Toán 10 Tìm $m$ để phương trình: $-3x-\sqrt{x-11}+m-3=0$ có hai nghiệm phân biệt

Bae Ryeo Wi

Học sinh
Thành viên
14 Tháng hai 2020
91
62
36
Nghệ An
Trường THCS Hòa Hiếu II

Attachments

  • 269684239_306443434708762_6686921148244802342_n.jpg
    269684239_306443434708762_6686921148244802342_n.jpg
    26.4 KB · Đọc: 25
Last edited by a moderator:

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,478
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
a) [TEX]-3x-\sqrt{x-11}+m-3=0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow -3(x-11)-\sqrt{x-11}+m-36=0[/TEX]
Đặt [TEX]\sqrt{x-11}=t \geq 0[/TEX] thì phương trình trên trở thành:
[TEX]-3t^2-t+m-36=0 \Leftrightarrow m=3t^2+t+36(1)[/TEX]
Để phương trình ban đầu có 2 nghiệm phân biệt thì (1) phải có 2 nghiệm dương phân biệt.
Vẽ bảng biến thiên [TEX]f(x)=3x^2+x+36[/TEX] với [TEX]x \geq 0[/TEX] ta thấy không tồn tại [TEX]m[/TEX] để phương trình có 2 nghiệm phân biệt.
b) Đặt [TEX]t=\sqrt{x+2}+\sqrt{2-x} (2 \leq t \leq 2\sqrt{2})[/TEX]
Khi đó ta có: [TEX]t^2=4+2\sqrt{4-x^2} \Rightarrow \sqrt{4-x^2}=\dfrac{t^2-4}{2}[/TEX]
Phương trình đã cho trở thành: [TEX]t+3\dfrac{t^2-4}{2}+3m-1=0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow m=-\dfrac{t^2}{2}-\dfrac{t}{3}+\dfrac{7}{3}(1)[/TEX]
Để phương trình ban đầu có nghiệm thì (1) phải có nghiệm thuộc [TEX][2,2\sqrt{2}][/TEX]
Xét bảng biến thiên hàm [TEX]f(x)=-\dfrac{x^2}{2}-\dfrac{x}{3}+\dfrac{7}{3}[/TEX] trên [TEX][2,2\sqrt{2}][/TEX] ta được [TEX]m \in [-\dfrac{2\sqrt{2}}{3}-\dfrac{5}{3},-\dfrac{1}{3}][/TEX]

Nếu bạn có thắc mắc gì có thể hỏi tại topic này nhé. Chúng mình luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Bạn cũng có thể tham khảo một số bài toán khác tại đây.
 

Bae Ryeo Wi

Học sinh
Thành viên
14 Tháng hai 2020
91
62
36
Nghệ An
Trường THCS Hòa Hiếu II
a) [TEX]-3x-\sqrt{x-11}+m-3=0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow -3(x-11)-\sqrt{x-11}+m-36=0[/TEX]
Đặt [TEX]\sqrt{x-11}=t \geq 0[/TEX] thì phương trình trên trở thành:
[TEX]-3t^2-t+m-36=0 \Leftrightarrow m=3t^2+t+36(1)[/TEX]
Để phương trình ban đầu có 2 nghiệm phân biệt thì (1) phải có 2 nghiệm dương phân biệt.
Vẽ bảng biến thiên [TEX]f(x)=3x^2+x+36[/TEX] với [TEX]x \geq 0[/TEX] ta thấy không tồn tại [TEX]m[/TEX] để phương trình có 2 nghiệm phân biệt.
b) Đặt [TEX]t=\sqrt{x+2}+\sqrt{2-x} (2 \leq t \leq 2\sqrt{2})[/TEX]
Khi đó ta có: [TEX]t^2=4+2\sqrt{4-x^2} \Rightarrow \sqrt{4-x^2}=\dfrac{t^2-4}{2}[/TEX]
Phương trình đã cho trở thành: [TEX]t+3\dfrac{t^2-4}{2}+3m-1=0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow m=-\dfrac{t^2}{2}-\dfrac{t}{3}+\dfrac{7}{3}(1)[/TEX]
Để phương trình ban đầu có nghiệm thì (1) phải có nghiệm thuộc [TEX][2,2\sqrt{2}][/TEX]
Xét bảng biến thiên hàm [TEX]f(x)=-\dfrac{x^2}{2}-\dfrac{x}{3}+\dfrac{7}{3}[/TEX] trên [TEX][2,2\sqrt{2}][/TEX] ta được [TEX]m \in [-\dfrac{2\sqrt{2}}{3}-\dfrac{5}{3},-\dfrac{1}{3}][/TEX]

Nếu bạn có thắc mắc gì có thể hỏi tại topic này nhé. Chúng mình luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Bạn cũng có thể tham khảo một số bài toán khác tại đây.
a ơi cho em hỏi ở đoạn cuối câu b là m thuộc khoảng từ 2 giá trị nớ hay là m có 2 giá trị nớ ạ
 
  • Like
Reactions: Timeless time

Bae Ryeo Wi

Học sinh
Thành viên
14 Tháng hai 2020
91
62
36
Nghệ An
Trường THCS Hòa Hiếu II
a) [TEX]-3x-\sqrt{x-11}+m-3=0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow -3(x-11)-\sqrt{x-11}+m-36=0[/TEX]
Đặt [TEX]\sqrt{x-11}=t \geq 0[/TEX] thì phương trình trên trở thành:
[TEX]-3t^2-t+m-36=0 \Leftrightarrow m=3t^2+t+36(1)[/TEX]
Để phương trình ban đầu có 2 nghiệm phân biệt thì (1) phải có 2 nghiệm dương phân biệt.
Vẽ bảng biến thiên [TEX]f(x)=3x^2+x+36[/TEX] với [TEX]x \geq 0[/TEX] ta thấy không tồn tại [TEX]m[/TEX] để phương trình có 2 nghiệm phân biệt.
b) Đặt [TEX]t=\sqrt{x+2}+\sqrt{2-x} (2 \leq t \leq 2\sqrt{2})[/TEX]
Khi đó ta có: [TEX]t^2=4+2\sqrt{4-x^2} \Rightarrow \sqrt{4-x^2}=\dfrac{t^2-4}{2}[/TEX]
Phương trình đã cho trở thành: [TEX]t+3\dfrac{t^2-4}{2}+3m-1=0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow m=-\dfrac{t^2}{2}-\dfrac{t}{3}+\dfrac{7}{3}(1)[/TEX]
Để phương trình ban đầu có nghiệm thì (1) phải có nghiệm thuộc [TEX][2,2\sqrt{2}][/TEX]
Xét bảng biến thiên hàm [TEX]f(x)=-\dfrac{x^2}{2}-\dfrac{x}{3}+\dfrac{7}{3}[/TEX] trên [TEX][2,2\sqrt{2}][/TEX] ta được [TEX]m \in [-\dfrac{2\sqrt{2}}{3}-\dfrac{5}{3},-\dfrac{1}{3}][/TEX]

Nếu bạn có thắc mắc gì có thể hỏi tại topic này nhé. Chúng mình luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Bạn cũng có thể tham khảo một số bài toán khác tại đây.
anh ơi cho em hỏi sự khãc nhau giữa 2 bài toán có nghiệm với 2/3/4 nghiệm phân biệt là gì ạ?
 
  • Like
Reactions: 7 1 2 5

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,478
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
anh ơi cho em hỏi sự khãc nhau giữa 2 bài toán có nghiệm với 2/3/4 nghiệm phân biệt là gì ạ?
Cái điểm khác nhau của 2 bài toán đó là cái giá trị của tham số khi chúng ta vẽ bảng biến thiên nhé.
Ví dụ như đi tìm điều kiện để phương trình có nghiệm thôi thì ta sẽ lấy tham số là tập giá trị của hàm số trên khoảng xác định của biến(ví dụ như ở câu b, ta đi tìm tập giá trị của [TEX]f(t)=-\dfrac{t^2}{2}-\dfrac{t}{3}+\dfrac{7}{3}[/TEX] trên [TEX][2,2\sqrt{2}][/TEX])
Còn với bài toán tìm để có bao nhiêu nghiệm thì nó phức tạp hơn xíu. Ở lớp 10, các em chỉ học phương trình bậc 2 nên chúng ta gần như đưa được về dạng tìm tham số để phương trình bậc 2 có 1 hoặc 2 nghiệm. Lúc này ta sẽ xét bảng biến thiên kỹ hơn.
Lấy ví dụ ở câu a, hàm số [TEX]f(x)=3x^2+x+36[/TEX] với [TEX]x \geq 0[/TEX].
Nếu ta vẽ bảng biến thiên, thì nó sẽ có dạng như thế này:
[TEX] \begin{array}{c|ccc} x & 0 & & +\infty \\ \hline & & & +\infty \\ & & \nearrow & \\ y & 36 & & \end{array} [/TEX]
Nhận thấy bảng biến thiên thì ta thấy đường biểu diễn chỉ có đi lên luôn. Bây giờ nếu ta xét phương trình [TEX]f(x)=m[/TEX], thì số nghiệm của phương trình là số giao điểm của đồ thị [TEX]y=m[/TEX] và [TEX]y=f(x)[/TEX] với [TEX]x \geq 0[/TEX].
Khi đó nếu [TEX]m < 36[/TEX], thì ta thấy cả 2 đồ thị không cắt nhau, còn nếu [TEX]m \geq 36[/TEX] thì 2 đồ thị chỉ cắt nhau tại 1 điểm duy nhất.
Bây giờ ta xét một ví dụ khác, đó là tìm [TEX]m[/TEX] để phương trình [TEX]x^2-2x-5=m[/TEX] có 2 nghiệm không nhỏ hơn [TEX]-2[/TEX].
Xét bảng biến thiên của [TEX]f(x)=x^2-2x-5[/TEX] trên [TEX][-2,+\infty)[/TEX]:
[TEX] \begin{array}{c|ccccc} x & -2 & & 1 & & +\infty \\ \hline y & 3 & & & & +\infty \\ & & \searrow & & \nearrow & \\ & & & -6 & & \end{array} [/TEX]
Khi đó nhận thấy bảng biến thiên được chia thành 2 nhánh, đó là [TEX] \begin{array}{c|ccc} y & 3 & & \\ & & \searrow & \\ & & & -6 \end{array} [/TEX] và [TEX] \begin{array}{c|ccc} & & & +\infty \\ & & \nearrow & \\ y & -6 & & \end{array} [/TEX].
Khi đó để phương trình có 2 nghiệm không nhỏ hơn [TEX]-2[/TEX] thì [TEX]y=m[/TEX] phải cắt cả 2 nhánh trên.
[TEX]y=m[/TEX] cắt nhánh thứ nhất khi [TEX]m \in [-6,3][/TEX].
[TEX]y=m[/TEX] cắt nhánh thứ hai khi [TEX]m \in [-6,+\infty)[/TEX]
Kết hợp lại ta được [TEX]m \in [-6,3][/TEX] thỏa mãn.
 
Top Bottom