Sử 6 tiểu sử anh hùng

Q

quynh2002ht

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tiểu sử: NGÔ QUYỀN

Ngô Quyền, vị anh hùng dân tộc sinh ngày 12 tháng 03 năm Đinh Tỵ (897) ở ấp Đường Lâm (nay là thôn Cam Lâm xã Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây tỉnh Hà Tây) là con cụ Ngô Mân lúc đó làm Châu Mục ở quận Châu Phong, cụ bà là người hiền đức được mọi người kính nể.

Từ thửa nhỏ, ông được nuôi dưỡng trên quê hương truyền thống anh hùng, lớn lên được luyện tập cung, kiếm, võ nghệ tinh thông, đèn sách văn thơ đều tỏ ra thông minh có sức khỏe, sức mạnh nổi ngàn cân, văn võ kiêm toàn, tiếng tăm lẫy lừng khắp nơi.

Năm 20 tuổi cha mẹ đều mất (917), ba năm sau (920) ông kết duyên cùng bà Dương Phương Lan, người con gái có tài sắc lại tinh thông võ nghệ ở miền Thượng Phúc (huyện Chương Mỹ) thuộc tỉnh Hà Tây. Từ nơi quê hương ông đem ra đình vào đất Ái Châu (Thanh Hóa) theo ông Dương Đình Nghệ là tiết độ sứ. Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ tin yêu, nhận làm con nuôi và gả con gái cho ông là Dương Thị Như Ngọc và giao cho ông coi giữ vùng đất Ái Châu – Thanh Hóa.

Trước cảnh đất nước bị quân thù xâm lấn, nhân dân đã bao đời bị thống trị, lầm than cực khổ. Ngô Quyền luôn luôn suy tính để tìm cách đánh đuổi bọn xâm lược cứu nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than. Rồi từ đó ông dốc lòng dựng cờ cứu nước, xây thành đắp lũy, tích trữ lương thảo, chiêu mộ anh tài. Chẳng bao lâu các anh hùng nghĩ sĩ khắp nơi kéo về tụ nghĩa ngày một đông, tiếng tăm lẫy lừng khắp nơi.
Tháng 03 năm Đinh Dậu (937) sau khi Kiều Công Tiễn đem lòng phản nghịch giết chết ông Dương Đình Nghệ để đoạt chức tiết độ sứ, nên khắp nơi lòng người đều oán ghét. Ngô Quyền vô cùng căm giận, liền bí mật kéo quân từ Ái Châu ra đóng ở vùng Hải Phòng chiêu một thêm binh lực, lập đại bản danh ở vùng Lương Sâm, ra công bố trí thành lũy luyện tập binh sĩ chờ ngày ra quân diệt trừ quân tham bạo.

Mùa thu năm Mậu Tuất (938), trước khí thế của ba quân và lòng mong đợi của nhân dân, Ngô Quyền cùng người em vợ là Dương Tam Kha đem 5 vạn quân đi đánh Kiều Công Tiễn ở Giao Châu. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã bí mật hèn nhát cho tay sai đem vàng bạc châu báu sang đút lót vua Nam Hán xin cứu viện.

Vua Nam Hán lúc đó là Lưu Yểm muốn nhân cơ hội này sang cướp nước ta, bèn sai con trai là Vạn Vương Hoàng Thao chuẩn bị binh lực sang xâm lược nước ta và phong sẵn chức cho con là Giao Vương.

Cuối năm 938, Hoàng Thao thống lĩnh đội thủy quân gồm 20 vạn quân và hàng ngàn chiến thuyền theo bờ biển vùng đông bắc ồ ạt tiến vào nước ta. Còn Lưu Yểm mang quân đóng giữ Hải Môn (thuộc tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc) để sẵn sàng tiếp ứng cho Hoàng Thao.
 
Q

quynh2002ht

Tiểu sử Khúc Thừa Dụ
Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết : "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu (*). Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ...". Mở đầu chính sách ngoại giao khôn khéo trong ứng xử với triều đình phong kiến phương Bắc: "độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa", Khúc Thừa Dụ, sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên miền đất đai "An Nam" cũ trong tay, vẫn giữ danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận sự đã rồi. Ngày 7-2-906 vua Đường phải phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Khúc Thừa Dụ phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu" tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha nắm quyền hành Tiết độ sứ.

Tuy còn mang danh hiệu một chức quan của nhà Đường, về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ bãi bỏ quan lại chế độ cũ kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc.

Lịch sử ghi nhớ công lao của Khúc Thừa Dụ như là một trong những người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc. Ngày 23-7-907, Khúc Thừa Dụ mất. Mặc nhiên, Khúc Hạo nối nghiệp cha.
 
Q

quynh2002ht

Tiểu sử cuộc đời hai bà Trưng (Trưng Nữ Vương )
May mắn thay đến những năm đầu công nguyên từ miền đất Mê Linh ( vùng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phú) đã xuất hiện hai người con gái kiệt xuất Trưng Trắc, Trưng Nhị (gia đình họ Trưng có nghề chăn tằm. Nghề chăn tằm gọi kén đầy là kén chắc, kén mỏng là kén nhị. Tên Trắc và Nhị từ đó mà ra) và ở Chu Diên (ở dọc sông đáy, sông Hồng , trên đất Hà Sơn Bình, Hà Nội, Hải Hưng ngày nay) là chàng trai Thi Sách dũng mãnh. Bởi thế, mùa xuân năm ấy, khi mùa săn ở Mê Linh bắt đầu, quan Lạc tướng Chu Diên đã cho con trai là Thi Sách dẫn theo một toán thân binh tới Mê Linh để kết thân với họ Trưng. Ý quan lạc Tướng Chu Diên đã rõ, hai miền đất Mê Linh và Chu Diên liên kết thì chẳng phải tốt lành cho chuyện nhân duyên củ đôi trẻ Thi Sách – Trưng Trắc mà sức mạnh của người Việt sẽ được nhân lên. Sức mạnh ấy có thể xoay chuyển tình thế, lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, khôi phục lại nước cũ của người Việt. ít lâu sau, trong niềm hoan hỉ của mọi người, Trưng Trắc đã cùng Thi Sách kết nghĩa vợ chồng. Hôn lễ vẫn theo đúng lệ cũ của người Việt: vợ chồng tuy thành thân nhưng người nào vẫn ở lại đất cũ của người ấy.

Tô Định giật mình trước cuộc hôn nhân của nữ chủ đất Mê Linh với con trai Lạc tướng Chu Diên. Bởi hắn biết rõ, đằng sau cuộc hôn nhân là sự liên kết thế lực giữa hai miền đất lớn của người Việt. Sự liên kết ấy đang nhân bội sức mạnh chống lại nền đô hộ của nhà Hán. Linh cảm thấy trước một cuộc chiến sẽ xảy ra mà cội nguồn của nó từ đất Mê Linh, Tô Định hoảng hốt tìm cách triệt phá vây cánh của Trưng Trắc bằng cách đem đại binh đột ngột kéo về Chu Diên, bắt giết Thi Sách, xem như đòn trấn áp phủ đầu của hắn.

Tin dữ từ Chu Diên đưa tới khiến Trưng Trắc đau đớn. Rồi ngay sau đó, Trưng Trắc ra lệnh nổi trống đồng họp binh quyết trả thù cho chồng, rửa nhục cho nước. Nghe tiếng trống ầm ào nổi lên , dân Mê Linh cung nỏ, dao búa, khiên mộc, giáo lao trong tay cuồn cuộn đổ về nhà làng. Trên bành voi cao, nữ chủ tướng Mê Linh mặc giáp phục rực rỡ. Dân Mê Linh trông thấy nữ chủ tướng đẹp đẽ, oai phong lẫm liệt thì hò reo dậy đất, ào bám theo chân voi, theo chủ tướng mà xốc tới. Trước khí thế ngập trời của đoàn quân khởi nghĩa, tòa đô úy trị của nhà Hán trên đất Mê linh phút chốc đã tan tành. Dân Mê Linh đạp bằng dinh lũy giặc tiến xuống Luy Lâu. Trong đoàn quân trẩy đi phá quận trị Giao chỉ của nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về. Thành Luy Lâu cũng không đương nổi cuộc công phá của một biển người ào xung sát, dũng mãnh theo hiệu trống đồng của Trưng Trắc, Trưng Nhị. Tô Định kinh hoàng cao chạy xa bay về Nam Hải chịu tội với vua Hán. Tin thắng trận dồn dập bay đi. Nỗi vui mừng quá lớn khiến cho người dân Việt nhiều đêm liền không ngủ. Trải qua hàng chục đời, nay đất nước của vua Hùng mới được khôi phục, nợ nước thù nhà của của tướng Mê Linh nay đã được trả. Trai gái rìu đồng giáo sắt nắm chắc trong tay, những chiếc lông chim cắm ngất ngưỡng trên đầu, bộ áo lông chim xòe rộng theo nhịp trống đồng dồn dập như không bao giờ dứt. Tin thắng trận bay đi, các quận Cửu Chân, Nhật nam, Hợp Phố cũng nổi lên theo về với Hai Bà Trưng

Đất Nước sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng được cả Nước tôn lên làm vua, đóng đô tại Mê Linh. Những nữ thủ lĩnh, nữ nam cừ súy được phong các chức tướng lĩnh rồi người nào trở về đất ấy dốc sức cùng dân xây dựng cuộc đời mới. Trưng Nữ Vương miễn hẳn thuế khóa trong thiên hạ trong hai năm.

Năm Tân Sửu (41) vua Hán sai Mã Viện làm tướng quân, Lưu Long làm phó tướng cùng với quan Lâu thuyền tướng quân là Đòan Chí đem 20 vạn tinh binh kéo sang đánh Trưng Vương.

Một trận huyết chiến tối sầm cả trời đất giữa 20 vạn quân của Mã Viện với dân binh các làng chài do Trưng vương thống suất đã diễn ra ở Lăng Bạc ( Vùng từ Đông triều đến Yên Phong, Hà Bắc). Quân Mã Viện đóng sẵn trên các triền đất cao giữa vùng Lăng Bạc lầy lội chuẩn bị tiến công Mê Linh thì bị Trưng Vương đem quân tới chận đánh. Hơn một vạn người Việt đã ngã xuống trong trận đánh bất lợi này. Trưng Vương thu quân về giữ Cấm Khê (vùng Thạch thất- Hà Nội và Quốc Oai - Hà Tây). Mã Viện lại kéo tới một loạt trận huyết chiến lại xảy ra, máu chảy đỏ sông Hồng, sông Đáy. Hơn hai vạn người Việt nữa lại nằm xuống ở đây. Chiến trường chính chống lại cuộc đàn áp man rợ của Mã Viện là quận Giao Chỉ và Cửu Chân, Tổng số dân mới có 91 vạn cả già trẻ lớn bé. Vậy mà chỉ trong mấy trận đánh hơn 4 vạn người đã bị giết và bị bắt. Quyết chống giặc đến cùng, sức lực của người Việt hầu như dốc cạn để sống mái với bọn lang sói theo ý chí kiên cường của Trưng Vương. Trong một trận đánh, sau khi phóng những ngọn lao và bắn những mũi tên cuối cùng, Trưng Trắc, Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng Hát Giang. Đó là ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão (43)
 
Top Bottom