Hóa 9 Tính n, b, c ?

thanhnghi05

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng mười hai 2021
75
43
11
An Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hòa tan lần lượt a gam Mg, xong đến b gam Fe, c gam một oxit sắt X trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 1,23 lít khí A (27°C, 1 atm) và dung dịch B.
Lấy 1/5 dung dịch B cho tác dụng vừa đủ với dung dịch KMnO4, 0,05M thì hết 60 ml, được dung dịch C.
Biết trong dung dịch C có 7,314 gam hỗn hợp muối trung tính.
1. Cho biết tên oxit sắt X đã dùng ?
2. Tỉnh n, b, c ?
 
  • Like
Reactions: huyenlinh7ctqp

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,708
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
Hòa tan lần lượt a gam Mg, xong đến b gam Fe, c gam một oxit sắt X trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 1,23 lít khí A (27°C, 1 atm) và dung dịch B.
Lấy 1/5 dung dịch B cho tác dụng vừa đủ với dung dịch KMnO4, 0,05M thì hết 60 ml, được dung dịch C.
Biết trong dung dịch C có 7,314 gam hỗn hợp muối trung tính.
1. Cho biết tên oxit sắt X đã dùng ?
2. Tỉnh n, b, c ?

$pV=nRT$
$\rightarrow n_{H_2}=0,05 mol$
Gọi x, y, z là số mol của Mg, Fe, oxit sắt
$x+y=0,05$
Khi dùng toàn bộ dung dịch B thì cần vừa đủ 300 ml $KMnO_4 $ 0,05 M được dung dịch C có 36,57 g muối trung tính
Muối gồm $K_2SO_4, MnSO_4, MgSO_4, Fe_2(SO_4)_3$
$n_{K_2SO_4}=0,0075 mol$
$n_{MnSO_4}=0,015 mol$
$n_{MgSO_4}=x$
TH1: Oxit là $FeO$
$n_{Fe_2(SO_4)_3}=\frac{y+z}{2}$
$\rightarrow m=3,57+120x+200(y+z)=36,57$
Bảo toàn e : $n_{Fe^{+2}}=5n_{Mn+7}$
$\rightarrow y+z=0,075$
Giải 3 phương trình, có 1 số âm $\rightarrow $ Trường hợp này loại
TH2: Oxit là $Fe_3O_4$
TH3: Oxit là $Fe_2O_3$

Với 2 trường hợp này làm tương tự như trường hợp trên kia
Nếu có vấn đề hay thắc mắc gì trong quá trình làm bài thì e hỏi xuống phía dưới nhé!
 
  • Like
Reactions: _khánh

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Hòa tan lần lượt a gam Mg, xong đến b gam Fe, c gam một oxit sắt X trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 1,23 lít khí A (27°C, 1 atm) và dung dịch B.
Lấy 1/5 dung dịch B cho tác dụng vừa đủ với dung dịch KMnO4, 0,05M thì hết 60 ml, được dung dịch C.
Biết trong dung dịch C có 7,314 gam hỗn hợp muối trung tính.
1. Cho biết tên oxit sắt X đã dùng ?
2. Tỉnh n, b, c ?
Đặt $Fe_nO_m$
Gọi x,y,z lần lượt là số mol của Mg, Fe, Oxit sắt X.
Ta có:
$n_{H_2}$ sinh ra = x + y = 0,05 mol.(1)
Trong B gồm có $MgSO_4$, $FeSO_4$ hoặc có thể có $Fe_2(SO_4)_3$.
Khi cho 1/5 B vào $KMnO_4$ các muối sắt sẽ chuyển về hết thành muối $Fe^{3+}$
Ta có: $n_{KMnO_4}$ PƯ = 0,003mol.
Trong C có các muối trung hòa: $MgSO_4$(x/5), $Fe_2(SO_4)_3$([tex]\dfrac{y+nz}{2}[/tex]) , $K_2SO_4$ (0,0015), $MnSO_4$ (0,003)
Từ đó ta suy ra:
mMgSO4 + mFe2(SO4)3=6,6g.
<=> 24x + 40y + 40nz = 6,6 (2)
Áp dụng bảo toàn electron:
2x+3y+ z(3n-2m)= 2.0,05+ 0,003.5.5 (3)
Từ (1), (2), (3) ta có hệ phương trình:
Ta biện luận theo n và m:
TH1: n=m=1:
=> Loại
TH2: n=2, m=3:
=> Loại
TH3: n=3, m=4:
=> $Fe_3O_4$ (thỏa).
=> a = 0,015.24 = 0,36g.
b = 0,035.56 = 0,96g.
c = 0,04.232 = 9,28g.
Bạn còn thắc mắc gì thì ghi bên dưới nha ^ ^
 
  • Like
Reactions: thanhnghi05
Top Bottom