[tinh bột-xenloluzo]

C

catsanda

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chọn câu sai:
  • Xenlulozơ và amilozơ đều có mạch cacbon không phân nhánh.
  • Xenlulozơ và tinh bột đều cấu tạo bởi mắt xích là
    bccfc7022dfb945174d9bcebad2297bb.gif
    -glucozơ
  • Từ xenlulozơ có thể chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, còn tinh bột thì không thể thực hiện được.
  • Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi rớt HCl và thì vải mủn dần rồi mới bục ra.
ai ơi giải thích giùm mình câu d dược k
tại sao lại vậy?
 
R

rocky1208

Thế này nhé.
H2SO4 đặc có bản chất "háo sắc", nhầm, háo nước. Thế nên gặp bất kỳ chất nào chứa nước nó đều hút bằng sạch (dù giấu kỹ thế nào nó cũng tìm ra). Mấy chất đã cho đều thuộc cacbohidrat (xenluloz, glucoz, tinh bột .....). Nguồn gốc của từ cacbohydrat xuất phát từ công thức phân tử của lớp này thường có dạng Cn(H2O)m. Ví dụ: glucoz có thể viết lại thành C6(H2O)6, saccaroz viết lại thành C12(H2O)11.....nghĩa là cấu thành từ cacbonnước. Mà nước trong hóa học hay dùng là hydrat (hydrat hóa là hợp nước, đehydrat hóa là tách nước vân vân và vân vân). Túm lại mấy em thuộc loại đường bột có chứa nước kết tinh nên gặp H2SO4 đ thì hậu quả là
chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi rớt HCl và thì vải mủn dần rồi mới bục ra
. HCl thì không có tính háo sắc như H2SO4. Nhưng nó là H+ nên xúc tác cho phản ứng thủy phân poly saccarit thành mono saccarit -> bục. Giống như kiểu 2 anh chàng đi tán gái. Một anh mặc vec, cưỡi con BMW X6 phi thẳng vào ngõ nhà nàng, nàng sốc quá, ngã lăn ra, đổ luôn. Còn 1 anh biết mình không có BMW nên dùng Wave Tàu thực hiện chính sách mưa dầm thấm lâu, chờ thời cơ đánh úp. Tui so sánh thế cho dễ hiểu. Hì hì​
:)>-​
From Rocky​
 
Last edited by a moderator:
C

catsanda

Thế này nhé.
H2SO4 đặc có bản chất "háo sắc", nhầm, háo nước. Thế nên gặp bất kỳ chất nào chứa nước nó đều hút bằng sạch (dù giấu kỹ thế nào nó cũng tìm ra). Mấy chất đã cho đều thuộc cacbohidrat (xenluloz, glucoz, tinh bột .....). Nguồn gốc của từ cacbohydrat xuất phát từ công thức phân tử của lớp này thường có dạng Cn(H2O)m. Ví dụ: glucoz có thể viết lại thành C6(H2O)6, saccaroz viết lại thành C12(H2O)11.....nghĩa là cấu thành từ cacbonnước. Mà nước trong hóa học hay dùng là hydrat (hydrat hóa là hợp nước, đehydrat hóa là tách nước vân vân và vân vân). Túm lại mấy em thuộc loại đường bột có chứa nước kết tinh nên gặp H2SO4 đ thì hậu quả là . HCl thì không có tính háo sắc như H2SO4. Nhưng nó là H+ nên xúc tác cho phản ứng thủy phân poly saccarit thành môn saccarit -> bục. Giống như kiểu 2 anh chàng đi tán gái. Một anh mặc vec, cưỡi con BMW X6 phi thẳng vào ngõ nhà nàng, nàng sốc quá, ngã lăn ra, đổ luôn. Còn 1 anh biết mình không có BMW nên dùng Wave Tàu thực hiện chính sách mưa dầm thấm lâu, chờ thời cơ đánh úp. Tui so sánh thế cho dễ hiểu. Hì hì​
:)>-​
From Rocky​
e hèm vấn đề là tại sao khi nó bị thuỷ phân thành monosaccarit thì lại bị mủn dần chứ.
 
R

rocky1208

e hèm vấn đề là tại sao khi nó bị thuỷ phân thành monosaccarit thì lại bị mủn dần chứ.
Polysaccarit có mạch polyme -> có thể dệt sợi, may áo, may quần,.... Nếu nó bị thủy phân thì tạo thành các đơn phân. Giống như cái xích bị cắt thành các mắt xích -> mủn
:)>-
From Rocky
 
Top Bottom