Sử Tlacaxipehualiztli – Nghi lễ lột da người của người Aztec

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người Aztec – được tổ chức vào tháng hai hàng năm theo lịch Aztec – là nghi lễ Tlacaxipehualiztli – nghi lễ lột da người.

Đầu tiên, mỗi trường huấn luyện (calpulli) chọn ra một người trong số các tù binh của họ để “lột da”. Trong thời gian chuẩn bị trước khi bị mang ra nơi hành quyết, nạn nhân được đối xử như khách quý, “người bắt anh ta cùng đoàn tháp tùng gồm toàn thanh nien địa phương lien tục đến tận tình thăm viếng, trang điểm và ngưỡng mộ anh ta” – dù họ cũng “chế nhạo” anh ta để nhắc anh ta nhớ đến sô phận hãi hùng đang chờ mình.
Trong thời gian này, người chủ tù binh sẽ gọi người tù là “con trai yêu quý” và người tù sẽ gọi lại là “cha yêu quý”. Người chủ tù binh cũng chỉ định một người “chú” chăm sắp người tù binh trong quá trình “lột bỏ”
Trong bốn ngày trước khi thực hiện nghi lễ, người tù binh sẽ được tập dượt trước theo nghi thức bên tảng đá hành quyết, bốn lần bị moi tim ra khỏi ngực theo cách tượng trưng và trong đêm cuối cùng. Anh ta sẽ (*) cùng “cha yêu quý” chờ đợi đến thời khắc đi đến tảng đá, xem những kẻ có tên trước mình trong danh sách hiến tế chiến đấu trận chiến định mệnh.
Khi đến lúc tổ chức nghi lễ, người tù binh sẽ được đội trên đầu chiếu mũ gắn những chiếc lông chim màu xanh (green feathers), với các thầy tế vây quanh, anh ta bị trói và dắt bằng một sợi dây thừng để đưa đến tảng đá hành quyết đặt trên một cái bệ cao cho công chúng thấy, nơi anh ta được chuẩn bị cho cái chết đau đớn của mình. (Clendinen trang 94 - 95). Tảng đá sẽ cho anh ta lợi thế về chiều cao so với bốn chiến binh sẽ tấn công anh ta và anh ta được cấp cho bốn cây gậy gắn biểu tượng vị thần anh ta tôn thờ (rattle staff) – cầm bên tay trái - để tấn công bốn chiến binh đó. Tuy vậy, vũ khí chính của của anh ta là một thanh kiếm gỗ có lưỡi không được gắn đá lửa mà được gắn lông chim.
[
Nạn nhân, đã được đưa lên chỗ cao hơn đối thủ và được giải tỏa khỏi điều cấm kị tránh giết người vốn phổ biến trên chiến trường, có thể vung cây gậy tày nặng quật vào đầu các đối thủ với một sự tự do hiếm thấy. Các nhà vô địch (người Aztec) cũng được ban cho một mục tiêu dễ dàng đầy hấp dẫn. Nạn nhân có thể bị vô hiệu hóa và ngã quỵ bởi một cú đánh chuẩn xác như trên chiến trường. Nhưng một cú đánh như thế cũng làm cho khán giả không được xem một trận đánh ngoạn mục, đồng thời chấm dứt luôn niềm vinh quang của họ, cho nên họ phải chống lại niềm cám dỗ ấy. Đúng hơn, mối quan tâm của họ trong tình huống hao tổn sức lực và đông người chứng kiến như thế này là biểu diễn nghệ thuật sử dụng vũ khí cao cường; trong một cuộc trình diễn kéo dài và tinh tế bằng những thanh kiếm sắc bén để cắt nạn nhân một cách thanh lịch, nhẹ nhàng, để vẽ lên làn da sống của nạn nhân những đường dây máu (Toàn bộ quá trình này được gọi là “lột bỏ”). Cuối cùng nạn nhân kiệt sức vì quá cố gắng và mất nhiều máu, sẽ loạng choạng rồi ngã xuống.
]
Anh ta bị kết thúc bằng nghi lễ mổ phanh lồng ngực và quả tim đang còn độc bị bứt ra khỏi chỗ của nó (Clendinen các trang 95 – 96)
Người đã bắt anh ta không tham dự vào cuộc phanh thây chết chóc này mà chỉ quan sát từ bên dưới tảng đá hành hình. Tuy nhiên, ngay khi tử thi bị cắt đầu để đem trưng bày tại ngôi đền (hộp sọ của nạn nhân được đặt dọc theo các bức tường của ngôi đền), ông liền uống máu của người chết và mang cái xác không đầu trở về nhà. Tại đây, ông chặt tay chân cái xác ra, để phân chia theo đúng yêu cầu của lễ hiến sinh, lột da phần thân của cái xác trong khi gia đình ông
[
Ăn một bữa ăn nhỏ theo nghi lễ với món ngô hầm với một ít thịt của người chiến binh đã chết, vừa khóc vừa than thở cho số phận tương tự mà các chiến binh trẻ tuổi của họ có thể sẽ phải chịu. Để dự bữa tiệc “buồn thảm” đó, ông (người bắt được tù binh) cởi bộ y phục vinh dự dành cho người bắt được tù binh và được sơn trắng, giống như người tù binh đã chết trước đó được trang điểm, bằng phống và lông chim của nạn nhân đã được số phận định đoạt
]
Tuy nhiên, sau đó, người chủ tù binh –– lại thay y phục. Giờ đây ông khoát lên người tấm da lột từ thi thể nạn nhân, lúc này được gọi với cái tên mỹ miều là “áo choàng vàng” (golden robes) và cho những người “cầu xin đặc ân ấy” được phép mượn tạm, đến khi tấm da và những mẩu thịt bám vào thối rữa. Đây là sự vinh quang cuối cùng dành cho nạn nhân của nghi lễ, người đã chiến đấu đến những giờ phút cuối cùng, người mà giờ đây được gọi là “vị chúa tể đã bị lột da của chúng ta (our flayed lord)”.
Sau khoản 20 ngày (cũng là vào khoản thời gian lúc lễ hội – tổ chức ngay sau nghi lễ - kết thúc), bộ da sẽ mục rữa và thối nát. Khi đó, bộ da sẽ được mang đến đặt trong một hang động dưới chân ngôi đền mà anh ta đã thực hiện nghi lễ.
Nhưng những điều trên chưa phải là tất cả những gì mà cơ thể người chiến binh xấu số đó sẽ phải chịu sau khi chết. Xương đùi của anh ta sẽ được bọc lại và đặt lên trên đó một chiếc mặt nạ nhỏ, rồi sau đó được đặt trong đền thờ với một biệt danh khủng khiếp “Vị thần bị giam cầm” (The God Captive)
Chưa hết, máu của anh ta sẽ được dùng để nhuộm đỏ những chiếc lông trên chiếc mũ mà anh ta đã đội trên đầu lúc thực hiện nghi lễ (feathered rim). Sau đó, lông chim sẽ được dùng để trang trí cho ngôi trường (calpulli) có chiến binh đã bắt được anh ta và tòa nhà chính phủ (calpulcos).
(*) chỗ này trong sách “Lịch sử chiến tranh” tác giả có nhắt đến một nghi lễ là “lễ vọng” mình không tìm được tài liệu nào về nghi lễ này nên xin phép bỏ qua.
Nguồn: Lịch sử chiến tranh
World digital library
Ranker.com
aztec religion. encyclopædia britannica
Xipe Totec. Ancient history encyclopedias

inbound8756610028902863520.jpg inbound5327685069491231183.jpg inbound5917383368147564059.jpg inbound2994567639358666279.jpg

Nguồn: một góc nhìn
 
  • Like
Reactions: G-11F and Tam1902

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người Aztec – được tổ chức vào tháng hai hàng năm theo lịch Aztec – là nghi lễ Tlacaxipehualiztli – nghi lễ lột da người.

Đầu tiên, mỗi trường huấn luyện (calpulli) chọn ra một người trong số các tù binh của họ để “lột da”. Trong thời gian chuẩn bị trước khi bị mang ra nơi hành quyết, nạn nhân được đối xử như khách quý, “người bắt anh ta cùng đoàn tháp tùng gồm toàn thanh nien địa phương lien tục đến tận tình thăm viếng, trang điểm và ngưỡng mộ anh ta” – dù họ cũng “chế nhạo” anh ta để nhắc anh ta nhớ đến sô phận hãi hùng đang chờ mình.
Trong thời gian này, người chủ tù binh sẽ gọi người tù là “con trai yêu quý” và người tù sẽ gọi lại là “cha yêu quý”. Người chủ tù binh cũng chỉ định một người “chú” chăm sắp người tù binh trong quá trình “lột bỏ”
Trong bốn ngày trước khi thực hiện nghi lễ, người tù binh sẽ được tập dượt trước theo nghi thức bên tảng đá hành quyết, bốn lần bị moi tim ra khỏi ngực theo cách tượng trưng và trong đêm cuối cùng. Anh ta sẽ (*) cùng “cha yêu quý” chờ đợi đến thời khắc đi đến tảng đá, xem những kẻ có tên trước mình trong danh sách hiến tế chiến đấu trận chiến định mệnh.
Khi đến lúc tổ chức nghi lễ, người tù binh sẽ được đội trên đầu chiếu mũ gắn những chiếc lông chim màu xanh (green feathers), với các thầy tế vây quanh, anh ta bị trói và dắt bằng một sợi dây thừng để đưa đến tảng đá hành quyết đặt trên một cái bệ cao cho công chúng thấy, nơi anh ta được chuẩn bị cho cái chết đau đớn của mình. (Clendinen trang 94 - 95). Tảng đá sẽ cho anh ta lợi thế về chiều cao so với bốn chiến binh sẽ tấn công anh ta và anh ta được cấp cho bốn cây gậy gắn biểu tượng vị thần anh ta tôn thờ (rattle staff) – cầm bên tay trái - để tấn công bốn chiến binh đó. Tuy vậy, vũ khí chính của của anh ta là một thanh kiếm gỗ có lưỡi không được gắn đá lửa mà được gắn lông chim.
[
Nạn nhân, đã được đưa lên chỗ cao hơn đối thủ và được giải tỏa khỏi điều cấm kị tránh giết người vốn phổ biến trên chiến trường, có thể vung cây gậy tày nặng quật vào đầu các đối thủ với một sự tự do hiếm thấy. Các nhà vô địch (người Aztec) cũng được ban cho một mục tiêu dễ dàng đầy hấp dẫn. Nạn nhân có thể bị vô hiệu hóa và ngã quỵ bởi một cú đánh chuẩn xác như trên chiến trường. Nhưng một cú đánh như thế cũng làm cho khán giả không được xem một trận đánh ngoạn mục, đồng thời chấm dứt luôn niềm vinh quang của họ, cho nên họ phải chống lại niềm cám dỗ ấy. Đúng hơn, mối quan tâm của họ trong tình huống hao tổn sức lực và đông người chứng kiến như thế này là biểu diễn nghệ thuật sử dụng vũ khí cao cường; trong một cuộc trình diễn kéo dài và tinh tế bằng những thanh kiếm sắc bén để cắt nạn nhân một cách thanh lịch, nhẹ nhàng, để vẽ lên làn da sống của nạn nhân những đường dây máu (Toàn bộ quá trình này được gọi là “lột bỏ”). Cuối cùng nạn nhân kiệt sức vì quá cố gắng và mất nhiều máu, sẽ loạng choạng rồi ngã xuống.
]
Anh ta bị kết thúc bằng nghi lễ mổ phanh lồng ngực và quả tim đang còn độc bị bứt ra khỏi chỗ của nó (Clendinen các trang 95 – 96)
Người đã bắt anh ta không tham dự vào cuộc phanh thây chết chóc này mà chỉ quan sát từ bên dưới tảng đá hành hình. Tuy nhiên, ngay khi tử thi bị cắt đầu để đem trưng bày tại ngôi đền (hộp sọ của nạn nhân được đặt dọc theo các bức tường của ngôi đền), ông liền uống máu của người chết và mang cái xác không đầu trở về nhà. Tại đây, ông chặt tay chân cái xác ra, để phân chia theo đúng yêu cầu của lễ hiến sinh, lột da phần thân của cái xác trong khi gia đình ông
[
Ăn một bữa ăn nhỏ theo nghi lễ với món ngô hầm với một ít thịt của người chiến binh đã chết, vừa khóc vừa than thở cho số phận tương tự mà các chiến binh trẻ tuổi của họ có thể sẽ phải chịu. Để dự bữa tiệc “buồn thảm” đó, ông (người bắt được tù binh) cởi bộ y phục vinh dự dành cho người bắt được tù binh và được sơn trắng, giống như người tù binh đã chết trước đó được trang điểm, bằng phống và lông chim của nạn nhân đã được số phận định đoạt
]
Tuy nhiên, sau đó, người chủ tù binh –– lại thay y phục. Giờ đây ông khoát lên người tấm da lột từ thi thể nạn nhân, lúc này được gọi với cái tên mỹ miều là “áo choàng vàng” (golden robes) và cho những người “cầu xin đặc ân ấy” được phép mượn tạm, đến khi tấm da và những mẩu thịt bám vào thối rữa. Đây là sự vinh quang cuối cùng dành cho nạn nhân của nghi lễ, người đã chiến đấu đến những giờ phút cuối cùng, người mà giờ đây được gọi là “vị chúa tể đã bị lột da của chúng ta (our flayed lord)”.
Sau khoản 20 ngày (cũng là vào khoản thời gian lúc lễ hội – tổ chức ngay sau nghi lễ - kết thúc), bộ da sẽ mục rữa và thối nát. Khi đó, bộ da sẽ được mang đến đặt trong một hang động dưới chân ngôi đền mà anh ta đã thực hiện nghi lễ.
Nhưng những điều trên chưa phải là tất cả những gì mà cơ thể người chiến binh xấu số đó sẽ phải chịu sau khi chết. Xương đùi của anh ta sẽ được bọc lại và đặt lên trên đó một chiếc mặt nạ nhỏ, rồi sau đó được đặt trong đền thờ với một biệt danh khủng khiếp “Vị thần bị giam cầm” (The God Captive)
Chưa hết, máu của anh ta sẽ được dùng để nhuộm đỏ những chiếc lông trên chiếc mũ mà anh ta đã đội trên đầu lúc thực hiện nghi lễ (feathered rim). Sau đó, lông chim sẽ được dùng để trang trí cho ngôi trường (calpulli) có chiến binh đã bắt được anh ta và tòa nhà chính phủ (calpulcos).
(*) chỗ này trong sách “Lịch sử chiến tranh” tác giả có nhắt đến một nghi lễ là “lễ vọng” mình không tìm được tài liệu nào về nghi lễ này nên xin phép bỏ qua.
Nguồn: Lịch sử chiến tranh
World digital library
Ranker.com
aztec religion. encyclopædia britannica
Xipe Totec. Ancient history encyclopedias

View attachment 138072 View attachment 138073 View attachment 138074 View attachment 138075

Nguồn: một góc nhìn
Eo ơi, sao lại có những cái nghi lễ kinh khủng như vậy?
Người chứ đâu có phải là tôm hay thạch sùng,... mà thay da (lột da)
Thật hãi hùng
 

Tam1902

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười hai 2017
446
283
89
21
TP Hồ Chí Minh
trường Quốc tế Á Châu
Eo ơi, sao lại có những cái nghi lễ kinh khủng như vậy?
Người chứ đâu có phải là tôm hay thạch sùng,... mà thay da (lột da)
Thật hãi hùng
Người ta phải làm vậy thôi em
Người xưa quan niệm muốn mùa màng bội thu, mọi thứ suôn sẻ thì phải hiến tế một linh hồn để được các vị thần chấp nhận.
Hiến tế linh hồn và máu của con người thì mới thể hiện sự sủng ái và tôn trọng
 
Top Bottom