Tìm câu ca dao, tục ngữ về sự liêm khiết

N

nguyenbahiep1

Đói cho sạch, rách cho thơm
- Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo
- Áo rách cốt cách người thương
- Của thấy không xin
Của công giữ gìn
Của rơi không nhặt
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư


Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?

Viên quan tâu với vua :
- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
- Vậy khanh có cách nào khác không?
- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.


nguồn google
 
  • Like
Reactions: thuongloan1697
T

tieuyetdethuong1

Tham khảo bạn nhé:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=168300
Trong những việc tôi đã đọc về tính trung thực thì câu chuyện những hạt thóc giống để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất.

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.
Nguồn:Tổng hợp
 
R

rutifuentoran

+Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy
+ Tu thân rôì mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai
+ Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành
+ Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng
+ Mất lòng trước, được lòng sau
+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng
+Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .
+ Cây ngay ko sợ chết đứng .
+ Đói cho sạch, rách cho thơm
Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu
+ Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở như người giàu sang.
+ Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
+ Áo rách cốt cách người thương.
+ Ăn có mời ; làm có khiến.
+ Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..!
Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.!
Tư cách trang đài, do biết nghĩ
Kín đáo, sạch sẽ "Tướng thật sang"
+ Ban ngày quan lớn như thần
Ban đêm quan lớn tần mần như ma
+ Của thấy không xin
Của công giữ gìn
Của rơi không nhặt
+ Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về.
+ Giấy rách phải giữ lấy lề
+ Cọp chết để da, người ta chết để tiếng
+ Ngàn năm bia miệng thì còn
1. Gương xưa:

Tham là một bệnh lớn nhất trong thiên hạ và dễ mắc hơn tấc cả các bệnh, cho nên Thanh Liêm là một đức quí nhất và cũng khó rèn luyện nhất trong các Đức.

Tuy vậy, người vẫn còn để lại nhiều gương sáng cho đời soi. Như Công Nghi Hưu thời Chiến Quốc, là một.

Công Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tánh rất thích ăn cá. Nhưng, một hôm, có người đêm cá đến biếu. Ông lại không nhận. Người em ngạc nhiên hỏi, ông đáp:
- Người ta đem cá cho chắc có ý muốn cầu ta việc gì. Nếu ta nhận thì ta phải giúp việc cho người. Giúp việc cho người, lỡ trái phép nước thì đến mất quan. Mà mất quan, thì chẳng những không có cá biếu, đến cả cá mua cũng không có nữa. Không nhận cá chính ta muốn có cá ăn hoài vậy.
Như thế là Thanh Liêm. Nhưng bằng theo lời nói trên đây xét thì lòng Thanh Liêm của Công Nghi Hựu không tuyệt đối, vì còn sự cân nhắc lợi hại, thiệt hơn. Chưa bằng Dương Chấn đời Hậu Hán.
Dương Chấn tiến cử Vương Mật ra làm quan. Sau đó Dương công được bổ đi làm Thái Thú Đông Lai, đi ngang qua đất Xương Ấp là nơi Vương Mật cai trị. Nhớ ơn đề bạt ngày xưa, Vương Mật xin đến yết kiến rồi đêm khuya đem vàng đến dâng Dương công. Công từ chối và bảo:
- Trước kia biết ông là người khá, tôi mới tiến cử ông. Thế mà ông vẫn chưa rõ bụng, còn đem vàng cho tôi ?
Vương Mật cố này ép, thưa:
- Xin Ngài nhận cho. Đêm khuya không ai biết.
Công liễm dung đáp:
- Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết. Sao gọi rằng không ai biết?
Vương Mật nghe nói xấu hổ bưng vàng lui ra.
Tấm lòng của Dương Chấn thật sáng tỏ như mặt trời ban trưa. Nhưng chưa bằng lòng
Tư Hãn đời Xuân Thu.
Tư Hãn làm quan giữ thành nước Tống. Có người được viên ngọc đem biếu, Tư Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa:
- Ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem. Quả là thứ ngọc báo mới dám đem dâng Ngài. Xin Ngày nhận cho tôi được vui lòng.
Tư Hãn đáp:
- Nhà ngươi cho ngọc là của báo, ta cho tánh không tham là của báu. Ngươi đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên điều mất của báu. Âu là ngươi cứ đem về. Của báu ai nấy giữ. Như thế cả hai đều còn của báu, thì chẳng hơn sao ?
Người biếu ngọc cúi đầu thưa:
- Chúng tôi là thường dân mà giữ ngọc báu thì e không tránh khỏi trộm cướp, mà có khi còn bị hại đến thân.
Tư Hãn bèn lưu người biếu ngọc ở lại. Đoạn tìm thợ đến dũa ngọc rồi đem bán lấy tiền trao cho người chủ ngọc mang về.
Tấm lòng của Tư Hãn vừa liêm khuyết vừa nhân hậu và cách xử sự kia cao đẹp không chi bằng!
Làm quan mà được như Công Nghi Hựu, như Dương Chấn, trên đời kể không được nhiều lắm. Đến như Tư Hãn thì xưa nay e chưa có người thứ hai.
Mà xưa nay nhiều người lầm tưởng rằng đức Liêm chỉ cần cho người có quyền có thế. Cho nên chỉ nghe nói đến quan Thanh Liêm chứ không nghe nói đến dân Thanh Liêm. Thật ra Thanh Liêm là thu liễm lòng tham lại để cho phẩm hạnh được trong sạch, thì riêng gì người làm quan, người có quyền có thế mới có đức Liêm. Và người Liêm chẳng những không tham lợi, mà đến danh cũng không tham. Gặp phú quí mà không phải đạo thì người Liêm nhất định không nhận. Như người bán thịt dê ở nước Sở thời Xuân Thu.
Người bán thịt dê ấy tên là Duyệt. Vua nước Sở là Chiêu Vương bị giặc đánh phải bỏ nước chạy, người bán thịt dê cũng chạy theo. Sau vua Chiêu Vương lấy lại được nước, bèn thưởng cho những kẻ tòng vong. Người bán thịt dê cũng ở trong đám được thưởng.
Ai nấy đều nhận, chỉ có người bán thịt dê từ chối, nói rằng:
- Trước nhà vua mất nước, tôi mất nghề bán thịt dê. Nay nhà vua lấy lại được nước, tôi được trở lại nghề bán thịt dê. Thế là tôi giữ được nghiệp cũ, đủ ăn rồi, còn đâu dám mong thưởng nữa.
Nhà vua cố ép. Người bán thịt dê thưa:
- Nhà Vua mất nước không phải là tội tôi, nên tôi không dám liều chết. Nhà Vua lấy lại nước không phải là công tôi, nên tôi không dám lãnh thưởng.
Nhà Vua bảo:
- Để rồi ta đến nhà của ngươi chơi vậy.Người bán thịt dê đáp:

- Theo phép nước Sở, người nào có công to, được trọng thưởng thì Vua mới đến nhà. Nay tôi xét bản thân tôi, mưu trí không đủ giữ được nước, dũng cảm không đủ giết được giặc. Quân giặc vào nước, tôi lánh nạn, phải theo nhà Vua, chớ có phải cốt theo giúp nhà Vua đâu. Nay nhà Vua bỏ phép nước, đến chơi nhà tôi, e thiên hạ nghe thấy chê cười vậy.

Vua Chiêu Vương nghe nói quay lại bảo quan Tư Mã Tử Kỳ rằng:

- Người hàng thịt dê này tuy làm nghề vi tiện mà giãi bày nghĩa lý rất cao xa. Nhà ngươi làm thế nào mời ra nhận chức Tam Công cho ta.

Người hàng thịt dê nói:

- Tôi biết chức Tam Công quí hơn nghề bán thịt dê, bổng lộc nghìn vạn, giàu hơn tiền lãi bán thịt dê. Nhưng tôi đâu dám ham tước lộc mà để Vua mang tiếng là gia ơn không phải nghĩa. Tôi thực không dám nhận. Xin cho tôi về giữ lấy nghề bán thịt dê của tôi.

Nói đoạn lui ra ngay.

Người bán thịt dê không nhận thưởng vì biết mình không có công cán gì, không nhận chức vì biết mình không có tài cán hơn người. Như thế thật là Liêm. Và đó là một tấm gương ” dân liêm ” vậy.

Lòng liêm khiết của các nhân vật nói trên là không tham danh, không tham lợi do người khác đem đến. Cũng đã thật cao, nhưng chưa tuyệt cao. Lòng liêm của Duyên Lăng Quí Tử đời Xuân Thu mới thật là tuyệt.

Duyên Lăng Quí Tử ở nước Ngô sang sứ nước Tấn, ghé qua chơi với Vua nước Từ. Vua nước Từ thấy Quí Tử mang thanh bảo kiếm, có ý muốn xin mà không muốn nói ra. Quí Tử đoán biết, định bụng sẽ dâng kiếm cho nhà vua sau khi lo xong sứ mệnh. Nhưng khi về qua nước Từ thì Vua Từ đã mất. Quí Tử toan trao cho tự quân. Kẻ tùy tùng ngăn lại, nói:

- Thanh kiếm này là vật báo của nước Ngô, không phải thứ để tặng.

Quí Tử đáp:

- Không phải là ta tặng. Độ trước ta ghé lại đây, Vua Từ xem kiếm ta, tuy ý muốn, nhưng không nói ra. Vì ta còn phải đi sứ thượng quốc nên chưa dâng được. Tuy vậy bụng đã định cho. Nay Vua Từ mất mà ta không hiến thanh kiếm, thì ta tự dối lòng ta. Tiếc kiếm mà dối tâm người Liêm không chịu làm.

Nói đoạn tháo kiếm trao cho tự quân. Tự quân nói:

- Tiên quân không dặn việc ấy nên tôi không dám nhận kiếm.

Quí Tử bèn đem kiếm treo nơi mộ Vua Từ rồi đi.

Chao ôi! Liêm đến mức ấy thì thật quá đỗi cao, người đời không thể nào với tới. Chúng ta có thể theo kiệp chăng, hoạ may theo kịp Công Nghi Hựu, Dương Chấn là hết sức …Đã biết rằng không phải ai ai cũng có thể thành hiền, thành thánh, nhưng ai nấy đều có thể lấy hiền thánh mà tự kỉ.
 
  • Like
Reactions: hongoanhphan75
Top Bottom