Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).
1. MB
- Giới thiệu tác gia Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.
- Giới thiệu về Truyện Kiều và vị trí của nó trong đời sống tinh thần của dân tộc: là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam
2. TB
* Giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du
- Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).
- Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long.
- Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn
- Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến.
- Cuộc đời: đầy bi kịch. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.
- Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại: thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm. Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.
* Giới thiệu Truyện Kiều
- Giới thiệu chung
+ Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).
+ Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.
+ Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
- Tóm tắt: chia làm 3 phần
- Giá trị nội dung của Truyện Kiều
+ giá trị hiên thực
Tố cáo tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội cũ đã chà đạp lên con người, dồn họ vào bước đường cùng
Tố cáo những con người lòng lang dạ sói trong xã hội xưa, lừa lọc, ức hiếp những só phận người phụ nữ
lên án những tư tưởng coi thường và chà dạp lên số phận người phụ nữ
+ giá trị nhân đạo
Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và ước mơ công lí.
Đồng cảm và trân trọng người phụ nữ trong xã hội xưa
- Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Ngôn ngữ điêu luyện, giàu sức gợi tả gợi cảm
+ Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo thống thiết của Nguyễn Du.
- Vị trí của Truyện Kiều
+ đối với nước nhà: trở thành biểu tượng văn chương của quốc gia
+đối với thế giới: Từ khi được sinh thành, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng, có hàng ngàn những công trình lớn nhỏ nghiên cứu về nó và hàng ngàn những cuộc bút chiến xảy ra quanh nó. Tác phẩm đã đưa nền văn học dân tộc ra thế giới, chiếm một vị trí quan trọng trên diễn đàn quốc tế.
* sáng tạo của Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện
- Về ngôn ngữ : Ngôn ngữ trong truyện Kiều không phải là do Nguyễn Du dịch từ tiếng trung hoa mà đó là ngôn ngữ của chính nhà thơ. Nguyễn Du đã vận dụng một cách kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân một cách tài tình. - Về thể loại : Nếu như Kim Vân Kiều truyện thuộc thể lạoi tiểu thuyết thì Truyện kiều thuộc thể loại truyện thơ. Nguyễn Du đã có công đưa thể thơ lục bát của dân tộc lên một đỉnh cao chói lọi.
- Về chi tiết :
+ Việc thêm bớt tình tiết : nhà thơ đã bỏ đi khoảng 1/3 những chi tiết tromg Kim Vân Kiều truyện và đã thêm vào một số lượng cũng khá lớn, Nguyễn Du đã bỏ đi những chi tiết dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên chủ nghĩa, nhiều khi thô bỉ, có hại với mĩ cảm người đọc và không nhằm phục vụ chủ đề t ác phẩm. Đồng thờ nhà thơ thêm vào rất nhiều đoạn tả cảnh, tả tình nhắm nêu rõ tính cách và tâm trạng của nhân vật. Dường như hầu hết các cảnh thiên nhiên mĩ lệ trong truyện Kiều ào có được.
+ Việc biến đổi một số tình tiết : Tác giả đã có những sáng tạo, biến hoá thật tài tình. Chẳng hạn Thuý Kiều của Nguyễn Du đa cảm, nồng nàn, nhưng vẫn đoan chính. Hai nét tính cách này đã tạo nên một nhân cách đáng yêu. Và đó cũng là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
3. KB
Ca ngợi đại thi hào Nguyễn Du cùng kiệt tác Truyện Kiều
Khẳng định vai trò to lớn của Truyện Kiều trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc.