Hóa 8 Tìm và xác định giá trị các chất

Quế Chi123

Học sinh
Thành viên
4 Tháng ba 2021
36
58
41
16
Hưng Yên
THCS Xuân Dục
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cho từ từ khí CO qua ống sứ đựng m(g) bột Fe2O3 nung nóng thu được 64g bột Fe và hỗn hợp khí X.Cho hỗn hợp khí X qua dd Ca(OH)2 dư thu được 40g kết tủa. Tìm giá trị m
Câu 2: Khử hoàn toàn 2,4g hỗn hợp CuO và FexOy cùng số mol như nhau và bằng H2, thu được 1,76g kim loại. Hòa tan lim loại đó bằng dd HCl, thấy thoát ra 0,448l H2(đktc). Xác định CTHH của oxit sắt
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau: Na, Na2O, Ca, Zn, Cu
Câu 4: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn màu trắng: Na, Na2O, Fe, P2O5
Câu 5: Khử hoàn toàn 35,2 g hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 8,96l khí CO(đktc). Tính khối lượng Fe thu được
Câu 6: Khử hoàn toàn 24g oxit của kim loại M cần dùng vừa đủ 8,96l khí CO(đktc). Toàn bộ lượng kim loại thu được cho tác dụng với dd HCl dư thu được 6,72l khí H2(đktc).Xác định CTHH của oxit kim loại M
Câu 7: Nung m(g) hỗn hợp gồm Al và Cu trong không khí đến p/ứ hoàn toàn thu được 1,35m(g) chất rắn. Tính thành phần % khối lượng từng chất có trong hỗn hợp trên
Câu 8: Hòa tan hết 38,6(g) hỗn hợp Fe và kim loại M trong dd HCl thấy thoát ra 14,56l khí H2(đktc). Tính khối lượng muối thu được
Câu 9: Nguyên tố X có thể tạo thành với Al hợp chất kiểu AlxOy mỗi phân tử gồm 5 nguyên tử. Khối lượng phân tử là 150, Xác định X
 

Khanhtt_27

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2020
156
452
51
16
Bình Định
Trường THCS Mỹ Thành
Câu 1: Cho từ từ khí CO qua ống sứ đựng m(g) bột Fe2O3 nung nóng thu được 64g bột Fe và hỗn hợp khí X.Cho hỗn hợp khí X qua dd Ca(OH)2 dư thu được 40g kết tủa. Tìm giá trị m
nCaCO3 = 0.4 mol.
PTHH: 3CO + Fe2O3 --to--> 2Fe + 3CO2.
0.4 <--------------------------- 0.4 (mol)
CO2 + Ca(OH)2 ---> CaCO3 + H2O.
0.4 <------------------- 0.4 (mol)
Bảo toàn khối lượng, ta có: mFe2O3 = mFe + mCO2 - mCO
= 64 + 0.4*44 - 0.4*28 = 70.4g
Vậy m = 70.4g.
Câu 2: Khử hoàn toàn 2,4g hỗn hợp CuO và FexOy cùng số mol như nhau và bằng H2, thu được 1,76g kim loại. Hòa tan lim loại đó bằng dd HCl, thấy thoát ra 0,448l H2(đktc). Xác định CTHH của oxit sắt
Gọi nCuO = nFexOy = a ; nH2 = 0.02 mol
PTHH: H2 + CuO --to--> Cu + H2O.
a --------> a (mol)
yH2 + FexOy --to--> xFe + yH2O
a ----------> ax (mol)
Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2 [tex]\uparrow[/tex]
0.02 <--------------------- 0.02 (mol)
Từ các PT trên, ta có: 80a + 56ax + 16ay = 2.4 (1)
64a + 56ax = 1.76 (2)
ax = 0.02 (3)
Từ (2) và (3) => a = 0.01
Thay a vào (1), ta có: 0.8 + 0.56x + 0.16y = 2.4.
=> Cặp nghiệm phù hợp là x = 2 ; y = 3.
Vậy CTHH của oxit sắt là Fe2O3.
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau: Na, Na2O, Ca, Zn, Cu
Trích các chất thành các mẫu thử.
+) Cho nước vào các lọ. Lọ tan trong nước và tạo khí là Na. Lọ tan trong nước và không tạo khí là Na2O.
+) Cho HCl vào 3 lọ còn lại. Lọ không có PƯ xảy ra là Cu.
+) Cho NaOH vào 2 lọ còn lại. Lọ tan trong NaOH là Zn. Lọ còn lại là Ca.
PTHH: Na + H2O ---> NaOH + 1/2H2.
Na2O + H2O ---> 2NaOH.
Ca + 2HCl ---> CaCl2 + H2.
Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2.
Zn + 2NaOH ---> Na2ZnO2 + H2.
Câu 4: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn màu trắng: Na, Na2O, Fe, P2O5
Trích các chất thành các mẫu thử.
+) Cho nước vào các lọ. Lọ tan trong nước và tạo khí là Na. Lọ tan trong nước và không tạo khí là P2O5 và Na2O. Lọ còn lại là Fe.
+) Cho quỳ tím ẩm vào 2 lọ P2O5 và Na2O. Lọ làm quỳ tím hóa đỏ là P2O5. Lọ làm quỳ tím hóa xanh là Na2O.
PTHH: Na + H2O ---> NaOH + 1/2H2.
P2O5 + 3H2O ---> 2H3PO4
Na2O + H2O ---> 2NaOH.
Câu 5: Khử hoàn toàn 35,2 g hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 8,96l khí CO(đktc). Tính khối lượng Fe thu được
nCO = 0.4 mol.
BTNT C, ta có: nCO = nCO2 = 0.4 mol.
Bảo toàn khối lượng, ta có: mFe = mhh + mCO - mCO2.
= 35.2 + 0.4*28 - 0.4*44 = 28.8g
Vậy mFe thu được = 28.8g.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Trích các chất thành các mẫu thử.
+) Cho nước vào các lọ. Lọ tan trong nước và tạo khí là Na. Lọ tan trong nước và không tạo khí là Na2O.
+) Cho HCl vào 3 lọ còn lại. Lọ không có PƯ xảy ra là Cu.
+) Cho NaOH vào 2 lọ còn lại. Lọ tan trong NaOH là Zn. Lọ còn lại là Ca.
PTHH: Na + H2O ---> NaOH + 1/2H2.
Na2O + H2O ---> 2NaOH.
Ca + 2HCl ---> CaCl2 + H2.
Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2.
Zn + 2NaOH ---> Na2ZnO2 + H2.
Ca tan trong nước mà bé iuuu '-'
__________________________________-
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau: Na, Na2O, Ca, Zn, Cu
Trích các chất thành các mẫu thử.
- Cho nước vào các lọ.
  • Lọ tan trong nước và tạo khí là Na và Ca. Thu lấy dung dịch vừa thu được : [TEX]NaOH,Ca(OH)_2[/TEX] (nhóm 1)
[TEX]2Na+2H_2O \rightarrow 2NaOH + H_2[/TEX]

[TEX]Ca+2H_2O \rightarrow Ca(OH)_2 + H_2[/TEX]
  • Lọ tan trong nước và không tạo khí là Na2O.
[TEX]Na_2O+H_2O \rightarrow 2NaOH [/TEX]
- Sục khí CO2 vào dung dịch nhóm 1
  • Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng => dung dịch [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] => chất ban đầu là [TEX]Ca[/TEX]
[TEX]Ca(OH)_2+CO_2 \rightarrow CaCO_3+H_2O[/TEX]
  • Không hiện tượng là dung dịch [TEX]NaOH[/TEX] => chất ban đầu là [TEX]Na[/TEX]
+) Cho HCl vào 2 lọ còn lại. Lọ không có PƯ xảy ra là Cu. Còn lại là Zn
[TEX]Zn+2HCl \rightarrow ZnCl_2+H_2[/TEX]
 

Khanhtt_27

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2020
156
452
51
16
Bình Định
Trường THCS Mỹ Thành
Câu 6: Khử hoàn toàn 24g oxit của kim loại M cần dùng vừa đủ 8,96l khí CO(đktc). Toàn bộ lượng kim loại thu được cho tác dụng với dd HCl dư thu được 6,72l khí H2(đktc).Xác định CTHH của oxit kim loại M
nCO = 0.4 mol ; nH2 = 0.3 mol.
Đặt CTHH của oxit KL là MxOy.
PTHH: MxOy + yCO --to--> xM + yCO2[tex]\uparrow[/tex]. (1)
0.08 --> 0.08x/y --> 0.08 (mol)
2M + 2nHCl ---> 2MCln + nH2[tex]\uparrow[/tex]. (2)
Bảo toàn khối lượng ở (1), ta có: mM = mMxOy + mCO - mCO2.
= 4.64 + 0.08*28 - 0.08*44 = 3.36g.
Từ (1), ta có: [tex]\dfrac{0.08x}{y}[/tex] = [tex]\dfrac{3.36}{M}[/tex].
<=> 0.08xM = 3.36y.
<=> M = [tex]\dfrac{3.36y}{0.08x}[/tex]
<=> M = [tex]\dfrac{42y}{x}[/tex].
<=> M = 21* [tex]\dfrac{2y}{x}[/tex].
<=> M = 21t.
Cặp nghiệm phù hợp là t = [tex]\frac{8}{3}[/tex] ; M = 56 (Fe).
Vậy CTHH của oxit là Fe3O4.
Câu 7: Nung m(g) hỗn hợp gồm Al và Cu trong không khí đến p/ứ hoàn toàn thu được 1,35m(g) chất rắn. Tính thành phần % khối lượng từng chất có trong hỗn hợp trên
Gọi a, b lần lượt là nAl và nCu.
PTHH: 4Al + 3O2 --to--> 2Al2O3.
a ------------------> 0.5a (mol)
2Cu + O2 --to--> 2CuO.
b ---------------> b (mol)
Theo gt, ta có: 27a + 64b = m
51a + 80b = 1.35m.
=> [tex]\dfrac{27a + 64b}{51a + 80b}[/tex] = [tex]\dfrac{1}{1.35}[/tex]
<=> 51a + 80b = 36.45a + 86.4b.
<=> 14.55a = 6.4b.
<=> [tex]\frac{291}{128}[/tex]a = b
Vậy %mCu = [tex]\dfrac{27a}{27a + 64b}.100%[/tex] = [tex]\dfrac{27a}{172.5a}.100%[/tex] = 15.65%.
%mAl = 100% - 15.65% = 84.35%.
Câu 8: Hòa tan hết 38,6(g) hỗn hợp Fe và kim loại M trong dd HCl thấy thoát ra 14,56l khí H2(đktc). Tính khối lượng muối thu được
nH2 = 0.65 mol.
BTNT H, ta có: nHCl = 2H2 = 1.3 mol.
Bảo toàn khối lượng, ta có: m muối = mhh + mHCl - mH2.
= 38.6 + 1.3*36.5 - 0.65*2 = 84.75g.
Câu 9: Nguyên tố X có thể tạo thành với Al hợp chất kiểu AlxOy mỗi phân tử gồm 5 nguyên tử. Khối lượng phân tử là 150, Xác định X
Vì Al có hóa trị III nên hợp chất có dạng: AlxX3 gồm 5 nguyên tử => x = 5 - 3 = 2 Al2X3.
=> X có hóa trị II.
M = 27*2 + X*3 = 150.
=> X = 32 => Lưu huỳnh (S) thỏa mãn hóa trị II.
Vậy X là lưu huỳnh.
 
Top Bottom