Sử Tình hình Đàng Ngoài trước thềm cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn (1770-1786)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Những nạn đói:
Đặc trưng của những năm 1770-1780s ở Đàng Ngoài là nạn đói.
Năm 1773, một mùa hè đặc biệt khô hạn tiếp theo sau là một mùa thu với những trận lũ lụt dữ dội : nước sông Hồng phá vỡ đê điều, phá hủy mùa màng của ba phủ.
Năm 1774, để chuẩn bị cho cuộc hành quân vào Đàng Trong, chúa Trịnh Sâm cho tích lũy gạo lớn nhưng 1/2 số gạo này gặp ẩm ướt bị hư hỏng, đẩy giá gạo thị trường lên cao: một bát nhỏ một giá tiền; ở Nghệ An, người chết đói chất đống đường đi.
Năm 1776, vùng ven biển phía Bắc bị ngập mặn, mùa màng bị phá hủy, đói kém lại diễn ra.
Năm 1777, lại xảy ra nạn đói ở Nghệ An. Năm 1778, nạn đói lan tới châu thổ, một bát gạo nhỏ giá một tiền và đường xá lại đầy người chết đói (Cương mục, 1960, tập XIX). Nạn đói này kéo dài và đã tạo thuận lợi cho đợt tiến quân ra Bắc của Tây Sơn.
- Phủ Chúa
Trịnh Sâm sau khi chiếm được Thuận Hóa (1774) bắt đầu cuộc sống xa hoa, hưởng lạc với lễ hội, tuần du, xây cất cung điện liên miên. Chúa Trịnh Sâm cho tổ chức lễ hội đèn trên Tây Hồ một tháng ba, bốn lần. Chúa ngồi thuyền ngao du nghe nhạc từ các nhạc công được bố trí dưới gốc cây hay trong một cái tháp ở chùa Trấn Quốc. Vòng quanh hồ có dàn lính hầu. Người trong cung mang y phục nhà buôn bày bán đủ thứ mặt hàng trong các cửa tiệm trên bờ. Trịnh Sâm sưu tập nào súc vật, nào cây cảnh và đá quý hiếm. Hoạn quan và cai đội lợi dụng để bắt chẹt thị dân nhằm chiếm đoạt những cây cảnh, hòn non bộ đẹp nhất của họ bằng cách tố cáo họ ăn cắp của Chúa, đến độ có người thà tự tay phá hủy còn hơn để mất vào tay những người này (Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút).
- Nông dân nổi dậy
Từ năm 1778, nông dân lại nổi dậy khắp nơi ở châu thổ, ven biển và thượng du. Trịnh Sâm ở biệt trong cung, quyền hành rơi vào tay ái phi Đặng Thị Huệ. Việc phế Thái tử Khải và chọn con mới 4 tuổi của ái phi Huệ làm mâu thuẫn trong triều tăng lên và khủng hoảng bắt đầu khi Trịnh Sâm mất năm 1783. Trịnh Khải chiếm phủ chúa nhờ sự hỗ trợ đám tinh binh Tam phủ, nhưng bình yên không trở lại. Đám tinh binh bắt chẹt người dân và dẫn quân chống lại các quan chức muốn ngăn chặn họ. Giá gạo tăng vọt năm 1786, tiếp theo sau các vụ mất mùa, làm hàng nghìn người chết đói. Các cuộc nổi dậy của nông dân lan rộng.
Lúc này ở phía Nam, tháng 6/1786, toàn bộ vùng Thuận Hóa phía Nam sông Gianh rơi vào tay Tây Sơn.
--
Tham khảo:
- Việt Nam một thiên lịch sử, Nguyễn Khắc Viện
- Cương mục, 1960, Viện Sử học
- Phạm Định Hổ, Vũ Trung tùy bút

inbound5679087500984570290.jpg inbound3211653731038566363.jpg

Nguồn: Chung Nguyễn
 
Top Bottom