* Phần cứng : là tất cả các thiết bị, linh kiện điện tử để ráp nên một máy tính. Phần cứng mang yếu tố vật chất nên ta có thể nhìn thấy hoặc “sờ mó” được như : CPU, Ram, Keyboard, Moniter (màn hình), Máy in, Cad mạng, Modem…
Phần cứng là một hệ thống mở. Có nghĩa là ngoài các bộ phận chủ yếu để tạo nên máy tính, ta còn có thể lắp ráp thêm các thiết bị khác khi cần rất dễ dàng. Vd: Khi ta muốn kết nối internet, thì ta có thể gắn thêm modem, hoặc muốn đưa ảnh lên mạng thì ta sẽ kết nối thêm máy scan vào máy tính.
* Phần mềm: Là các chương trình giúp cho máy tính có thể hoạt động được. Có thể ví phần cứng như là phần xác cón phần mềm như là phần hồn của máy tính. Phần mềm được chia ra làm 2 loại là phần mềm cơ bản và phần mềm ứng dụng :
- Phần mềm cơ bản : là các chương trình bắt buộc phải có và thường được cài ngay khi lắp ráp máy tính như :
+ Hệ điều hành (Operating System) : Là tập hợp các chương trình hệ thống dùng để điều khiển hoạt động của máy tính, nhằm giúp cho sự giao tiếp của người và máy. Chẳng hạn như hệ điều hành DOS, Windows 98/2000/XP…
+ Các chương trình dịch : Do máy tính không trực tiếp hiểu được các chương trình viết bằng ngôn ngữ người nên cần phải có chương trình dịch từ ngôn ngữ người sang ngôn ngữ máy (máy tính thường dùng ngôn ngữ dạng số và được mã hóa dưới dạng các bit).
Thông tin, dữ liệu mà người đưa vào máy sẽ được chương trình dịch mã hóa dưới dạng số rồi sẽ đưa vào để máy tính xử lý. Sau khi máy tính xử lý xong trả kết quả ra dưới dạng số, thì chương trình dịch này sẽ chuyển sang ngôn ngữ người và hiển thị ra màn hình. Nói nôm na chương trình dịch cũng giống như một người phiên dịch vậy.
- Phần mềm ứng dụng : Là các chương trình được viết để giải quyết một công việc cụ thể nào đó theo yêu cầu của người sử dụng bằng ngôn ngữ mà máy có thể thực hiện được như : Pascal, C, C+ +, Java…
Hiện nay bạn có thể dễ dàng nhận thấy các phần mềm thông dụng như : Soạn thảo văn bản (WordPerfect, WinWord…), lập bảng tính (Excel…), các phần mềm chuyên về thiết kế, đồ họa (CorelDraw, Photoshop, AutoCad…) hoặc như các phần mềm quản lý như quản lý giờ truy cập ở các dịch vụ Internet mà bạn thường thấy, hay các đĩa CD luyện thi đại học cũng là những phần mềm…
* Máy tính nếu chỉ có phần cứng thì cũng chỉ là 1 khối sắt không hoạt động được. Máy tính làm được việc và có hiệu quả hay không là nhờ vào phần mềm, nhưng phần mềm lại phải cần phần cứng.
Việc đầu tư cho phần cứng máy tính có thể xem giống như việc sinh ra 1 con người. Việc đầu tư cho phần mềm thì giống như việc nuôi dạy một con người từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành. Nói tóm lại, phần mềm và phần cứng luôn cần “có nhau”.