[Tiểu event] 20k mỗi tuần.

Status
Không mở trả lời sau này.
S

saodo_3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là event kết hợp giữa thực tế - lý thuyết - tính toán.

Thể lệ:
- Mỗi tuần anh sẽ giao một chủ đề tính toán, các mem dùng kiến thức của mình, kết hợp với những số liệu tự thu thập (hoặc tự giả thiết) để giải.
- Ai giải quyết chủ đề hợp lí nhất, nhanh nhất sẽ được tặng 20.000 đồng.

Yêu cầu:
- Số liệu thu thập (hoặc tự giả thiết) phải sát thực tế và phải được trình bày trong bài giải (Vd: giả thiết khối lượng người khoảng 45 kg, 55kg chứ không thể là 90 - 100 kg).
- Bài viết cần giải trình rõ cách làm.
- Mem tham gia có trách nhiệm trả lời phản biện của BTC và những mem khác liên quan đến bài giải của mình.

Thành phần tham gia: Trừ anh ra, mọi người đều có thể trực tiếp tham gia mà không cần đăng kí. ;))
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Chủ đề 1:

Cho 1 quả tạ 5 kg, được buộc chặt bởi 1 sợi dây thừng nhẹ dài 1m. Hỏi một người khỏe mạnh đứng trên mặt đất có thể dùng dây thừng đó ném quả tạ xa nhất bao nhiêu mét?
 
T

tahoangthaovy

Tên event có vẻ hút con mắt đó anh :)) Sao anh không góp ý tên này cho event của box lý ấy :))
 
T

tahoangthaovy

Chủ đề 1:

Cho 1 quả tạ 5 kg, được buộc chặt bởi 1 sợi dây thừng nhẹ dài 1m. Hỏi một người khỏe mạnh đứng trên mặt đất có thể dùng dây thừng đó ném quả tạ xa nhất bao nhiêu mét?

1m. Nếu ta buộc quả tạ quay quanh tâm thì xa lắm là 1 mét nó bị kéo lại. Dù con người mạnh như thế nào thì khi buộc dây, dưới tác dụng của lực căng dây, sẽ cố định vị trí lúc ném xa nhất là 1m.
 
S

saodo_3

Trời đất, tiếc gì có 1m sợi dây mà giữ lại :)) Ném tạ thì ném luôn dây đi chứ.
 
C

congratulation11

Li tâm, chắc quá được

Chào mọi người!!!!

Chúc ngủ ngon :),
...ý là thấy ác mộng :))
 
V

vuonghao159357

Chủ đề 1:

Cho 1 quả tạ 5 kg, được buộc chặt bởi 1 sợi dây thừng nhẹ dài 1m. Hỏi một người khỏe mạnh đứng trên mặt đất có thể dùng dây thừng đó ném quả tạ xa nhất bao nhiêu mét?

ném cả dây hả anh
nếu thế thì xa lắm !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
S

saodo_3

Bắt tay vào tính xem ra bao nhiêu đi. :|

Cứ thảo luận quanh quẩn cái đề rồi pic này sẽ loãng như cháo mất.
 
K

kienduc_vatli

đáp án sẽ không ra 1 con số chính xác được vì hk người khỏe mạnh đó mạnh như thế nào,.v.vv.
xa nhất là >1m =))
cách giải : nếu không thả dây thì xa nhất là 1m , vậy nếu thả dây luôn thì phải ném >1m
đúng không anh saodo_3
 
T

thoconcute

Cái này còn phụ thuộc vào cách ném và độ mạnh của người ném

Thử đặt ví dụ người ném ném theo cách quay hòn đá (hay quả tạ gì đó) vài vòng rồi mới ném thì sẽ khác với cầm dây và ném, cũng khác với cách ném thẳng đứng,......vv.....

Đã thế, khi ném theo cách "quay vòng" thì:

[TEX]F_{ht}=m.\frac{v_0^2}{r}[/TEX]

\Rightarrow[TEX]v_0=...[/TEX]

Phụ thuộc vào F.


Hay khi ném theo kiểu "thẳng đứng" thì:

[TEX] F=T-Pcosa[/TEX]

Lại phụ thuộc vào góc ném và lực tác dụng

Tóm lại... khó mà xác định được tầm bay xa của đá (tạ) khi chưa biết cách ném và "độ khỏe" của ông ném

..............................................

P/s: Em làm bừa
 
S

saodo_3

Anh đã nói từ đầu rồi mà, số liệu không có thì tự tìm kiếm hoặc giả thiết sao cho hợp lí là được. Các em học vật lí mấy năm mà kiến thức chỉ nằm trên giấy thôi sao.

Anh cần ra một con số cụ thể và một bài biện luận hợp lí.
 
C

congratulation11

Cách thức văng đồ:
Đưa tay lên cao, cầm 1 đầu dây thừng và văng tròn sao cho mp cđ của vật là mặt nằm ngang.
Tính và đoán để tính:

- Góc hợp bởi tay và phương ngang lớn nhất khoảng 45*. Tay người chắc dài cỡ 1m nhỉ.
Như thế, trong cđ tròn của vật khi dây vẫn được giữ, bán kính quỹ đạo là: $R=1+0,71=1,71(m)$

- 1s chắc người ta quay được 3/4 vòng.

Như vậy, tốc độ góc trung bình: $\omega =3\pi$

Như vậy nếu quay đều thì vận tốc khi thả tay của vật là: $v=R\omega=16,12 \ \ (m/s)$

Xét trong mp thẳng đứng,

Chiều cao ban đầu so với đất của vật: $h=1,7+(1-0,2)=2,5 \ \ (m)$

Ta tìm được tầm bay xa của vật là: $L=v\sqrt{\dfrac{2h}{g}}=11,4 \ \ (m)$
-------------
Chả biết có đúng không.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Cách thức văng đồ:
Đưa tay lên cao, cầm 1 đầu dây thừng và văng tròn sao cho mp cđ của vật là mặt nằm ngang.
Tính và đoán để tính:

- Góc hợp bởi tay và phương ngang lớn nhất khoảng 45*. Tay người chắc dài cỡ 1m nhỉ.
Như thế, trong cđ tròn của vật khi dây vẫn được giữ, bán kính quỹ đạo là: $R=1+0,71=1,71(m)$

- 1s chắc người ta quay được 3/4 vòng.

Như vậy, tốc độ góc trung bình: $\omega =3\pi$

Như vậy nếu quay đều thì vận tốc khi thả tay của vật là: $v=R\omega=16,12 \ \ (m/s)$

Xét trong mp thẳng đứng,

Chiều cao ban đầu so với đất của vật: $h=1,7+(1-0,2)=2,5 \ \ (m)$

Ta tìm được tầm bay xa của vật là: $L=v\sqrt{\dfrac{2h}{g}}=11,4 \ \ (m)$
-------------
Chả biết có đúng không.

Chiều dài dang tay của người xấp xỉ chiều cao ... Nếu một cánh tay là 1m thì người đó cao trên 2m ... Và rõ ràng chỗ bán kính quỹ đạo ra 1,71m là quá mức ...

Ít nhất cũng phải nói đến lực cản của không khí và gia tốc trọng trường chứ?
 
C

congratulation11

Chiều dài dang tay của người xấp xỉ chiều cao ... Nếu một cánh tay là 1m thì người đó cao trên 2m ... Và rõ ràng chỗ bán kính quỹ đạo ra 1,71m là quá mức ...

Ít nhất cũng phải nói đến lực cản của không khí và gia tốc trọng trường chứ?

:D
Đoán mà...

Vậy em sẽ sửa lại, chắc tầm 65cm.

Lực cản chắc nhỏ lắm lắm, bù lại những phần đã làm tròn xuống coi như gần đúng.

Phần g thì chiều cao của người không đáng kể để nó thay đổi đáng kể cái 10 kia... :D
------------

$R=1+0,46=1,46 \ \ (m)$

$\omega =3\pi$

Suy ra: $v=13,75 \ \ (m/s)$

$h=1,7+(0,65-0,25)=2,1 \ \ (m)$

Với 1,7 là chiều cao của người, và 0,25 là kh/cách từ vai người đến đỉnh đầu_

Như vậy: $L=v.\sqrt{\dfrac{2h}{g}}=8,9 \ \ (m)$
 
S

saodo_3

Tạm thời chưa nói đến số liệu giả thiết, nhưng phương pháp tính của em còn chưa chuẩn.

Kết quả ra 8,9 m là quá bé so với thực tế.
 
S

saodo_3

Chủ đề 2:

- Tính xem khi uống một cốc nước (khoảng 150 ml) ở 0 độ C thì cơ thể mất một nhiệt lượng bao nhiêu? Nhiệt độ cơ thể bị hạ xuống bao nhiêu độ C?

(Xem như thức ăn, nước trong dạ dày không thuộc bộ phận cơ thể).
 
C

congratulation11

Chắc chắn 20 k tuần này rơi vào tay ta rồi.

Chủ đề 2:

- Tính xem khi uống một cốc nước (khoảng 150 ml) ở 0 độ C thì cơ thể mất một nhiệt lượng bao nhiêu? Nhiệt độ cơ thể bị hạ xuống bao nhiêu độ C?

(Xem như thức ăn, nước trong dạ dày không thuộc bộ phận cơ thể).

Theo những tìm hiểu mới nhất thì nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng 36-37,5*C.

Thôi thì tính theo số trung bình là xấp xỉ 37*C nhé! :D

Tất nhiên là cơ thể phải trao đổi nhiệt với cốc nước để rồi lại cân bằng ở 37*C rồi.

Với thể tích 150ml thì tất nhiên khối lượng của nó là 150g=0,15kg rồi. :D (Ờ, chọn nước tinh khiết nhé)

Nhiệt lượng cơ thể mất đí chính bằng nhiệt lượng mà nước thu vào để tăng nhiệt đến 37*C.

$$ Q=0,15.4180.37=\fbox{$23199$}\ \ (J)$$

Như đã nói ở trên thì cơ thể có cơ chế điều hoà thân nhiệt. Vậy nên nhiệt độ không hạ thấp xuống mà được duy trì ở khoảng 37*C.

----------------

Suy nghĩ, nhưng vẫn có nhiều thắc mắc: Tại sao tuần 1 cách tính của mình vẫn chưa đúng nhỉ? :-/
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom