Toán 12 Toán 12

F

final_fantasy_vii

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em mới học phần "hình ko gian" thấy khó quá, có bài này mọi người giúp em với

Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J là 2 điểm di động lần lượt trên các cạnh AD, BC sao cho luôn có [tex]\frac{IA}{ID}=\frac{JB}{JC}[/tex]
Tìm tập hợp điểm M thuộc IJ chia đoạn IJ theo tỉ số k cho trước ( tức điểm M thỏa mãn
IM=k.MJ)
#:-S
 
T

thodisan

Bạn ơi bài này người ta chỉ cho các dữ kiện như vậy thôi hay là cho số cụ thể. Nếu có số cụ thể bạn post lên nhé.
 
T

thodisan

Nếu chỉ có thế thì mình chịu thua, không giải được. Nhưng mình đọc đề thấy có cái j` đó ko ổn, hình như thiếu 1 cái j` đó. Bạn thử hỏi người ra đề xem cách giải của họ thế nào rồi post lên nhé.
 
L

lethiminhson

gọi Io,Jo là hai điển cố định lần lượt trên AD,BC.Mo là điểm thuộc đoạn IoJo sao cho IoMo =kMoJo.vậy tập hợp các điểm M là cạnh HN wa Mo đồng thời // với cả AD,BC.

mình giải đại đóa ,ko bít cóa đúng ko nữa.nếu cóa đáp án chỉ mình với nha,mình làm sai thì thông cảm choa mình ha ;)
 
T

thodisan

Lời giải của bạn ko ổn. Thứ nhất hai điểm I và J thuộc AD và BC là không cố định cho nên bạn không có quyền chọn hai điểm Io và Jo thuộc AD và BC cố định.( Bài này chỉ có hình chóp là cố định, ngoài ra các điểm khác đều di động). Điều sai thứ 2 mình không nói ngay, nhưng mình ra đề bài này nhé. Bạn thử xem có làm đc không: Cho tứ diện bất kì và 1 điểm bất kì (tuỳ bạn chọn nhé, sao cũng đc). Dựng 1 đường thẳng song song với 2 cạnh đối diện của tứ diện & đi qua điểm bất kì kia. (Bạn chỉ cần chỉ ra 1 trường hợp đúng thôi nhé. Không cần tổng quát). ^^
 
L

lethiminhson

thodisan said:
Lời giải của bạn ko ổn. Thứ nhất hai điểm I và J thuộc AD và BC là không cố định cho nên bạn không có quyền chọn hai điểm Io và Jo thuộc AD và BC cố định.( Bài này chỉ có hình chóp là cố định, ngoài ra các điểm khác đều di động). Điều sai thứ 2 mình không nói ngay, nhưng mình ra đề bài này nhé. Bạn thử xem có làm đc không: Cho tứ diện bất kì và 1 điểm bất kì (tuỳ bạn chọn nhé, sao cũng đc). Dựng 1 đường thẳng song song với 2 cạnh đối diện của tứ diện & đi qua điểm bất kì kia. (Bạn chỉ cần chỉ ra 1 trường hợp đúng thôi nhé. Không cần tổng quát). ^^

mình hiểu í bạn nói rui`, í bạn cóa phải là 2 cạnh của tứ diện đóa ko thể // đúng ko.uh` đúng rui` đóa chắc mình làm sai ui` ;) ,mình cũng ko am hiểu toán lắm làm bừa thui mơ` cóa gì bạn chỉ bảo nhìu hơn nha :D
 
Q

quangghept1

final_fantasy_vii said:
Em mới học phần "hình ko gian" thấy khó quá, có bài này mọi người giúp em với

Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J là 2 điểm di động lần lượt trên các cạnh AD, BC sao cho luôn có [tex]\frac{IA}{ID}=\frac{JB}{JC}[/tex]
Tìm tập hợp điểm M thuộc IJ chia đoạn IJ theo tỉ số k cho trước ( tức điểm M thỏa mãn
IM=k.MJ)
#:-S

Cái này tớ giải cách hình vẽ khá phức tạp, trình bày thử vài bước rồi bạn tự vẽ hình nha

Từ I trong mặt phẳng (ABD) kẻ đường thẳng song song với AB cắt BD tại H

Từ J trong mặt phẳng (ABC) kẻ đường thẳng song song với AB cắt AC tại P

Dựa vào cái tỉ số trên bạn chứng minh được (IHJP) song song với AB và CD

Sau đó trong mặt phẳng (IHJP) bạn vẽ đường thẳng đi qua M và song song với IP và JH rồi cắt JP tại [tex]M_1[/tex] , cắt IH tại [tex]M_2[/tex] ,

Rồi chứng minh [tex]M_1C[/tex] ;[tex]M_2D[/tex] và[tex]AB đồng quy tại O trên nằm trên AB , thì cái quỹ tích của đề bài là mặt phẳng (OCD) . Bạn cứ vẽ hình và nhìn vào lời giải là ra ...[/tex]
 
T

thodisan

quangghept1 said:
Cái này tớ giải cách hình vẽ khá phức tạp, trình bày thử vài bước rồi bạn tự vẽ hình nha

Từ I trong mặt phẳng (ABD) kẻ đường thẳng song song với AB cắt BD tại H

Từ J trong mặt phẳng (ABC) kẻ đường thẳng song song với AB cắt AC tại P

Dựa vào cái tỉ số trên bạn chứng minh được (IHJP) song song với AB và CD

Sau đó trong mặt phẳng (IHJP) bạn vẽ đường thẳng đi qua M và song song với IP và JH rồi cắt JP tại [tex]M_1[/tex] , cắt IH tại [tex]M_2[/tex] ,

Rồi chứng minh [tex]M_1C[/tex] ;[tex]M_2D[/tex] và[tex]AB đồng quy tại O trên nằm trên AB , thì cái quỹ tích của đề bài là mặt phẳng (OCD) . Bạn cứ vẽ hình và nhìn vào lời giải là ra ...[/quote] Lời giải của bạn hay quá, nhưng mình có 1 số thắc mắc bạn giải thik dùm nha. Ứng với mỗi cặp điểm I, J ta chỉ có 1 điểm M ( với hệ số k) nếu bạn cho rằng mặt phẳng (OCD) chính là tập hợp điểm M cũng có nghĩa đoạn CD chính là tập hợp điểm M, hay chính là M nằm trên cả đoạn CD. Vậy khi I và J trùng với D, C (tỉ số \frac{IA}{ID}=\frac{JB}{JC} bằng nhau nhé) thì điểm M chạy đâu cũng được trên CD àh. Nếu vậy yêu cầu hệ số k mất tác dụng.[/tex]
 
F

final_fantasy_vii

Mọi người xem lời giải bài này nha:
Giả sử (HIJ) cắt BD tại K, --> HIJK là hình bình hành. Qua M kẻ PQ song song với AB (P thuộc HI và Q thuộc JK), Ta có:

248e844486edc78a7291.gif

--> E là điểm chia CD theo tỉ số k

df877f3486edcbfb143b.gif

--> F là điểm chia AB theo tỉ số k

Vậy, tập hợp điểm M chia đoạn IJ theo tỉ số k là đoạn EF với E, F lần lượt là điểm chia CD và AB theo tỉ số k
 
  • Like
Reactions: Lê Văn Đông
T

thodisan

Đáp án của bạn hay đấy, nhưng bạn cần chứng minh cho AP, BQ và CD đồng quy tại E.[/b]
 
T

tupi

bạn ơi tự nhin bạn lôi đâu ra cái điểm H ..rùi khẳng định IHJK là hình bình hành zậy
 
Top Bottom