Sử 8 Tình hình kinh tế chính trị

chinhpham1505

Học sinh chăm học
Thành viên
10 Tháng năm 2017
224
236
86
18
Hà Nội
THCS Lê Ngọc Hân
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trình bày tình hình kinh tế-chính trị của các nước Anh,Pháp,Đức,Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Hãy giải thích đặc điểm của các nước đó trong thời điểm này
(tớ chỉ cần giải thích đặc điểm thôi)
 
  • Like
Reactions: abc123450

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Nếu bạn nhỏ yêu cầu phần đặc điểm thì sẽ giải thích rất ngắn gọn vì không còn thời gian nói sâu (cái này để giáo viên giảng dạy của bạn nói sẽ hay hơn):
- Anh: chính quyền quân chủ lập hiến, đứng đầu là Thủ tướng Anh (vua Anh là hư vị) với hệ thống lưỡng đảng: đảng Tự do (về sau thì Công đảng thay thế) và đảng Bảo thủ. Hai chính đảng này mặc dù mâu thuẫn nhau về chính sách chính trị, nhưng điểm chung đều phục vụ quyền lợi cho tư sản
Kinh tế là Anh chú trọng đầu tư ra bên ngoài nhiều hơn, nhất là các thuộc địa mặc dù địa vị kinh tế Anh tụt thảm - từ số 1 xuống còn số 4 vào cuối thế kỷ XIX. Lenin gọi là "chủ nghĩa đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn"
- Pháp: chính quyền Cộng hòa thứ III, đứng đầu là Tổng thống (đầu tiên là Tổng thống A. Thiers) và giúp việc là Thủ tướng và các Bộ ngành. Do cho nhiều đảng cùng tham gia chính quyền nên Pháp luôn bị khủng hoảng về chính quyền. Chính quyền của Pháp phục vụ cho quyền lợi của tư bản Pháp vốn bị tụt hậu về kinh tế do chiến tranh
Kinh tế Pháp cũng tụt hậu khá nhiều, từ hạng 2 xuống hạng 3 mặc dù sau đó Pháp có phát triển về tư bản tài chính vs tư bản ngân hàng với các tập đoàn công nghiệp lớn như Sneider - Creusot. Khác với Anh, Pháp đầu tư ra bên ngoài nhưng đòi lãi suất rất cao. Lenin gọi là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi"
- Đức: chính quyền quân chủ lập hiến, nhưng Hoàng đế Đức có quyền lực khá lớn (tương tự như Minh Trị ở Nhật Bản), giúp việc là Thủ tướng Đức Bismarck và các bộ ngành. Hoàng đế Đức cai trị dựa trên quyền lực của bọn quý tộc thích ham mở rộng quyền lực (gọi là quý tộc quân phiệt = giống Nhật luôn) nên chú trọng phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp và quân sự để tạo tiềm lực đất nước, đủ sức vươn ra bên ngoài. Về bành trướng ra bên ngoài, Đức có khá nhiều thuộc địa ở châu Phi, một ít ở châu Á. Lenin gọi là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"
- Mĩ: chính quyền Cộng hòa Liên bang với 49 bang (bang cuối cùng gia nhập là Alaska, sau cùng là bang "căn cứ quân sự" Hawaii) tính đến cuối thế kỷ XIX. Tổng thống Mĩ được bầu ra từ các chủ tịch của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa (cá biệt Đảng cũng cử đại diện ra tranh cử luôn), nên có quyền lực lớn: ra quyết sách quản lý chính quyền và trật tự xã hội, quản lý kinh tế và nhất là quân sự (tổng chỉ huy quân đội Mĩ). Ngoài ra, người nào muốn làm Tổng thống thì ít nhất của cải phải rất nhiều (Trump có số tài sản khoảng hơn 10 tỷ dollars) và có tài ăn nói thuyết phục các cử tri, nhất là các nhà tư bản ủng hộ hàng chục triệu USD vào bầu cử Tổng thống.
Kinh tế Mĩ phát triển rất mạnh với hiện tượng tư bản tài chính vs tư bản ngân hàng tạo thành thế lực vững mạnh, lũng đoạn cả về chính trị - kinh tế và xã hội. Nổi bật nhất là các "tơ-rớt" (trust) mạnh như Rockfellers, Morgan và Ford đổ rất nhiều tiền (khối tài sản lên tới hàng chục tỉ dollars, đủ kế thừa qua nhiều đời con cháu tỉ phú này) vào lũng đoạn chính trị và kinh tế, đầu tư bên ngoài - nhất là khoảng buôn bán vũ khí chiến tranh
 
Top Bottom