Hóa 12 Tính chất và phân loại Polime

Lindlar Catalyst

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng chín 2018
576
781
161
TP Hồ Chí Minh
Đại học sư phạm tphcm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP
1. Khái niệm

- Là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau.
- Công thức tổng quát: (A)n trong đó:
+ n: là hệ số trùng hợp, hệ số polime hóa, độ polime hóa.
+ A là mắt xích.
- Tên polime = Poli + tên monome.
2. Phân loại
a. Theo nguồn gốc

- Polime thiên nhiên (có sẵn trong thiên nhiên: tơ tằm, tinh bột, protein, cao su thiên nhiên, xenlulozơ..):

- Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (nguyên liệu tổng hợp có sẵn trong tự nhiên: tơ visco, tơ axetat, tơ đồng - amoniac, xenlulozơ trinitrat điều chế từ xenlulozơ).
- Polime tổng hợp (nguyên liệu không có sẵn phải tổng hợp nên).
b. Theo cấu trúc
- Mạch thẳng (hầu hết polime).
- Mạch nhánh (rezol, amilopectin, glicogen…).
- Mạng không gian (rezit hay bakelit, cao su lưu hóa).
mach%20polime.jpg

Chú ý phân biệt mạch polime chứ không phải mạch cacbon.
c. Theo phương pháp điều chế
* Polime trùng hợp
- Trùng hợp là phản ứng cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau để tạo thành polime.
- Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có chứa liên kết bội hoặc vòng không bền (caprolactam).
* Piolime trùng ngưng
- Trùng ngưng là phản ứng cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau để tạo thành polime đồng thời có giải phóng các phân tử chất vô cơ đơn giản như H2O.
- Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng ngưng: trong phân tử phải có 2 nhóm chức trở lên có khả năng tham gia phản ứng: -OH, -COOH, -NH2 (trừ HCHO và phenol).
II. TÍNH CHẤT CỦA POLIME
1. Tính chất vật lý

Hầu hết là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, đa số không tan trong dung môi thường.
2. Tính chất hóa học
Tham gia các phản ứng cắt mạch (n giảm), khâu mạch (n tăng) hoặc giữ nguyên mạch.
III. MỘT SỐ POLIME QUAN TRỌNG ĐƯỢC DÙNG LÀM CHẤT DẺO
1. Polietilen (PE)

nCH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n
PE1.jpg

PE được dùng làm túi đựng, màng mỏng
2. Polipropilen (PP)

nCH2=CH-CH3 → (-CH2-CH(CH3)-)n
3. Polimetylmetacrylat (PMM)
nCH2=C(CH3)-COOCH3 → (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n

PMM dẻo, bền, cứng, trong suốt được dùng làm kính máy bay và kính ô tô
4. Polivinyl clorua (PVC)

nCH2=CHCl → (-CH2-CHCl-)n
ong%20dan%20lam%20tu%20PVC.jpg

Ống dẫn làm từ PVC
5. Polistiren (PS)

nC6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH(C6H5)-)n
6. Nhựa phenolfomanđehit (nhựa bakelit) PPF
Gồm ba loại novolac, rezol và rezit. Chúng ta thường quan tâm đến novolac:
novolac.png

rezol.jpg

Nhựa rezol
dieu%20che.png

Phản ứng điều chế nhựa novolac và rezol
IV. MỘT SỐ LOẠI TƠ TỔNG HỢP THƯỜNG GẶP
1. Nilon-6,6

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH → (-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-)n + 2nH2O
hexametylenđiamin axit ađipic
2. Tơ capron
Trùng hợp caprolactam thu được tơ capron.
3. Tơ enang
nH2N-(CH2)6-COOH → (-NH-(CH2)6-CO-)n + nH2O
4. Tơ lapsan
nHO-CH2-CH2-OH + nHOOC-C6H4-COOH → -(-O-CH2-CH2-OOC-C6H4-CO-)-n + 2nH2O
etilenglicol axit terephtalic
5. Tơ nitron hay tơ olon
nCH2=CH-CN → (-CH2-CH(CN)-)n
V. MỘT SỐ LOẠI CAO SU
1. Cao su BuNa

nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n (Na, t0, p)
2. Cao su isopren
nCH2=C(CH3)-CH=CH2 → (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n (xt, t0, p)
3. Cao su BuNa - N
nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-CN → (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(CN)-)n (xt, t0, p)
4. Cao su BuNa - S
nCH2=CH-CH=CH2 + nC6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(C6H5)-)n (xt, t0, p)
5. Cao su cloropren
nCH2=CCl-CH=CH2 → (-CH2-CCl=CH-CH2-)n (xt, t0, p)
6. Cao su thiên nhiên
VI. MỘT SỐ LOẠI KEO DÁN
1. Nhựa vá săm
2. Keo epoxi
3. Keo ure-fomandehit

nNH2-CO-NH2 + nCH2O → nNH2-CO-NH-CH2OH → -(-NH-CO-NH-CH2-)-n + nH2O
4. Hồ tinh bột
 
Top Bottom