Sinh 11 Tiêu hoá ở động vật

Học với học

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng mười một 2019
395
122
61
20
TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Công Trứ

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
21
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
ĐV có ống tiêu hóaĐV có túi tiêu hóa
- Có các cơ quan tiêu hóa chuyên hóa thực hiện các chức năng khác nhau- Chưa có cơ quan tiêu hóa chuyên hóa
- Tiêu hóa ngoại bào- Tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào
- Thức ăn không bị lẫn với chất thải. Enzim không bị hòa loãng, hiệu quả tiêu hóa cao - Thức ăn bị trộn lẫn với chất thải. Enzim bị hòa loãng, hiệu quả tiêu hóa thấp hơn.
[TBODY] [/TBODY]
 

joker 2008

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng mười 2020
2
9
6
16
Phú Thọ
THCS Chân Mộng
*Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:
- Ở động vật có ống tiêu hóa: Ống tiêu hoá được phân hoá thành nhiều bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn và các tuyến tiêu hoá
- Ở động vật có túi tiêu hóa: Hình túi, túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất (vừa là miệng vừa là hậu môn), trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.
*Hình thức tiêu hóa:
- Ở động vật có ống tiêu hóa: tiêu hóa ngoại bào
- Ở động vật có túi tiêu hóa: tiêu hóa ngoại bào, sau đó tiếp tục tiêu hóa nội bào
*Quá trình tiêu hóa:
- Ở động vật có ống tiêu hóa:
+ Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa thành các chất hữu cơ đơn giản sau đó được hấp thụ vào máu.
+ Các chất không được tiêu hoá trong ống tiêu hoá sẽ thành phân và thải ra ngoài theo lỗ hậu môn
+ Thức ăn được di chuyển theo một chiều trong ống tiêu hoá
- Ở động vật có túi tiêu hóa: Khi thức ăn vào trong túi tiêu hoá, các tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hoá để thuỷ phân các thức ăn thành các phần có kích thước bé hơn (tiêu hoá ngoại bào) → Thức ăn được tiêu hoá dở dang được vận chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiếp tục tiêu hoá nội bào → Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải được đưa ra lỗ thông trở lại môi trường .
 
Top Bottom