Cho 8,1 gam Al vào 500ml dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, sau khi phản ứng kết thúc, thu được 51,6 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung thu được 8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 ban đầu
[tex]n_{Al}=\dfrac{8,1}{27}=0,3(mol)[/tex]
Dung dịch Z : Al(NO3)3 có thể có AgNO3 dư hoặc Cu(NO3)2 dư
+) Nếu AgNO3 dư --> Toàn bộ chất rắn Y chỉ gồm Ag
[tex]\Rightarrow n_{Ag}=\dfrac{51,6}{108}=0,48(mol)[/tex]
Mặt khác ta có :
[tex]Al + 3AgNO_3 \rightarrow Al(NO_3)_3 + 3Ag[/tex]
0,3 ---------------------------------------> 0,9 (mol)
Nhận thấy : [tex]0,48<0,9[/tex] (vô lí)
=> AgNO3 hết, dung dịch Z có Cu(NO3)2 dư
=> Chất rắn Y : Ag, Cu
Dung dịch Z + NaOH dư thì Al(NO3)3 tan hết ; Cu(NO3)2 -> Cu(OH)2
=> Kết tủa Cu(OH)2 - to -> CuO ( 8 g)
[tex]n_{CuO}=\dfrac{8}{80}=0,1(mol)[/tex]
[tex]\Rightarrow n_{Cu(NO_3)_2}(dư)=n_{CuO}=0,1(mol)[/tex]
Gọi mol Ag, Cu trong Y là x,y (mol)
[tex]\Rightarrow m_Y=108x + 64y=51,6(g)[/tex]
Bảo toàn e ta có : [tex]x + 2y = 0,3.3[/tex]
Giải hệ ta có : [tex]x=y=0,3[/tex]
Do đó :
[tex]n_{AgNO_3}=n_{Ag}=0,3(mol) \rightarrow C_M(AgNO_3)=\dfrac{0,3}{0,5}=0,6(M)[/tex]
[tex]n_{Cu(NO3)_2}=0,3+0,1=0,4(mol) \rightarrow C_M (Cu(NO_3)_2) = \dfrac{0,4}{0,5}=0,8(M)[/tex]