Tìm tâm đối xứng của hàm số

V

vodichhocmai

Cho đồ thị hàm số [tex]y=x^3+3x+1[/tex] tìm tâm đối xứng của hàm số

Gọi [TEX]I\(x_o;x_o^3+3x_0+1\)[/TEX] làm tâm đối xứng . Lúc đó tao có

[TEX]\(x_o-x\)^3+3\(x_o-x\)+1+\(x_o+x\)^3+3\(x_o+x\)+1=2\(x_o^3+3x_0+1\)\ \ \forall x\in R[/TEX]0

[TEX]\Leftrightarrow 6x_ox^2=0 \ \ \forall x\in R[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow x_o=0[/TEX]

Vậy đồ thị nhận [TEX]I\(0;1\)[/TEX] làm tâm đối xứng
 
Last edited by a moderator:
P

phamduyquoc0906

Gọi [TEX]I\(x_o;x_o^3+3x_0+1\)[/TEX] làm tâm đối xứng . Lúc đó tao có

[TEX]\(x_o-x\)^3+3\(x_o-x\)+1+\(x_o+x\)^3+3\(x_o+x\)+1=2\(x_o^3+3x_0+1\)\ \ \forall x\in R[/TEX]0

[TEX]\Leftrightarrow 6x_ox^3=0 \ \ \forall x\in R[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow x_o=0[/TEX]

Vậy đồ thị nhận [TEX]I\(0;1\)[/TEX] làm tâm đối xứng

*Theo em nghĩ tâm đối xứng đâu nhất thiết phải nằm trên đồ thị hàm số phải không anh ,may là đây là hàm bậc 3 nên nó mới đúng.Nhưng anh chưa chứng minh được là ngoài điểm trên đồ thị là tâm đối xứng thì không còn điểm nào khác ngoài đồ thị là tâm đối xứng,(mặc dù chắc chắn không có điểm này do hàm bậc ba như ta đã biết điểm uốn là tâm đối xứng) phài nói thêm là tâm đối xứng là duy nhất thì mới đủ.

*Theo em nên sử dụng tính chất hàm số lẻ thì đối xứng nhau qua gốc toạ độ bằng cách dời trục.
[TEX]oxy[/TEX] thành [TEX]IXY[/TEX] với [TEX]I(a,b)[/TEX] là tâm đối xứng (nếu có)

Công thức đổi trục :[TEX]\left{x=X+a\\y=Y+b[/TEX]
[TEX]y=x^3+3x+1\Rightarrow{Y+b=(X+a)^3+3(X+a)+1[/TEX][TEX]\Leftrightarrow{Y=g(X)=X^3+3aX^2+(3a^2+3)X+a^3+3a+1-b[/TEX]
Để [TEX]I[/TEX] là tâm đối xứng thì [TEX]Y=g(X)[/TEX] phải là hàm số lẻ [TEX]\Leftrightarrow{\left{3a=0\\a^3+3a+1-b=0[/TEX][TEX]\Leftrightarrow{\left{a=0\\b=1[/TEX]
 
V

vodichhocmai

*Theo em nghĩ tâm đối xứng đâu nhất thiết phải nằm trên đồ thị hàm số phải không anh ,may là đây là hàm bậc 3 nên nó mới đúng.Nhưng anh chưa chứng minh được là ngoài điểm trên đồ thị là tâm đối xứng thì không còn điểm nào khác ngoài đồ thị là tâm đối xứng,(mặc dù chắc chắn không có điểm này do hàm bậc ba như ta đã biết điểm uốn là tâm đối xứng) phài nói thêm là tâm đối xứng là duy nhất thì mới đủ.

*Theo em nên sử dụng tính chất hàm số lẻ thì đối xứng nhau qua gốc toạ độ bằng cách dời trục.

Nó là liên tục trên R do đó nếu có tâm đối xứng thì hiển nhiên nó nằm trên đồ thị. Còn ý kiến đổi trục thì tuỳ bạn thích .
 
P

phamduyquoc0906

thế với các hàm số bậc cao hơn như bậc 4 thì làm sao a?

*Một hàm số có thể có tâm đối xứng,trục đối xứng hoặc có thể không có
*Hàm số [TEX]Y=g(X)[/TEX] nếu là hàm số lẻ thì sẽ đối xứng qua gốc toạ độ [TEX]I(a,b)[/TEX], nếu là hàm số chẵn thì sẽ đối xứng qua đường thẳng [TEX]IY(x=a)[/TEX]
*Đối với hàm đa thức thì muốn là hàm lẻ ta cho các hệ số của mũ chẵn bằng không.muốn là hàm số chẵn thì ta cho các hệ số của mũ lẻ bằng không
*Đối với hàm bất kỳ thì nếu [TEX]g(X)={-g(-X)[/TEX] là hàm lẻ.[TEX]g(X)=g(-X)[/TEX] là hàm chẵn

*Như bài ví dụ ở trên nếu muốn IY là trục đối xứng thì hàm Y=g(X) phải là hàm chẵn ta sẽ cho các hệ số của mũ lẻ bằng không [TEX]\Leftrightarrow{\left{1=0\\3a^2+3=0[/TEX]suy ra không tồn tại trục đối xứng

*Ví dụ hàm bậc 4
[TEX]y=ax^4+bx^3+cx^2+dx+e\ \ (a\neq0)[/TEX][TEX]\ \ \ \ \ I(x_0,y_0)[/TEX]
Đổi trục [TEX]\left{x=X+x_0\\y=Y+y_0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow{Y+y_0=a(X+x_0)^4+b(X+x_0)^3+c(X+x_0)^2+d(X+x_0)+e[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow{Y=g(X)=aX^4+(4ax_0+b)x^3+(6ax_0^2+3bx_0+c)X^2+(4ax_0^3+3bx_0^2+2cx_0+d)X+ax_0^4+bx_0^3+cx_0^2+dx_0+e-y_0[/TEX]

*Để [TEX]Y=g(X)[/TEX] là hàm lẻ thì các hệ số mũ chẵn bằng không [TEX]\Leftrightarrow{\left{a=0\\6ax_0^2+3bx_0+c=0\\ax_0^4+bx_0^3+cx_0^2+dx_0+e-y_0=0[/TEX] suy ra không tìm được do [TEX]a\neq0[/TEX] nên không có tâm đối xứng

*Để [TEX]Y=g(X)[/TEX] là hàm chẵn thì các hệ số mũ lẻ bằng không [TEX]\Leftrightarrow{\left{4ax_0+b=0\\4ax_0^3+3bx_0^2+2cx_0+d=0(1)[/TEX]
nếu có nghiệm [TEX]x_0=-\frac{b}{4a}[/TEX] thì đồ thị sẽ nhận trục [TEX]IY[/TEX] làm trục đối xứng hay đường thẳng [TEX]x=x_0[/TEX] là trục đối xứng của hàm số [TEX]y=f(x)[/TEX] còn không tìm được [TEX]x_0[/TEX] thì không có trục đối xứng

*Nếu tìm trục đối xứng thì ta nên chọn [TEX]I(x_0,0)[/TEX] cho dễ vì rõ ràng hệ [TEX](1)[/TEX] không phụ thuộc [TEX]y_0[/TEX]
 
B

babygirl_911

muốn tìm tâm đối xứng thì lấy đạo hàm cấp hai, tìm được x rồi suy ra y và giả sử I(x,y) là tâm đối xứng
Tiếp theo ta đi chứng minh
- Tìm 1 điểm M trên đồ thị
-giả sử M'(Xo,Yo) đối xứng với M qua I
-Dùng phép đối xứng tâm để chứng minh M' thuộc (Co): Yo =..Xo+... là đối xứng
của (C)
-suy ra I là tâm đối xứng của (C)
 
N

nghgh97

Còn hàm phân thức thì sao
Ví dụ như hàm số:
\frac{3x-2}{x+1}
Bạn nhìn đồ thị xem nó có tâm đối xứng hay trục đối xứng không nhé:
picture.php

Còn về chi tiết thì chờ mình chút.
 
N

nghgh97

Cứ dùng định nghĩa là xong hết mà: Điểm $M(x_0;y_0)$ là tâm đối xứng của đồ thị $(C):y=f(x) \Leftrightarrow \forall M_1(x_1;y_1) \in (C)$ thì có $M_2(x_2;y_2) \in (C)$ thỏa mãn:
\[\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = 2{x_0}\\
{y_1} + {y_2} = 2{y_0}
\end{array} \right.\]
(công thức trung điểm ấy)
p/s: hàm phân thức thì tâm đối xứng không nằm trên đồ thị.
 
H

hangot

Có cách nào ngắn gọn nhất anh chị có thể nói cho e biết với được k ạ ? lâu quá k học chẳng nhớ gì nữa cả
 
N

nguyenbahiep1

Có cách nào ngắn gọn nhất anh chị có thể nói cho e biết với được k ạ ? lâu quá k học chẳng nhớ gì nữa cả

đi thi chúng ta chỉ học 3 dạng hàm

hàm phân thức

tâm đối xứng hàm này là giao của 2 tiệm cận

hàm bậc 3

tâm đối xứng là điểm uốn

hàm bậc 4 trùng phương trục đối xứng là oy
 
Top Bottom