Văn Tìm hiểu Tiễn dặn người yêu qua góc nhìn văn hóa.

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Truyện thơ là một trong những sản phẩm điển hình của dân tộc thiểu số khu vực phía bắc. Trong kho tàng truyện thơ phong phú đó thì có rất nhiều viên ngọc quý của văn học dân gian của cả dân tộc. Và Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu) chính là một trong những tuyệt tác đó. Tiễn dặn người yêu là một truyện trong những viên ngọc quý mà đặc biệt là nó mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc Thái.
Tất cả các truyện thơ đều được phát triển từ các câu chuyện cổ tích, truyện kể dân gian. Tiễn dặn người yêu cũng không phải ngoại lệ tuy nhiên lại được kết nối với dưới dạng dân ca. Có thể thấy rằng Tiễn dặn người yêu là sự hợp lưu giữa dòng tự sự với trữ tình dân ca. Nó quy tụ một cách rất phức tạp cả những thành ngữ, tục ngữ, … vào trong diễn xướng tác phẩm.
Thể hiện mô hình văn hóa cũng như sự phân hóa xã hội ở khu vực miền núi phía bắc. Một sự phân cấp quyền lực mà trung tâm là thần quyền. Thần quyền sẽ kết hợp với quyền lực của người đứng đầu bản làng tạo nên sự hội nhập của vương quyền, nhân quyền, phụ quyền, chụ quyền,.. Một sự hội nhập mạnh mẽ của các yếu tố này tạo nên sự phân hóa giai cấp. Phân hóa giai cấp càng mạnh tạo ra nhiều điều bất trắc trong cuộc sống những con người nơi đây. Đặc biệt liên quan đến thân phận của những con người ở dưới đáy xã hội. Chính vì vậy mà trong Xống chụ xôn xao chịu sự chi phối rất lớn của sự hội nhập này để rồi những yếu tố môn đăng hộ đối, phân hóa giai cấp,… đã khiến cho đôi trai gái phải chia lìa. Nhưng trung tâm vẫn là vương quyền, thần quyền, chụ quyền.
Trong những tác phẩm truyện thơ trữ tình như Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu) thì nó tập trung khai thác nội dung về khát vọng tình yêu đôi lứa và cốt truyện rất gần với truyện cổ tích. Cho nên nó đi theo kết cấu như sau:
Gặp gỡ, yêu nhau -> Thề nguyền, đính ước -> Bị cha mẹ ngăn cấm, ép gã, rẽ duyên -> Tìm đến cái chết để giữ thủy chung và đoàn tụ với người yêu.
Kết thúc này thường là những kết thúc đầy bi kịch phổ biến trong các truyện thơ trữ tình tự sự. Dẫu mục đích của cái chết là giữ lòng thủy chung và doàn tụ với người yêu ở thế giới bên kia nhưng đó không phải là hạnh phúc hiện hữu trong thế giới thực. Đó chỉ là hạnh phúc trong thế giới nghệ thuật, trong tưởng tượng, trong mơ ước. Tuy nhiên với Tiễn dặn người yêu thì hai người sau bao nhiêu biến cố và thăng trầm thì cuối cùng lại trở về bên nhau, đoàn tụ khi đến tuổi góa bụa về già như lời thề nguyền ngày nào:
Đôi ta yêu nhau đợi tháng năm lau nở
Đợi mùa nước đỏ cá về
Đợi chim tăng ló hót gọi hè
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.
Một tình yêu đầy thảm kịch dựa trên nền tảng của sự khổ đâu thế nhưng đến cuối cùng thì hai người vẫn đoàn tụ bên nhau.
Có một điều đặc biệt khi tìm hiểu các tác phẩm truyện thơ như vậy thì điều đầu tiên, tiên quyết là chúng ta cần tìm hiểu về đặc trưng văn hóa của các tộc người này. Đó là chìa khóa giúp chúng ta tìm iểu nội dung. Như vậy muốn mở lối đi đúng vào tìm hiểu truyện thơ Tiễn dặn người yêu thì không có con đường nào khác là tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc hiện hữu ở trong tác phẩm. Điều này có thể thấy ngay chính bản thân nhan đề tác phẩm. Xống chụ xôn xao là nguyên gốc tiếng thái của tác phẩm Tiễn dặn người yêu. Chữ chụ chính là hiện thân chụ quyền và chính là người yêu, người thương trong tiếng thái.
Tiễn dặn người yêu kể về câu chuyện tình của một đôi thanh niên nam nữ mà khác với Kim, Kiều ở chỗ Kim, Kiều là thành phần ưu tú của xã hội nên tình yêu của họ có màu sắc vương giả hơn. Chàng Kim Trọng xuất hiện với cảnh một vùng như thể cây quỳnh, càng giao. Còn Kiều thì sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Đây là hai thành phần ưu tú của xã hội cho nên nỗi đau của họ là những nỗi đau rất khác thường. Nhưng với Xống chụ xôn xao thì tình yêu này xuất phát từ đôi nam nữ rất bình thường trong xã hội. Cho nên tình yêu của họ là tình yêu rất điển hình. Chính vì sống trong xã hội người thái cho nên cuộc đời, số phận của họ bị buộc chặt với thần linh, bị chi phối bởi giai cấp,… Ki yêu nhau thì đôi thanh niên này có một tình yêu rất bền chặt:
Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển
Người xiển xui, không ngoảnh, không nghe.
Tất cả những câu thơ không mĩ miều như trong truyện Kiều mà đều rất gần gũi, thân thuộc cho nên nếu ngồi lại cùng ngẫm nghĩ, xem xét thì chúng ta sẽ thấy rằng mỗi câu thơ đều chứa đựng một mật mã văn hóa khu vực này.
Lớn lên bên nhau từ tấm bé. Hai người trở thành cặp thanh mai trúc mã. Nhưng lớn lên thì gia đình cô gái lại muốn gả cô cho một gia đình môn đăng hộ đối hơn, khá giả hơn. Nhưng có một điều đặc biệt là khi cô bị ép gả thì anh chàng này quyết tâm đi buôn để kiếm cho được tiền về để chuộc lại cô gái. Nhưng suốt thời gian đi buôn ròng rã thì khi anh trở về thì cô phải chính thức về nhà chồng làm vợ người ta. Nhưng khi anh về thì anh thấy rằng:
Khi anh đi cải chia cách bướm
Khi anh về cải đã đâm hoa
Lâu ngày em đã quen hơi, hết lạ!
Khi anh ra đi khăn piêu em còn vắt ngang sàn
Khi anh trở về, áo con nhỏ đã giăng giăng đầy sàn.
Đọc đến đoạn này chắc các bạn thắc mắc tại sao lạ có áo con nhỏ giăng giăng đầy sàn? Bởi vì theo phong tục người thái khi người đàn ông lấy vợ thì phải ở rể 6 năm. Trong khoảng thời gian 6 năm đó thì có 3 năm ở rể ngoài và 3 năm ở rể trong. Ba năm ở rể ngoài thì người đó không có bất cứ quan hệ nào nhưng khi ở rể trong thì bắt đầu sống như đời vợ chồng cho nên mới có chuyện là sau khi anh trở về, áo con nhỏ giăng giăng đầy sàn. Sau 6 năm người đàn ông khi đã đem hết sức lực để chăm sóc, làm lụng cho gia đình của người vợ thì chính thức cô gái theo về nhà chồng. Cho nên chàng trai khi đi buôn rất lâu dài và quay trở về thì cũng chính là lúc mà cô gái đã có con với người mình hứa hôn.
Trường đoạn cô gái:
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông.
Đây là trường đoạn thể hiện tình yêu thủy chung son sắc của mình dành cho cô gái.
Đoạn trích mà chúng ta được tìm hiểu một đoạn trích rất hay trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 8. Đó là đoạn trích mà chàng trai đã tiễn cô gái, theo chân cô về nhà chồng để giúp cô làm quen với công việc bên gia đình chồng của mình. Chàng trai còn ở lại trong nhà chồng cô một quang thời gian lâu dài và chứng kiến cảnh cô bị hành hạ, đánh đập. Điều này rất khác với người Kinh mà đây là văn hóa độc đáo riêng của người Thái. Bởi người Thái cho rằng trong cuộc đời của mỗi người đều có một chụ duy nhất. Chụ này nắm giữ linh hồn của con người hay theo cách hiểu chúng ta là người yêu cho nên trong quan niệm của họ không có sự ghen tuông với người đến trước.
Có rất nhiều các trường đoạn khác sẽ giúp chúng ta giải mã, tìm hiểu thêm về văn hóa người Thái. Thế nhưng có thể nói đoạn trích trong SGK lớp 8 là trường đoạn đặc sắc nhất trong những trường đoạn, thể hiện rõ nét văn hóa cũng như mối quan hệ xã hội của người Thái.
 
Top Bottom