Mình sẽ thử phân tích câu 1:
- Khi dựng đứng bình lên thì áp suất khoang chứa hơi nước tăng làm nước ngưng tụ ---> tỏa nhiệt ra môi trường ngoài. Do đó, nếu tính được lượng nước ngưng tụ là m' thì sẽ tính được nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài theo công thức: Q = m'.L
- Để xác định m', ta lập các pt sau:
+ Thời điểm đầu, dựa vào hai pt trạng thái tính được khối lượng hơi nước (m1) có trong khoang I: Po.V/2 = m1.R.T/u1, Po.V/2 = m2.R.T/u2
+ Trạng thái sau, do nhiệt độ không đổi nên áp suất hơi bão hòa cũng không đổi (nghĩa là áp suất khoang I vẫn là Po): Po.V1 = (m1 - m').R.T/u1
+ Áp suất của khối khí nito phía trên: P' = Po - M.g/S
Áp dụng pt trạng thái cho khối khí Nito, ta có: P'.V2 = m2.R.T/u2, tính được thể tích V2 và V1 theo V.
Thay V1 vào pt thứ 2 và so sánh với pt đầu để tính m'.