Hóa 9 Tìm CTHH của 1 chất

hactinhbang

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng sáu 2018
19
18
6
20
Thanh Hóa
THCS Thiệu Đô
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chia 32g hh X gồm Mg và kim loại R thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho vào lượng dư dd HCl đến khi pư hoàn toàn thu được 8,96 lít H2 (đktc)
Phần 2: hòa tan hoàn toàn vào lượng dư dd H2SO4 đặc nóng thu được 11,2 lít khí SO2 (đktc)
Xác định kim loại R.
Giải theo cách lớp 9 ạ :)
 
  • Like
Reactions: Mon Thái

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,708
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
Chia 32g hh X gồm Mg và kim loại R thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho vào lượng dư dd HCl đến khi pư hoàn toàn thu được 8,96 lít H2 (đktc)
Phần 2: hòa tan hoàn toàn vào lượng dư dd H2SO4 đặc nóng thu được 11,2 lít khí SO2 (đktc)
Xác định kim loại R.
Giải theo cách lớp 9 ạ :)
Gọi a, b là số mol của Mg và R ở mỗi phần
$\rightarrow 24a+bR=16$ (1)
P1:
$Mg+2HCl \rightarrow MgCl_2+H_2$
$2R+2nHCl \rightarrow 2RCl_n+nH_2$
$n_{H_2}=0,4 (mol)$
$\rightarrow a+0,5bn=0,4$ (2)
P2:
$Mg+2H_2SO_4 \rightarrow MgSO_4+SO_2+2H_2O$
$2R+2mH_2SO_4 \rightarrow R_2(SO_4)_m+mSO_2+2mH_2O$ ( $n \leq m $)
$n_{SO_2}=0,5 (mol)$
$\rightarrow a+0,5bm=0,5$ (3)
Giải pt (1), (2), (3) ta có :
$b(R-12n)=6,4$
$b(R-12m)=4$
$\rightarrow R=32m-20n$
$R=56,n=2,m=3$
Vậy R là Fe
 

hactinhbang

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng sáu 2018
19
18
6
20
Thanh Hóa
THCS Thiệu Đô
Tớ nghĩ còn phải có trường hợp R ko td với HCl nữa chứ?
 

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,708
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
Tớ nghĩ còn phải có trường hợp R ko td với HCl nữa chứ?
Mình nghĩ là không có TH đó đâu. Vì đề cho là pứ xảy ra hoàn toàn + đề không cho dự kiện kiểu "khí và chất rắn không tan" .
Đây là suy nghĩ của mình thôi, nên bạn cứ thử trường hợp đó xem
 
  • Like
Reactions: hactinhbang

Toshiro Koyoshi

Bậc thầy Hóa học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
3,918
6,124
724
19
Hưng Yên
Sao Hoả
Mình nghĩ là không có TH đó đâu. Vì đề cho là pứ xảy ra hoàn toàn + đề không cho dự kiện kiểu "khí và chất rắn không tan" .
Đây là suy nghĩ của mình thôi, nên bạn cứ thử trường hợp đó xem
Tớ nghĩ còn phải có trường hợp R ko td với HCl nữa chứ?
Chị ơi chị nhầm rồi
PTHH có thể có: [tex]Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\\2R+2xHCl\rightarrow 2RCl_x+xH_2\\Mg+2H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+SO_2+2H_2O\\2R+2xH_2SO_4\rightarrow R_2(SO_4)_x+xSO_2+2xH_2O[/tex]
Mà 2 cái đều dư và đều tạo ra lượng khí như nhau mặt khác 8,96<11,2 nên phản ứng của phần 1 chỉ có Mg phản ứng. Giải sẽ tìm được R là Cu
 

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,682
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Tớ nghĩ còn phải có trường hợp R ko td với HCl nữa chứ?

Khi R ko td với HCl
Phần 1: nMg = nH2 = 0,4 mol
Phần 2: nSO2 tạo thành khi pứ với Mg = 0,4 mol => nSO2 tạo thành khi pứ với R = 0,5 - 0,4 = 0,1 mol
Gọi n là hóa trị của KL R
2R +2nH2SO4 ----> R2(SO4)n + nSo2 + 2nH2O
nR = 2.nSO2/n = 0,2/n (mol)
Khối lượng của KL R trong mỗi phần = 32/2 - mMg = 16 - 0,4.24 = 6,4 gam
MR = mR/nR = 6,4/(0,2/n) = 32.n
Biện luận suy ra n =2 ; MR = 64 => KL R là Cu (Thỏa mãn)
Vậy R là Cu
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,708
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
Chị ơi chị nhầm rồi
PTHH có thể có: [tex]Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\\2R+2xHCl\rightarrow 2RCl_x+xH_2\\Mg+2H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+SO_2+2H_2O\\2R+2xH_2SO_4\rightarrow R_2(SO_4)_x+xSO_2+2xH_2O[/tex]
Mà 2 cái đều dư và đều tạo ra lượng khí như nhau mặt khác 8,96<11,2 nên phản ứng của phần 1 chỉ có Mg phản ứng. Giải sẽ tìm được R là Cu
Ừ, vậy là có 2 trường hợp.
Trường hợp của em là không thay đổi hóa trị.
 

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,708
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
1 trường hợp thôi chị. Đoạn đó em làm để chứng minh rằng R không phản ứng với HCl mà
Không em.
Nếu R có nhiều hóa trị thì khác rồi, khi tác dụng với HCl sẽ ra hóa trị này, tác dụng với H2SO4 đặc ra hóa trị kia. Vậy nên không thể dùng số mol khí để chứng minh như em được.
Em làm là đang dùng 1 hóa trị cho R cả khi tác dụng với HCl và H2SO4 đặc
 
  • Like
Reactions: Toshiro Koyoshi

Toshiro Koyoshi

Bậc thầy Hóa học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
3,918
6,124
724
19
Hưng Yên
Sao Hoả
Không em.
Nếu R có nhiều hóa trị thì khác rồi, khi tác dụng với HCl sẽ ra hóa trị này, tác dụng với H2SO4 đặc ra hóa trị kia. Vậy nên không thể dùng số mol khí để chứng minh như em được.
Em làm là đang dùng 1 hóa trị cho R cả khi tác dụng với HCl và H2SO4 đặc
À em hiểu rồi trường hợp của Sắt
 

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,708
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
Theo như bạn kia nói thì ngay từ đầu biện luận cho R không td với HCl luôn ở phần 1 xong rồi chia 2 TH : TH1 là R không thay đổi htri; TH2 là R thay đổi hóa trị nhỉ ?
Không nhé :v
Chia ra 2 TH ngay từ đầu.
TH1: R không tác dụng với HCl --> Chỉ có 1 hóa trị
TH2: R có nhiều hóa trị
Nếu chia như em thì bét bài rồi :v
À em hiểu rồi trường hợp của Sắt
Ừ em.
 
Top Bottom