Văn 7 Tìm hiểu về đại thi hào NGuyễn Du

khahhyen_ybms1

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng bảy 2020
709
2,319
231
Hà Tĩnh
THCS Lê Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?
Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).
Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?
Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?
Các bạn ơi giúp mình với
Được câu nào hay câu nấy nha câu 1 trước đi nghen
@Trần Tuyết Khả @Võ Thu Uyên @Lê Uyên Nhii
có thể làm càng dài càng tốt nhen
 
Last edited:

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

1. MB
- Giới thiệu tác gia Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.
- Giới thiệu về Truyện Kiều và vị trí của nó trong đời sống tinh thần của dân tộc: là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam
2. TB
* Giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du
- Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).
- Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long.
- Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn
- Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến.
- Cuộc đời: đầy bi kịch. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.
- Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại: thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm. Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.
* Giới thiệu Truyện Kiều
- Giới thiệu chung
+ Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).
+ Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.
+ Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
- Tóm tắt: chia làm 3 phần
- Giá trị nội dung của Truyện Kiều
+ giá trị hiên thực
Tố cáo tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội cũ đã chà đạp lên con người, dồn họ vào bước đường cùng
Tố cáo những con người lòng lang dạ sói trong xã hội xưa, lừa lọc, ức hiếp những só phận người phụ nữ
lên án những tư tưởng coi thường và chà dạp lên số phận người phụ nữ
+ giá trị nhân đạo
Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và ước mơ công lí.
Đồng cảm và trân trọng người phụ nữ trong xã hội xưa
- Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Ngôn ngữ điêu luyện, giàu sức gợi tả gợi cảm
+ Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo thống thiết của Nguyễn Du.
- Vị trí của Truyện Kiều
+ đối với nước nhà: trở thành biểu tượng văn chương của quốc gia
+đối với thế giới: Từ khi được sinh thành, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng, có hàng ngàn những công trình lớn nhỏ nghiên cứu về nó và hàng ngàn những cuộc bút chiến xảy ra quanh nó. Tác phẩm đã đưa nền văn học dân tộc ra thế giới, chiếm một vị trí quan trọng trên diễn đàn quốc tế.
* sáng tạo của Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện
- Về ngôn ngữ : Ngôn ngữ trong truyện Kiều không phải là do Nguyễn Du dịch từ tiếng trung hoa mà đó là ngôn ngữ của chính nhà thơ. Nguyễn Du đã vận dụng một cách kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân một cách tài tình. - Về thể loại : Nếu như Kim Vân Kiều truyện thuộc thể lạoi tiểu thuyết thì Truyện kiều thuộc thể loại truyện thơ. Nguyễn Du đã có công đưa thể thơ lục bát của dân tộc lên một đỉnh cao chói lọi.
- Về chi tiết :
+ Việc thêm bớt tình tiết : nhà thơ đã bỏ đi khoảng 1/3 những chi tiết tromg Kim Vân Kiều truyện và đã thêm vào một số lượng cũng khá lớn, Nguyễn Du đã bỏ đi những chi tiết dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên chủ nghĩa, nhiều khi thô bỉ, có hại với mĩ cảm người đọc và không nhằm phục vụ chủ đề t ác phẩm. Đồng thờ nhà thơ thêm vào rất nhiều đoạn tả cảnh, tả tình nhắm nêu rõ tính cách và tâm trạng của nhân vật. Dường như hầu hết các cảnh thiên nhiên mĩ lệ trong truyện Kiều ào có được.
+ Việc biến đổi một số tình tiết : Tác giả đã có những sáng tạo, biến hoá thật tài tình. Chẳng hạn Thuý Kiều của Nguyễn Du đa cảm, nồng nàn, nhưng vẫn đoan chính. Hai nét tính cách này đã tạo nên một nhân cách đáng yêu. Và đó cũng là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
3. KB
Ca ngợi đại thi hào Nguyễn Du cùng kiệt tác Truyện Kiều
Khẳng định vai trò to lớn của Truyện Kiều trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc.
 

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?
a. Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quên quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.
- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.
- Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
- Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:
+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn

b Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:
+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là:
  • Các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả
  • Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.
  • Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.
+ Đối với Truyện Kiều:là cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Du, một cái nhìn vượt thời đại. Ông đã thể hiện những ước mơ về đôi lứa tự do, hồn nhiên, trong sáng và rất mực thuỷ chung. Bên cạnh đó, “Truyện Kiều” còn là khát vọng hướng đến công lý dân chủ giữa một xã hội bạo ngược đã chà đạp lên nhân cách, dập tắt những ước mơ đẹp đẽ, đồng thời thể hiện vẻ đẹp của con người.
+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.
Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?
- Từ xưa cho đến tận bây giờ ''Truyện Kiều'' vẫn là hòn ngọc sáng nhất và là đỉnh cao chói lọi nhất của tiếng nói Việt Nam, của văn học dân tộc. Thiên tuyệt bút này Nguyễn Du là sự kết tinh tinh hoa của cả quá trình mấy trăm năm hình thành và phát triển nền văn học cổ điển viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Và ''Truyện Kiều'' cũng vẫn được xem là hòn đá tảng, đặt nền móng cho sự phát triển của nghệ thuật văn học dân tộc sau này.Trong suốt hai thế kỷ qua, ''Truyện Kiều'' đã trở thành cuốn sách "gối đầu giường," thậm chí được xem là cuốn "thánh kinh" của người Việt. Ngôn từ trong ''Truyện Kiều'' được dùng rộng rãi trong các sinh hoạt văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân như ngâm Kiều, vịnh Kiều, bình Kiều, lẩy Kiều, trò Kiều, chèo Kiều, cải lương Kiều, tranh Kiều, bói Kiều… và cả trong những làn điệu ví giặm đặc sắc của người dân địa phương vùng Nghệ Tĩnh vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hơn thế nữa, sức sống của "Truyện Kiều" không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà nó còn ở cả khắp các nước trên thế giới. Giá trị của ''truyện kiều'' là một giá trị sáng tạo văn hóa , văn chương tuyệt đỉnh và có vị trí trong văn học dân tộc đánh dấu sự xuất hiện của thi ca nghệ sĩ , sự thăng hoa của thiên tài trên chủ nghĩa giáo huấn, biến văn học trung đại trở thành văn học nghệ thuật. Một sức sống mãnh liệt!
- Chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay:
+ Nghiên cứu, phân tích về ''truyện Kiều'
+ Giới thiệu, tuyên truyền ý nghĩa to lớn mà tác phẩm mang lại cho nhiều bạn đọc hơn để hiểu rõ về thi phẩm
Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?
- Nhắc nhở thế hệ trẻ về nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Du trong công cuộc đóng góp lớn về phát triển và sáng tác đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam
- Nhằm giúp chúng ta cảm nhận rõ ý nghĩa sâu sắc của truyện Kiều: những gì mà con người phải chịu trong cuộc sống, một cuộc sống đầy màu sắc, khắc hoạ những tâm trạng khác nhau, những ý nghĩa khác nhau.
 

Hy _ Nhiên

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
5 Tháng mười một 2018
511
1,240
176
19
Nghệ An
THcS Quỳnh Hồng
Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).
mình chỉ có một vài ý rất rất nhỏ về phần này nên chắc ko giúp đc cho bạn , mà mình cũng ko bt có đúng ko nữa :
- Truyện Kiều thể hiện tư tưởng tài mệnh tương đố ( tài mệnh ghét nhau ) là quan niệm đương thời của Nguyễn Du
- Trong Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân xây dựng hình tượng người con gái qua nhiều sóng gió trở nên mạnh mẽ( thậm chí độc ác , phân đoạn Thúy Kiều sai người giết Hoạn Thư ) thì Nguyễn Du xây dựng hình ảnh người con gái tài sắc vẹn toàn , lương thiện nhưng bị xã hội chà đạp đồng thời lên án về đồng tiền đổi trắng thay đen và xã hội phong kiến lạc hậu lúc bấy h
-Truyện Kiều là quốc hồn bởi mang thể thư lục bát cùng tập đại thành ngôn ngữ nhờ ngôn ngữ dân gian , thành ngữ tục ngữ và ngôn ngữ uyên bác , kì tài diệu bút về tả người
- Thể hiện tư tưởng tiến bộ của tác giả như am hiểu tâm lý tuổi trẻ (tuổi trẻ thích hòa mình vào cộng đồng ) thấu hiểu tâm lý tình yêu ( cho thúy kiều nhớ ny rồi mới nhớ cha mẹ )
 
Top Bottom