu tố khác nhau
 
Last edited by a moderator:
H

hoa_giot_tuyet

Nghiệm nguyên-Nghiệm hữu tỉ của phương trình bậc 2 (Nguồn TTT)
37giaitoan1.gif

37giaitoan2.gif
 
M

mina_bear

Thực sự toán mik hok giỏi mấy. Cả số lẫn hình chỉ tàm tạm học như thế rất nhàm mik nên làm ji nhỉ****************************? Mik
còn muốn nâng cao kiến thức toán học cho mik để hok bị thua súc. Vậy mik nên bắt đầu từ đâu như thế nào????????
Có phải mik mất căn bản lun hok?????????Nhớ cho mik một lời khuyên...............

Nguyên văn bởi hoa_giot_tuyet
Có lẽ do học ko dc nên bạn cũng chán nản mà ko muốn học nhỉ? Điều quan trọng là mik` phải có sai mê, tích cực làm toán. Bạn cứ làm trong SBT cho hjt đi, trong đó cũng có nhìu bài hay. Bài nào giải ko ra thì nhìn giải ;)) ko thì post lên mọi người thảo luận. Đừng nản nhé, phải từ từ. MOng là bạn sẽ thường xuyên ủng hộ box toán :)
 
Last edited by a moderator:
T

tryfighting

..Một số bài hình mình cũng ko làm đc, lại giở ra coi , đọc kỹ rùi làm lại vào vở theo cách hiểu của mình...
 
H

hoa_giot_tuyet

Một số tài liệu hay :D sợ virut thì đừng down :D
Đề và Lời giải VMO 2010: http://e4u.myplus.org/upload/Script/files/627_Loigiai_VMO2010.doc
Cuốn 1: Bất đẳng thức và các vấn đề liên quan
Các giả nổi tiếng Nguyễn Văn Mậu, Lê Đình Thịnh, Trần Nam Dũng, Đỗ Thanh Sơn, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Vũ Lương, Phạm văn Hùng, Dương Châu Dinh, Đỗ Thị Hồng Anh, Nguyễn Văn Thông, Đặng Huy Ruận, Trịnh Đào Chiến, Gabriel Dospinescu
với nhiều chuyên đề hay như:
Bất đẳng thức giữa các đại lượng trung bình,
Một phương pháp làm chặt bất đẳng thức,
Bất đẳng thức tích phân, bất đẳng thức hình học,
Phương pháp dồn biến,
Sử dụng định lý Lagrang và cực trị để chứng minh bất đẳng thức.
Link: http://www.mediafire.com/?rmta3bmt9gn

Cuốn 2: Phương trình và Bất phương trình
Với các chuyên đề
Bất phương trình hàm (Nguyễn văn Mậu)
Bất phương trình hàm liên quan đến tam giác (Nguyễn văn Mậu, Bùi công Huấn)
Phương trình Pell (Đặng Hùng Thắng)
Phương trình Diophant (Trần Nam Dũng)
Liên Phân số và ứng dụng
Đồng dư và phương trình đồng dư (Đặng Hùng Thắng)
Phương pháp giải bài toán chia hết (Đặng Huy Ruận)
Link: http://www.mediafire.com/?s9bkg0wvmlw

Cuốn 3:Toán rời rạc và một số vấn đề liên quan.
1) Đồ thị tô màu và một số bài toán không mẫu mực (Đặng Huy Ruận)
2) Logic hình thức và áp dụng (Nguyễn Văn Mậu)
3) Công thức tính số phần tử của một hợp các tập hợp (Vũ Đình Hòa)
4) Mạng lưới ô vuông trong mặt phẳng (Vũ Đình Hòa)
5) Nguyên lý Dirichlet và một số bài toán ứng dụng (Nguyễn Duy Thái Sơn)
6) Một số phương pháp giải các bài toán tổ hợp nâng cao (Đặng Hùng Thắng)
7) Xây dựng song ánh giải một số bài toán tổ hợp (Huỳnh Tấn Châu)
8) Phương pháp thiết lập hệ thức truy hồi trong tổ hợp (Huỳnh Tấn Châu)
9) Ý tưởng giải và sự tường minh lời giải qua một số bài toán tổ hợp (Lê Văn Quang)
10) Giới thiệu một số bài toán đại số có xuất từ hình học (Nguyễn Đăng Phất)
11) Bất biến, đơn biến và ứng dụng (Trần Nam Dũng)
12) Một số vấn đề của toán rời rạc (Nguyễn Văn Tiến)
Link: http://www.mediafire.com/?tvkgxmgt0z5

Tuyển Tập 52 đề và đáp an OLYMPIC các nước trên TG(Nguyễn Hữu Điển): http://www.mediafire.com/?iwiuyvlno1l

.Tuyển tập đề thi Olympiad các nước trên TG (có dịch + lời giải, trọn bộ 6 tập của Nguyễn Hữu Điển):
Download theo Link sau: http://www.mediafire.com/?iwiuyvlno1l


Bữa sau post tiếp :D
 
T

thandieupro

Giúp mình zới.

Mình thấy mình học toán cũng ko đến nỗi nhưng ko hiểu vì sao khi đi thi mình lại dc điểm thấp
Hẵy cho mình lời giải đáp.
 
H

hoa_giot_tuyet

Mình thấy mình học toán cũng ko đến nỗi nhưng ko hiểu vì sao khi đi thi mình lại dc điểm thấp
Hẵy cho mình lời giải đáp.

Theo mik thì có nìu lý do
_ Tâm trạng k ổn định, thường lo sợ ...
_ Đề k trúng vào những phần đã ôn nên cảm giác sợ sệt, sợ hãi (mặc dù suy kĩ vẫn ra)
_ Bản thân tự thấy mình học k đến nỗi, nhưng thực chất ... :D
_ Làm đc nhưng trình bày kém, sơ sài, thường hấp tấp nên sai sót những điểm nhỏ :(
Bạn xem sao nhé, điều chỉnh lại cách làm bài, chú ý đến tâm lý :)
 
T

try_to_forget_all_things

Các bạn ơi mình học rất kém phần BĐT.
Vì vậy ai có thể cho mình các BĐT ngoài Cô-si;Bu-nhi-a ko?
Và các phương pháp giải thông dụng?
 
H

hoa_giot_tuyet

cÓ cái này về BĐT tổng hợp hết nhưng nặng lắm ;))

khoảng nặng sơ sơ 55.11 MB ;))

Mọi thứ về bất đẳng thức nằm trong này : http://www.mediafire.com/?iizlldumuzd

Tàì liệu đây tìm nhìu nhưng k thèm nhìn :-j

Các bạn ơi mình học rất kém phần BĐT.
Vì vậy ai có thể cho mình các BĐT ngoài Cô-si;Bu-nhi-a ko?
Và các phương pháp giải thông dụng?

Bạn nhìn lên phía trên nhé, tớ post khá nhìu tài liệu, bạn có thể tham khảo :D
 
D

duynongpro

1,(làm bằng 2 cách ) cho hình bình hành ABCD , E thuộc BC. gọi A';B';C' theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ tờ A,B,C đến đường thẳng DE. C/m AA' =BB'+CC'
2, cho tam giác ABC vuông tại A . Đường cao AH gọi I là TĐ của HC kẻ AB vuông góc BK sao cho BK =1/2 AC, k và C cùng phía với AB
a, gọi E la TĐ của AH. C/m rằng BE // IK
b, C/m KI vuông góc AI
 
K

kieukieu_98xxx

cái quan trọng là tớ nhìn thấy bài tán giải bằng cách lập phương trình là đã thấy nhức đầu,ức chế oy,vì ko biết chọn ẩn,ko biết lập luận ntn để ra 1 phương trình,cái chốt là ở chỗ đó,có ai có chìa khóa ko,mở giúp tớ với,năm nay toán quan trọng vô cùng.gửi tin nhắn cho tớ nhé,thanks
 
P

phuphu123

Theo mình thì ở những bài toán lập phương trình
ta nên...đặt cái ng` ta hỏi là ẩn
sau đó suy ra tất cả những cái j có liên quan đến ẩn...mà đề bài cho :D
từ những cái đó...ta sẽ liên kết những cái trên nhờ vào "+" "-" "x" ":" "=" ...
cuối cùng là giải phương trình
thế là ta đã làm xong đc bài toán :D
 
C

chuiden98

Để học tốt môn toán chúng ta cần phải :

- Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.

- Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.

- Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.

- Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học.

- Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.


___________________________

radar
 
B

boboi

bạn ơi nếu muốn học giỏi không chỉ như ban nghỉ ma còn phải học nhiều phương pháp nữa , sau đây là 1 ví dụ của tớ:

Chọn thời gian
Hầu hết những người già suy nghĩ sáng suốt hơn vào buổi sáng, những người trẻ tuổi thì nghĩ là buổi chiều. Cộng thời gian suy nghĩ tốt nhất của bạn lại để não có thể làm việc hiệu quả hơn và phát huy được trí thông minh một cách xuất sắc nhất.
Đón nhận một sự giáo dục tốt nhưng đừng áp dụng một cách triệt để. Nhà tâm lý học Dean Keith Simonton nói rằng phương thức giáo dục của nhà trường có ảnh hướng lớn đến trí sáng tạo của trẻ, nhất là ở lứa tuổi cấp 2. Tuy nhiên áp dụng nhất nhất theo bài học sẽ làm hạn chế khả năng sáng tạo.
Lắng nghe một cách có chọn lọc Trí nhớ là yếu tố số 1 để não có thể hoạt động nhanh nhạy và giúp chúng ta thông thoáng vấn đề tốt hơn. Chúng ta hãy rèn luyện để có thể dùng trí nhớ tìm kiếm trí. Bước đầu rèn luyện trí nhớ bằng cách viết những việc cần làm vào thời gian biểu, sau đó thói quen ghi nhớ sẽ dần được hình thành.
Đừng lạm dụng chất
Để có thể tập trung và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất, thông thường bạn hay nhờ đến một ly cà fê. Điều này không có hại nhưng nhớ đừng lạm dụng quá, bởi não sẽ có thể dẫn đến tình trạng “trơ”.
Hãy tạo một điểm tựa cho trí nhớ của bạn
Giáo sư Denise Park của trường đại học Michigan nói: “Đừng để những thông tin cần thiết ngoài cánh đồng. Hãy xây dựng” trí nhớ của bạn như một giàn giáo và buộc vào đó một vài thông tin. Cố gắng liên kết những sự kiện đó lại với nhau”.
Rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện
Học tập và rèn luyện nhiều lần thì bạn sẽ có được những kỹ năng mới. Trong não bạn sẽ xuất hiện một cách tổ chức khoa học ở “bên trong”. Rèn luyện nhiều thực sự giúp chúng ta có những hành động “già trước tuổi”. Có một nguyên lý mà không phải ai cũng biết đó là “não càng hoạt động càng thông minh”.
Không căng thẳng
Có những người tự tạo cơ may cho mình bằng cách họ suy nghĩ vấn đề rất nhanh, họ “chộp” cơ hội nhanh hơn thực tế cho phép. Khi cần phải suy nghĩ họ thường có những ý nghĩ như “hoặc là tất cả hoặc không có gì”. Những người này họ giải quyết vấn đề một cách nhàn nhã ung dung bởi sự sáng tạo và tính khôi hài của mình.
Sử dụng trí thông minh một cách chuyên nghiệp
Kết quả bất ngờ từ cuộc điều tra ở Ba Lan cho biết: Những người thường xuyên luyện tập các test trí tuệ sẽ có một khả năng chống đỡ khá tốt với những vấn đề không may trong cuộc sống. Một điều thú vị nữa là cuộc sống vợ chồng cũng tạo ra những kích thích cho não hoạt động.
“Chinh chiến” để có nhiều kinh nghiệm
Trí sáng tạo của bạn thường xuyên được “đun sôi” lên khi bạn dùng khả năng của mình để khai thác một lĩnh vực khác. Ví dụ như Velcro đã nghĩ ra cách lấy gậy làm sạch quần áo. Chúng ta cũng thường hay hỏi tại sao nhân viên kế toán có thể tính các phép tính nhanh hơn bình thường, đó là bởi vì họ có sự luyện tập thường xuyên.
Học tập Leonardo da Vinci
Trong cuốn sách mới có tựa đề “How to Think Like Leonardo da Vinci” của tác giả Michael Gelb nói về bí quyết “làm giàu” bộ não bằng cách thiết lập kế hoạch cho công việc. Bí quyết của Leonardo da Vinci là “học cách tung hứng những vấn đề phức tạp một cách đối ngược nhau, sau đó rút ra kết luận”.
Chú ý cao độ
Bạn có bao giờ bỏ thời gian ra để tìm kiếm chính bản thân mình chưa? Có bao giờ bạn quên tên một người mới chỉ có một lần gặp gỡ? Vấn đề ở đây là bạn không nhớ, mà nguyên nhân chính là không tập trung. Giống như tuổi tác của chúng ta, chúng ta cần phải có ý thức nhắc nhở chúng ta phải đặt thông tin vào bộ nhớ.
Lắng nghe nhạc Mozart
Một thí nghiệm của tâm lý học đã tìm thấy hiệu quả cho trí nhớ trong âm nhạc của Mozart. Khi nghe âm nhạc bạn sẽ có thể liên kết được những sự kiện quan trọng nhiều và nhanh hơn.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện đáng kể tâm trí của bạn. Thực hiện những bài tập aerobic có thể làm cho phát triển tính năng dẫn truyền của các dây thần kinh. Điều này không nghi ngờ gì bởi não được cung cấp thêm nhiều ô xy hơn và các hợp chất được gọi là “neurotrophins”. Với những chất này, tế bào não sẽ được “nuôi dưỡng” tốt hơn. Tuy nhiên đừng tập những bài tập quá nặng nhọc đến kiệt sức.
Cố gắng những thứ mới
Chúng ta vẫn còn nhớ cuộc đời của họa sĩ Henri Matisse có được bức tranh để đời là nhờ vào những giờ phút cuối cùng trước khi ông ra đi. Ông đã thử vẽ bức tranh cuối cùng với một chiếc bút lông và một cái kéo mới, đó là những dụng cụ khiến người hoạ sĩ này sáng tạo một bức tranh độc đáo. Chúng ta vẫn thấy càng ngày người ta càng ưa chuộng những người quản lý sáng tạo với lối tư duy mới lạ và độc đáo.

nếu thích thì nhớ thanks nhiều nha:cool::cool::cool::)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)
 
G

g_dragon88

Tại sao mình vào mấy cái link mà các bạn cho nhưng không thấy chỗ download bài đâu cả . Sao lại thế nhỉ???
 
Top Bottom