Hóa 12 tính bazo

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
- Theo như chương trình học thì có thể cho rằng amin no bậc 3 có tính bazo lớn hơn amin no bậc 2 (ví dụ tính amin của (CH3)2NH < (CH3)3N)
- Không phải bất cứ amin bậc 1 nào tính bazo cũng nhỏ hơn amin bậc 2
VD: Tính bazo: C6H5NH2 > (C6H5)2NH
Tính bazo của 1 amin phụ thuộc vào bậc của amin và gốc R của amin đó là gốc đẩy e hay hút e
- Nếu R- là gốc đẩy e: tính amin: NH3 < Amin bậc 1 < Amin bậc 2 < Amin bậc 3
- Nếu R - là gốc hút e: tính amin: NH3 > Amin bậc 1 > Amin bậc 2 > Amin bậc 3
* [Tuy nhiên thường thì amin no bậc 3 có tính amin yếu hơn amin no bậc 2 vì tuy amin no bậc 3 có nhiều nhóm đẩy e hơn, nhưng nhiều nhóm đẩy e làm cho hiệu ứng không gian cồng kềnh, làm cho khả năng phản ứng của N/amin giảm (khả năng nhận H+) nên amin bậc 3 có tính bazo yếu hơn amin bậc 2]
 

hungquachtinh9

Học sinh
Thành viên
11 Tháng mười hai 2015
23
13
21
Khi xét một amin có tính bazơ thì cần so sánh tính ổn định của amin dó so với muối amoni. Nếu ion amoni ổn định hơn amin thì amin đó có tính bazơ. Khi so sánh tính bazơ của amin béo thì cần chú ý 2 nhân tố, 1 là nhân tố phân cực và 2 là nhân tố solvat hóa.
Nếu xét theo nhân tố phân cực, khi tăng gốc R sẽ làm tăng mật độ electron ởN, vừa làm tăng khả năng kết hợp proton, vừa làm tăng tính ổn định của ion amoni -> tính bazơ giảm theo thứ tự: R3N > R2NH > RNH2.
Nếu xét theo nhan tố solvat hóa ion amoni, số lượng proton ở ion amoni càng nhiều thì khả năng solvat của ion đó càng lớn nên tính bazơ thay dổi theo thứ tự: RNH3+ > R2NH2+ > R3NH+
Tổng hợp lại thì sự thay đổi tính bazơ của các amin có bậc khác nhau là : RNH2 < R2NH > R3N (nếu xác định tính bazơ của amin trong dung môi không có khả năng solvat hóa thì tính bazơ chỉ phụ thuộc vào nhân tố phân cực, tức là tính bazơ của R3N > R2NH > RNH2)
 
Top Bottom