Hòa tan 8,1g ZnO vào 200ml dung dịch HNO₃ 2M.
a) Tính khối lượng chất dư sau phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
200 ml = 0,2 l.
Tính được số mol của [TEX]ZnO [/TEX] và [TEX]HNO_3[/TEX] tham gia phản ứng lần lượt là 0,1 mol và 0,4 mol.
PTHH: [TEX]ZnO + 2HNO_3 \rightarrow Zn(NO_3)_2 + H_2O[/TEX]
Xét tỉ lệ mol: [TEX]\frac{0,1}{1} < \frac{0,4}{2}[/TEX] Suy ra [TEX]ZnO[/TEX] hết, [TEX]HNO_3[/TEX] dư.
a) Tính theo [TEX]ZnO[/TEX], tính được số mol [TEX]HNO_3[/TEX] tham gia phản ứng là 0,2 mol.
Vậy số mol [TEX]HNO_3[/TEX] dư là 0,2 mol.
Khối lượng [TEX]HNO_3[/TEX] còn dư là [TEX]m_{HNO_3(du)} = n_{HNO_3(du)} \times M_{HNO_3} = 0,2 \times 63 = 12,6(g) [/TEX]
b) Theo PTHH trên, số mol muối [TEX]Zn(NO_3)_2[/TEX] được tạo thành là 0,1 mol.
Sau phản ứng, trong dung dịch có chứa muối [TEX]Zn(NO_3)_2[/TEX] tan trong nước và [TEX]HNO_3[/TEX] còn dư.
Nồng độ mol của dung dịch muối [TEX]Zn(NO_3)_2[/TEX] là: [TEX]C_{M1} = \frac{n_{Zn(NO_3)_2}}{V} = \frac{0,1}{0,2} = 0,5(M)[/TEX]
Nồng độ mol của dung dịch axit [TEX]HNO_3[/TEX] dư là: [TEX]C_{M2} = \frac{n_{HNO_3 (du)}}{V} = \frac{0,2}{0,2} = 1(M)[/TEX]