Toán Tính góc

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho lăng trụ ABC. A'B'C' có đáy là tam giác vuông cân tại A, cạnh huyền BC = 2a. Hình chiếu của A' lên mặt phẳng (ABC) là trung điểm của BC.
a/ Biết AA' = 2a. Tính góc giữa cạnh bên và mặt đáy của lăng trụ.
b/ Tính góc giữa A'C với mặt phẳng (AA'H) và (ABB'A')
@leminhnghia1 :D
 

linkinpark_lp

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng sáu 2012
883
487
289
Nghệ An
THPT Đặng Thúc Hứa
Cho lăng trụ ABC. A'B'C' có đáy là tam giác vuông cân tại A, cạnh huyền BC = 2a. Hình chiếu của A' lên mặt phẳng (ABC) là trung điểm của BC.
a/ Biết AA' = 2a. Tính góc giữa cạnh bên và mặt đáy của lăng trụ.
b/ Tính góc giữa A'C với mặt phẳng (AA'H) và (ABB'A')
@leminhnghia1 :D
H là trung điểm BC hả bạn?
 
  • Like
Reactions: baochau1112

linkinpark_lp

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng sáu 2012
883
487
289
Nghệ An
THPT Đặng Thúc Hứa
Cho lăng trụ ABC. A'B'C' có đáy là tam giác vuông cân tại A, cạnh huyền BC = 2a. Hình chiếu của A' lên mặt phẳng (ABC) là trung điểm của BC.
a/ Biết AA' = 2a. Tính góc giữa cạnh bên và mặt đáy của lăng trụ.
b/ Tính góc giữa A'C với mặt phẳng (AA'H) và (ABB'A')
@leminhnghia1 :D
Nếu H là trung điểm của BC thì bạn có thể làm như sau:
a, Do A'H vuông góc với mặt phẳng đáy (ABC) nên góc giữa cạnh bên và mặt đáy chính là góc A'AH
b, Ta có: CH vuông góc với AH và A'H nên CH vuông góc với mặt phẳng (A'AH) => góc giữa A'C và mặt phẳng (A'AH) chính là góc CA'H
Từ H kẻ HG vuông góc với AB, từ H kẻ tiếp HK vuông góc với A'G. Ta có: AB vuông góc với HG và A'H => AB vuông góc với mặt phẳng (A'HG) => AB vuông góc với HK mà HK cũng vuông góc với A'G => HK vuông góc với mặt phẳng (ABA'B'). Kéo dài BK, từ C kẻ CF //HK và cắt BK tại F => CF cũng vuông góc với mặt phẳng (ABB'A') => góc giữa A'C và mặt phẳng (ABB'A') chính là góc CA'F. Tính độ dài CF dựa vào tỉ lệ HB/CB = HK/CF
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Nếu H là trung điểm của BC thì bạn có thể làm như sau:
a, Do A'H vuông góc với mặt phẳng đáy (ABC) nên góc giữa cạnh bên và mặt đáy chính là góc A'AH
b, Ta có: CH vuông góc với AH và A'H nên CH vuông góc với mặt phẳng (A'AH) => góc giữa A'C và mặt phẳng (A'AH) chính là góc CA'H
Từ H kẻ HG vuông góc với AB, từ H kẻ tiếp HK vuông góc với A'G. Ta có: AB vuông góc với HG và A'H => AB vuông góc với mặt phẳng (A'HG) => AH vuông góc với HK mà HK cũng vuông góc với GG' => HK vuông góc với mặt phẳng (ABA'B'). Kéo dài BH, từ C kẻ CF //HK và cắt BH tại F => CF cũng vuông góc với mặt phẳng (ABB'A') => góc giữa A'C và mặt phẳng (ABB'A') chính là góc CA'F. Tính độ dài CF dựa vào tỉ lệ HB/CB = HG/CF
Mk tính ra góp CA'H là 30 độ rồi cậu.Chỉ còn bị vướng chỗ khoảng cách từ C đến ABB'A' thôi ^^
 

leminhnghia1

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng tám 2015
443
250
166
23
$\color{blue}{\text{THPT Thanh Thủy-Phú Thọ}}$
Cho lăng trụ ABC. A'B'C' có đáy là tam giác vuông cân tại A, cạnh huyền BC = 2a. Hình chiếu của A' lên mặt phẳng (ABC) là trung điểm của BC.
a/ Biết AA' = 2a. Tính góc giữa cạnh bên và mặt đáy của lăng trụ.
b/ Tính góc giữa A'C với mặt phẳng (AA'H) và (ABB'A')
@leminhnghia1 :D
b, góc giữa $A'C$ với $(A'AH)= \angle CA'H$

Phần 2:
Gọi K là chân đường vuông góc kẻ từ C xuống $(A'ABB')$ (K là điểm tưởng tượng)
Ta có $CK=d(C,(A'ABB'))=2d(H,(A'ABB'))$
Ta đi tính: $d(H,(A'ABB'))$
Kẻ $HI \perp AB, HL \perp A'I \rightarrow HL \perp (A'ABB')$
Tính đc: $HI=\dfrac{a\sqrt{2}}{2}, AA'=a\sqrt{3}$
$\rightarrow HL=\dfrac{\sqrt{21}}{7} \rightarrow CK=\dfrac{2\sqrt{21}}{7}$
Dễ tính: $A'C=2a$
Xét trong $\Delta A'CK$ vuông tại $K$ ta có: $\sin CA'K=\dfrac{CK}{A'C} \rightarrow ... \angle CA'K=...$
Khi đó $\angle CA'K$ là góc giữa $A'C$ với $(A'B'AB)$
 
Top Bottom