Văn Tìm ý cho đề sau:

Ngọc's

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng ba 2017
596
555
201
21
Vĩnh Phúc
THPT Lê Xoay
1.MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm => Đi tới nhân vật Trương Sinh- đại diện cho xã hội nam quyền, độc đoán.

2.TB:
- Khái quát nội dung của truyện: nói về người con gái đẹp người đẹp nết tên là Vũ Nuơng nhưng nàng lại phải chịu cái chết đầy bi thảm. Và 1 trong số nguyên nhân dẫn đến bi kịch ấy chính là Trương Sinh. Những hành động, cách xua đuổi mà chàng đối xử với Vũ Nương khiến cho nàng không thể sống.

- Giới thiệu nhân vật Trương Sinh:
+ là con nhà giàu có song lại là kẻ ít học bởi vậy nên danh sách đi lính đứng hàng đầu.
+ Lấy Vũ Nương thực chất chỉ vì mến dung hạnh chứ không có cái thứ gọi là tình yêu chân thực giữa 2 người.

- Tình cảm của Trương Sinh với vợ trước khi nhập ngũ:
+ Bản tính đa nghi, hay ghen khiến anh phòng ngừa quá mức.
+ Là 1 người chồng song anh không hề quan tâm, thân mật với vợ mình. Đã vậy lại còn để ý những sai lầm trong cuộc sống thường ngày của Vũ Nương.
=> Con người ích kỉ chỉ biết nghĩ cho bản thân, đàn ông mà nhỏ nhen, xét nét.
+ Khi Vũ Nương ứa 2 hàng lệ dặn chồng trước lúc lên đường thì Trương chẳng hề mẩy may, lặng thinh trong khi mọi người đều không cầm nổi nước mắt. Anh chỉ coi đó là bổn phận và trách nhiệm mà 1 người vợ bắt buộc phải làm
=> Quá vô tâm

- Sau khi mãn hạn lính trở về:
+ Nghe lời con dại đã nghi vợ ở nhà hư hỏng, không chung thuỷ
+ vốn ghen mù quáng nên chửi bới, nói bóng nói gió rồi đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc lời giải thích.
=> đuổi vợ đi mà lòng không thấy trắc ẩn, đau xót. Điều đó lí giải vì sao khi nghe tin vợ mình nhảy sông tự vẫn anh chỉ động lòng thương mà không cảm thấy day dứt, ân hận.
+ Ngay sau khi Vũ Nương mất chưa lâu, cũng từ lời bé Đản Trương Sinh mwois hiểu ra mọi chuyện nhưng việc đã lỡ rồi.=> ân hận, hối tiếc.
+ Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương đẻ sám hối lỗi lầm nhưng đó là lời sám hối quá muộn.

- Đánh giá về nhân vật: hồ đồ, vũ phu

3.KB:
- phê phán cách sống của TS
- Liên hệ hiện tại để thấy xã hội nam quyền có còn tồn tại hay không. (Nguồn: hocmai)
P/s : bạn có thể mở rộng bài làm bằng cách nêu lên một số điểm tích cực của Trương Sinh
-TS cũng đã góp phần nào đó giúp gia đình yên ấm khi chưa đi lính, vì nếu như chỉ một mình Vũ Nương xây dựng hạnh phúc gia đình thì ko thể được.
-TS tuy sẵn tính đa nghi nên VN mới phải chết oan, nhưng cũng một phần do chàng quá đau buồn vì xa quê hương lâu ngày mà khi trở về mẹ già đã chết .
-Sau khi VN chết ,TS cũng theo yêu cầu của nàng mà lập đàn giải oan, trả lại sự trong sạch cho VN
-Cái chết của VN ko chỉ VN mới phải gánh chịu hậu quả mà ngay cả bé Đản và TS đều ko tránh khỏi đau khổ .
=> TS vừa đáng trách, vừa đáng thương.
 

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Bạn tham khảo nhé :):):)
1. Điển hình cho quyền lực và tính cách của người chồng trong chế độ phong kiến nam quyền là gia trưởng, độc đoán, coi thường nhân phẩm, thậm chí coi thường cả mạng sống của vợ.


– Lai lịch: Con nhà hào phú.
– Đặc điểm: là kẻ vô học, đa nghi, ghen tuông mù quáng, vô lối

2. Chi tiết.

– Khi Trương Sinh đi lính:
+ Trước khi đi quỳ xuống đất vâng lời mẹ dạy, không chủ động dặn vợ mà lắng nghe vợ dặn.
+ Khi Trương Sinh trở về: Trương Sinh mới trải qua 3 năm đời lính vất vả, hơn nữa khi trở về mẹ lại mất… Song vì cả ghen, hàm hồ, mù quáng, thô bạo… đã đẩy vợ đến cái chết oan ức.
+ Sự dung túng của xã hội: Trọng nam khinh nữ, khiến cho Trương Sinh độc đoán, gia trưởng: Không thèm nghe lời phân trần của vợ, không nghe hàng xóm phân giải…
– Nhờ lời nói của bé Đản Trương Sinh mới hiểu nỗi oan của vợ.
– Nhờ chi tiết kì ảo, Trương Sinh có cơ hội giải oan cho vợ nhưng kết cục vẫn rất đau buồn…
3. Bé Đản và lời nói vô tình.

– “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít… Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến…”.
– Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi, ngồi cũng ngồi (đúng như sự thực, giống như một câu đố giấu đi lời giải. Người cha nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được).
– Tài kể chuyện (khéo thắt nút, mở nút) khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâu thuẫn xuất hiện.
– Trương Sinh giấu không kể lời con nói: khéo léo kể chuyện, cách thắt nút câu chuyện làm phát triển mâu thuẫn.
– Lời nói của Đản đã mở ra để giải quyết mâu thuẫn: “Người gì mà lạ vậy, chỉ nín thin thít”.
– Lời nói vô tình minh oan cho mẹ: “Cha Đản lại… trên vách”.

Nguồn: Tài liệu văn học net
 
Top Bottom