Hóa 11 Tìm công thức phân tử A, B

MtrungB

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng hai 2021
13
5
6
Đồng Tháp
THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon A, B mạch hở, phân tử A, B có cùng số nguyên tử hidro. Biết 11,2 lít X (đktc) có thể cộng với tối đa 17,92 lít H2 (đktc) cho ra hỗn hợp Y có khối lượng là 19,2 gam. Công thức phân tử của A, B là (biết phân tử B nhiều hơn phân tử A một nguyên tử cacbon).
A. C2H6, C3H6 B. C3H6, C4H6
C. C2H4, C3H4 D. C3H4, C4H4

(câu NAP 33 trang 39 - Hữu cơ 678 của thầy Nguyễn Anh Phong)

Bài này mình đọc đề xong chỉ tìm ra được M trung bình của A, B là 35,2 thôi, còn lại rất nhiều điều nghi vấn, mọi người chỉ giáo mình với được không ạ?

Trong sách thầy giải như thế này:
received_175709727656738.jpeg
Mình không hiểu những chỗ sau đây:
1. Vì sao pi trung bình bằng 1,6 và tính pi trung bình để làm gì?
2. 1 pi, 2 pi đó tương ứng với cái gì?
3. Nhìn HPT a+b=0,5 và a+2b=0,8, nghĩa là đã thừa nhận A hoặc B là Ankin. Vậy dựa vào đâu mà kết luận như vậy?
4. Tính được mX rồi thì làm sao suy thẳng ra nC? (chỗ có chữ NAP ấy)
5. Vì sao lại C trung bình lại gấp đôi nC?

Mình đã thử tìm trên mạng và cũng phát hiện ra 1 cách giải khác là sau khi thừa nhận là có ankin, lập hệ như trên
và ankin là CnH2n-2 còn anken là Cn-1H2n-2 rồi nhét vào PT này:
0,3.(14n - 2) + 0,2.(14n - 14) = 17,6 (g) → n = 3

Nhưng mình vẫn chưa thấm được các câu hỏi bên trên, lẫn việc vì sao khẳng định 'tối đa' có nghĩa là 'có ankin'? Mọi người chỉ giáo mình với nhé :(
 
Last edited:

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
Hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon A, B mạch hở, phân tử A, B có cùng số nguyên tử hidro. Biết 11,2 lít X (đktc) có thể cộng với tối đa 17,92 lít H2 (đktc) cho ra hỗn hợp Y có khối lượng là 19,2 gam. Công thức phân tử của A, B là (biết phân tử B nhiều hơn phân tử A một nguyên tử cacbon).
A. C2H6, C3H6 B. C3H6, C4H6
C. C2H4, C3H4 D. C3H4, C4H4

(câu NAP 33 trang 39 - Hữu cơ 678 của thầy Nguyễn Anh Phong)

Bài này mình đọc đề xong chỉ tìm ra được M trung bình của A, B là 35,2 thôi, còn lại rất nhiều điều nghi vấn, mọi người chỉ giáo mình với được không ạ?

Trong sách thầy giải như thế này:
View attachment 171951
Mình không hiểu những chỗ này:
1. Vì sao pi trung bình bằng 1,6 và tính pi trung bình để làm gì?
2. 1 pi, 2 pi đó tương ứng với cái gì?
3. Nhìn HPT a+b=0,5 và a+2b=0,8, nghĩa là đã thừa nhận A hoặc B là Ankin. Vậy dựa vào đâu mà kết luận như vậy?
4. Tính được mX rồi thì làm sao suy thẳng ra nC? (chỗ có chữ NAP ấy)
5. Vì sao lại C trung bình lại gấp đôi nC?

Mình đã thử tìm trên mạng và cũng phát hiện ra 1 cách giải khác là sau khi thừa nhận là có ankin, lập hệ như trên
và ankin là CnH2n-2 còn anken là Cn-1H2n-2 rồi nhét vào PT này:
0,3.(14n - 2) + 0,2.(14n - 14) = 17,6 (g) → n = 3

Nhưng mình vẫn chưa thấm được các câu hỏi bên trên, lẫn việc vì sao khẳng định 'tối đa' có nghĩa là 'có ankin'? Mọi người chỉ giáo mình với nhé :(

A: CnH2n+2-2k a mol
B: CmH2m+2-2t b mol
Trong đó : m = n+1
Và 2n+2-2k = 2m+2-2t => t = k+1
Mol hh = a + b = 0,5. (1)
Mol H2 = ak + bt = 0,8. (2)
Số liên kết π trung bình = 0,8/0,5 = 1,6
=> k < 1,6 < t => k = 1 và t = 2
(1)(2) => a = 0,2 và b = 0,3
=> X: A: CnH2n 0,2 mol, B: Cn+1H2n 0,3 mol, cộng tối đa với H2 cho hh ankan Y
Y gồm: CnH2n+2 0,2 mol và Cn+1H2n+4 0,3 mol
mY = 0,2*(14n+2) + 0,3*(14n+16) = 19,2 => n = 2
=< A : C2H4 và B: C3H4
 

MtrungB

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng hai 2021
13
5
6
Đồng Tháp
THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu
A: CnH2n+2-2k a mol
B: CmH2m+2-2t b mol
Trong đó : m = n+1
Và 2n+2-2k = 2m+2-2t => t = k+1
Mol hh = a + b = 0,5. (1)
Mol H2 = ak + bt = 0,8. (2)
Số liên kết π trung bình = 0,8/0,5 = 1,6
=> k < 1,6 < t => k = 1 và t = 2
(1)(2) => a = 0,2 và b = 0,3
=> X: A: CnH2n 0,2 mol, B: Cn+1H2n 0,3 mol, cộng tối đa với H2 cho hh ankan Y
Y gồm: CnH2n+2 0,2 mol và Cn+1H2n+4 0,3 mol
mY = 0,2*(14n+2) + 0,3*(14n+16) = 19,2 => n = 2
=< A : C2H4 và B: C3H4

Vậy là
πTB=(nHC1*πHC1+nHC2*πHC2)/(nHC1+2)
đúng không bạn?
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Huy Vũ Dũng

Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
30 Tháng tám 2019
1,373
2,597
361
Hải Phòng
....
Hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon A, B mạch hở, phân tử A, B có cùng số nguyên tử hidro. Biết 11,2 lít X (đktc) có thể cộng với tối đa 17,92 lít H2 (đktc) cho ra hỗn hợp Y có khối lượng là 19,2 gam. Công thức phân tử của A, B là (biết phân tử B nhiều hơn phân tử A một nguyên tử cacbon).
A. C2H6, C3H6 B. C3H6, C4H6
C. C2H4, C3H4 D. C3H4, C4H4

(câu NAP 33 trang 39 - Hữu cơ 678 của thầy Nguyễn Anh Phong)

Bài này mình đọc đề xong chỉ tìm ra được M trung bình của A, B là 35,2 thôi, còn lại rất nhiều điều nghi vấn, mọi người chỉ giáo mình với được không ạ?

Trong sách thầy giải như thế này:
View attachment 171951
Mình không hiểu những chỗ sau đây:
1. Vì sao pi trung bình bằng 1,6 và tính pi trung bình để làm gì? (Chỗ này là bảo toàn lk pi thôi mà nhỉ ??)
2. 1 pi, 2 pi đó tương ứng với cái gì? (πTB=1,6 mà A, B có cùng số nguyên tử hidro,phân tử B nhiều hơn phân tử A một nguyên tử cacbon
->trong X gồm 1hdc có pi =1 và 1 hdc có pi=2)

3. Nhìn HPT a+b=0,5 và a+2b=0,8, nghĩa là đã thừa nhận A hoặc B là Ankin. Vậy dựa vào đâu mà kết luận như vậy? (Cứ pi=2 là ankin ?? Trong lời giải đâu viết ankin ? Còn dựa vào đâu thì bên trên mình viết rồi nhé)
4. Tính được mX rồi thì làm sao suy thẳng ra nC? (chỗ có chữ NAP ấy) (Cái này là tư duy dồn chất của thầy NAP mà,bạn có đọc kĩ lý thuyết dồn chất trước khi làm không dợ ???)
5. Vì sao lại C trung bình lại gấp đôi nC? (nCtb=1,3 ,nX=0,5 mol ->Ctb )

Mình đã thử tìm trên mạng và cũng phát hiện ra 1 cách giải khác là sau khi thừa nhận là có ankin, lập hệ như trên
và ankin là CnH2n-2 còn anken là Cn-1H2n-2 rồi nhét vào PT này:
0,3.(14n - 2) + 0,2.(14n - 14) = 17,6 (g) → n = 3

Nhưng mình vẫn chưa thấm được các câu hỏi bên trên, lẫn việc vì sao khẳng định 'tối đa' có nghĩa là 'có ankin'? (? sao lại tối đa nghĩa là 'có ankin,tùy bài thôi chứ )
Mọi người chỉ giáo mình với nhé :(
Theo mình thì bạn nên đọc kĩ lại lý thuyết + ví dụ mẫu trước khi làm nha.[/QUOTE]
 
Last edited:

MtrungB

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng hai 2021
13
5
6
Đồng Tháp
THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu
Theo mình thì bạn nên đọc kĩ lại lý thuyết + ví dụ mẫu trước khi làm nha.
Hic. BT quyển này thì mỗi câu xem như một ví dụ cũng được :( Giải mấy bài này như đi du hành vậy á, mỗi bài mới biết thêm chút chút. Thú thật là vụ pi trung bình này mình mới biết lần đầu luôn ấy

Edit: Bạn Ếch ơi tư duy dồn chất ở mục 1.5 còn bài này mới ở mục 1.2 thôi làm sao mình biết dồn chất là gì được :')
 
Last edited:

Cheems

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng mười một 2020
649
584
121
Hà Nội
THCS ko noi
Hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon A, B mạch hở, phân tử A, B có cùng số nguyên tử hidro. Biết 11,2 lít X (đktc) có thể cộng với tối đa 17,92 lít H2 (đktc) cho ra hỗn hợp Y có khối lượng là 19,2 gam. Công thức phân tử của A, B là (biết phân tử B nhiều hơn phân tử A một nguyên tử cacbon).
A. C2H6, C3H6 B. C3H6, C4H6
C. C2H4, C3H4 D. C3H4, C4H4

(câu NAP 33 trang 39 - Hữu cơ 678 của thầy Nguyễn Anh Phong)

Bài này mình đọc đề xong chỉ tìm ra được M trung bình của A, B là 35,2 thôi, còn lại rất nhiều điều nghi vấn, mọi người chỉ giáo mình với được không ạ?

Trong sách thầy giải như thế này:
View attachment 171951
Mình không hiểu những chỗ sau đây:
1. Vì sao pi trung bình bằng 1,6 và tính pi trung bình để làm gì?
2. 1 pi, 2 pi đó tương ứng với cái gì?
3. Nhìn HPT a+b=0,5 và a+2b=0,8, nghĩa là đã thừa nhận A hoặc B là Ankin. Vậy dựa vào đâu mà kết luận như vậy?
4. Tính được mX rồi thì làm sao suy thẳng ra nC? (chỗ có chữ NAP ấy)
5. Vì sao lại C trung bình lại gấp đôi nC?

Mình đã thử tìm trên mạng và cũng phát hiện ra 1 cách giải khác là sau khi thừa nhận là có ankin, lập hệ như trên
và ankin là CnH2n-2 còn anken là Cn-1H2n-2 rồi nhét vào PT này:
0,3.(14n - 2) + 0,2.(14n - 14) = 17,6 (g) → n = 3

Nhưng mình vẫn chưa thấm được các câu hỏi bên trên, lẫn việc vì sao khẳng định 'tối đa' có nghĩa là 'có ankin'? Mọi người chỉ giáo mình với nhé :(
Đơn giản mà chị
1,Trong phản ứng cộng hidro thì chỉ có liên kết pi bị bẻ thôi ạ còn sigma thì ko vấn đề gì ạ
Mk có n hỗn hợp, nH2=>nliên kết pi tb = số liên kết pi bị bẻ/n hỗn hợp=số mol h2 phản ứng/n hỗn hợp=0,8/0,5=1,6
2,3,Vì pi tb=1,6=> phải có một thằng có 1pi,một thằng có 2 pi =>một thằng là CnH2n(anken có 1 pi);một thằng là CnH2n-2(ankadien hay ankin thì đều có 2 pi thôi ạ)
4,Em hông biết là NAP là gì nhưng mà sau khi mà người ta tính được m của hỗn hợp trên=>m tb của A,B=35,2 thì mình dùng đường chéo ạ(nhanh hơn nhiều ạ )
5,nC là ở trong 11,2l=0,5 mol hỗn hợp thôi ạ, mình phải nhân hai lên chứ anh/chị
Đây là suy nghĩ của em,có gì sai mong anh chị góp ý và thông cảm ạ!
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: MtrungB
Top Bottom