Văn 9 tìm vấn đề cần nghị luận

wiwwy1317_

Học sinh
Thành viên
4 Tháng tư 2020
58
26
26
Nghệ An
THCS
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Triết gia: Cậu nghĩ rằng có nên khen ngợi người khác?
Chàng thanh niên: Tất nhiên là nên rồi. Khi được khen ngợi, con người sẽ cảm thấy mình có năng lực, từ đó thêm tự tin. Rõ ràng việc được khen ngợi sẽ giúp mỗi người phát triển bản thân một cách lành mạnh.
Triết gia: không phải. Nếu cậu cảm thấy vui trước lời khen thì cũng đồng nghĩa với việc cậu lệ thuộc vào người khác và thừa nhận mình không có năng lực bằng người ta. Vì khen ngợi là sự đánh giá của người có năng lực, ở thế bề trên với người kém năng lực hơn.
Chàng thanh niên: Nhưng... Nhưng, thật khó chấp nhận điều đó!
Triết gia: Nếu "được khen ngợi" trở thành mục đích sống thì tất yếu cậu sẽ chọn cách sống nương theo giá trị quan của người khác. Nếu luôn mong muốn được khen, cậu chỉ còn cách kìm hãm tự do của chính mình để làm theo tiêu chí đánh giá của người khác
(Dựa theo Kishimi Ichiro và Koga Fumitake, Dám bị ghét, NXB Lao động, 2018)

Em có đồng ý với suy nghĩ của vị triết gia không? Hãy viết bài văn trình bày câu trả lời của em
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Câu 1:
Triết gia: Cậu nghĩ rằng có nên khen ngợi người khác?
Chàng thanh niên: Tất nhiên là nên rồi. Khi được khen ngợi, con người sẽ cảm thấy mình có năng lực, từ đó thêm tự tin. Rõ ràng việc được khen ngợi sẽ giúp mỗi người phát triển bản thân một cách lành mạnh.
Triết gia: không phải. Nếu cậu cảm thấy vui trước lời khen thì cũng đồng nghĩa với việc cậu lệ thuộc vào người khác và thừa nhận mình không có năng lực bằng người ta. Vì khen ngợi là sự đánh giá của người có năng lực, ở thế bề trên với người kém năng lực hơn.
Chàng thanh niên: Nhưng... Nhưng, thật khó chấp nhận điều đó!
Triết gia: Nếu "được khen ngợi" trở thành mục đích sống thì tất yếu cậu sẽ chọn cách sống nương theo giá trị quan của người khác. Nếu luôn mong muốn được khen, cậu chỉ còn cách kìm hãm tự do của chính mình để làm theo tiêu chí đánh giá của người khác
(Dựa theo Kishimi Ichiro và Koga Fumitake, Dám bị ghét, NXB Lao động, 2018)

Em có đồng ý với suy nghĩ của vị triết gia không? Hãy viết bài văn trình bày câu trả lời của em
Vấn đề cần nghị luận: quan điểm về lời khen, "được khen ngợi"
Đây là câu hỏi mở, có thể chọn đồng ý, không đồng ý hoặc đồng ý một nửa,....
Nếu là mình thì sẽ chọn đồng ý một nửa
Đây là một số lí giải của mình
- Đồng ý với suy nghĩ của vị triết gia
+ Quan điểm của vị triết gia là một quan điểm mới mẻ, sáng tạo, nó cho thấy một góc nhìn khác về sự việc mà ta luôn nhìn nhận theo một chiều và coi đó là hiển nhiên.
+ Có những lời khen như "Làm tốt lắm!", "Giỏi lắm!".... đúng như suy nghĩ của vị triết gia, đó là lời của người ở thế bề trên nói với người kém cỏi hơn. Bởi lẽ, họ đã có khả năng hoàn thành công việc, việc khen ngợi cũng đồng nghĩa với việc người khen có sự hiểu biết, am hiểu nhất định về vấn đề thì mới đưa ra được lời nhận xét
+ Việc lệ thuộc vào quan điểm của người khác, luôn hi vọng "được khen ngợi" cũng khiến con người ta đánh mất bản ngã, trở thành bản sao của những cái chung tầm thường.....
- Không đồng ý
+ Lời khen không phải lúc nào cũng là của bề trên, trong rất nhiều trường hợp, lời khen là của bạn bè, đồng nghiệp, những mối quan hệ ngang hàng hoặc của người kém hơn, lời khen ấy thể hiện sự đề cao, ngưỡng mộ đối với người được khen ngợi
+ Lời khen sẽ giúp con người tự tin hơn, và đúng như lời chàng thanh niên nói việc khen ngợi sẽ giúp "mỗi người phát triển bản thân một cách lành mạnh." nếu khen ngợi đúng mức
+ Lời khen cũng là liều thuốc bổ cho tinh thần, nếu bạn đang buồn bã, mệt mỏi thì một lời khen thôi cũng đủ khiến cả ngày dài vui vẻ....
 
Top Bottom