OK, trước hết mình không hiểu sao trang đó lại ghi là "C có tính khử mạnh hơn Si" vì điều đó là phi lý thuyết. Chưa tính đến việc thực tế nó đúng hay không, xem vài dẫn chứng mình tìm được nhé:
1.
"Các nguyên tố cùng nhóm có khuynh hướng thể hiện các dáng điệu tương tự về bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, và độ âm điện. Từ trên xuống trong cùng một nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần. Do có nhiều mức năng lượng được lấp đầy hơn, các electron hóa trị xuất hiện ở xa hạt nhân hơn. Từ trên xuống, các nguyên tố sau có mức năng lượng ion hóa thấp hơn, tức là dễ tách electron ra khỏi nguyên tử bởi liên kết lỏng lẻo đi. Tương tự, trong một nhóm từ trên cuống sẽ giảm độ âm điện do khoảng cách giữa các electron hóa trị và hạt nhân tăng dần. Tuy nhiên các xu hướng này cũng có ngoại lệ, ví dụ trong nhóm 11 thì độ âm điện tăng từ trên xuống.
"
- Wikipedia, Bảng tuần hoàn
2.
Si tác dụng được với F2, kiềm, còn C thì không (bất kỳ sách giáo khoa hay sách ôn tập nào về phần C - Si đều có chỉ ra điều này).
3.
So sánh về năng lượng ion hóa:
C: (I) 1086,5 kJ/mol ; (II) 2352,6 kJ/mol ; (III) 4620,5 kJ/mol
Si: (I) 786,5 kJ/mol ; (II) 1577,1 kJ/mol ; (III) 3231,6 kJ/mol
-Wikipedia, Cacbon - Silic
Còn việc vì sao Si không tác dụng với oxit kim loại như C thì mình chưa chắn chắn, mong các cao thủ giúp đỡ.
@Tâm Hoàng ,
@Dio Chemistry ,
@Isla Chemistry .