Toán 12 Tiếp tuyến của hàm số

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Timeless time

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Gọi [tex]M(0,m)\in Oy[/tex] [tex]\Rightarrow[/tex] Phương trình tiếp tuyến qua $M$ là [tex]y=Kx+m[/tex]
Có: [tex]\left\{\begin{matrix} x^{4}-2x^{2}-3=Kx+m & (1) \\ 4x^{3}-4x=K & (2) \end{matrix}\right.[/tex]
Thay $(2)$ vào $(1)$ ta được: [tex]3x^{4}-2x^{2}+m+3=0)(\ast )[/tex]
+ Xét $K=0$ [tex]\Rightarrow 4x^{3}-4x=0\Rightarrow[/tex] $x=0$ hoặc [tex]x=\pm 1[/tex]
  • [tex]x=0\overset{(\ast )}{\rightarrow}m=-3\overset{(\ast )}{\rightarrow}3x^{4}-2x^{2}=0\Rightarrow x=0\overset{(2)}{\rightarrow} K=0[/tex] hoặc [tex]x=\pm \frac{\sqrt{3}}{6}\overset{(2)}{\rightarrow}K=...[/tex] (đoạn này em tự tính)
[tex]\Rightarrow[/tex] có 3 giá trị của $K$ [tex]\Rightarrow[/tex] có 3 tiếp tuyến [tex]\Rightarrow m=-3[/tex](loại)

  • [tex]x=\pm 1\overset{(\ast )}{\rightarrow}m=-4\overset{(\ast )}{\rightarrow}3x^{4}-3x^{2}-1=0\Rightarrow x^{2}=1\rightarrow K=0[/tex] hoặc [tex]x^{2}=-\frac{1}{2}[/tex](loại)
[tex]\Rightarrow[/tex] Có 1 giá trị của $K$[tex]\Rightarrow[/tex] có 1 tiêp tuyến [tex]\Rightarrow m=-4[/tex] (thỏa mãn)
+ Xét [tex]K\neq 0\Rightarrow[/tex] Phương trình [tex](\ast )[/tex] có nghiệm $x=0$[tex]\Rightarrow m=-3[/tex] (loại)

Kết luận ..........

Nếu có gì không hiểu thì hỏi lại nhé. Chúc em học tốt







 

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
Gọi [tex]M(0,m)\in Oy[/tex] [tex]\Rightarrow[/tex] Phương trình tiếp tuyến qua $M$ là [tex]y=Kx+m[/tex]
Có: [tex]\left\{\begin{matrix} x^{4}-2x^{2}-3=Kx+m & (1) \\ 4x^{3}-4x=K & (2) \end{matrix}\right.[/tex]
Thay $(2)$ vào $(1)$ ta được: [tex]3x^{4}-2x^{2}+m+3=0)(\ast )[/tex]
+ Xét $K=0$ [tex]\Rightarrow 4x^{3}-4x=0\Rightarrow[/tex] $x=0$ hoặc [tex]x=\pm 1[/tex]
  • [tex]x=0\overset{(\ast )}{\rightarrow}m=-3\overset{(\ast )}{\rightarrow}3x^{4}-2x^{2}=0\Rightarrow x=0\overset{(2)}{\rightarrow} K=0[/tex] hoặc [tex]x=\pm \frac{\sqrt{3}}{6}\overset{(2)}{\rightarrow}K=...[/tex] (đoạn này em tự tính)
[tex]\Rightarrow[/tex] có 3 giá trị của $K$ [tex]\Rightarrow[/tex] có 3 tiếp tuyến [tex]\Rightarrow m=-3[/tex](loại)

  • [tex]x=\pm 1\overset{(\ast )}{\rightarrow}m=-4\overset{(\ast )}{\rightarrow}3x^{4}-3x^{2}-1=0\Rightarrow x^{2}=1\rightarrow K=0[/tex] hoặc [tex]x^{2}=-\frac{1}{2}[/tex](loại)
[tex]\Rightarrow[/tex] Có 1 giá trị của $K$[tex]\Rightarrow[/tex] có 1 tiêp tuyến [tex]\Rightarrow m=-4[/tex] (thỏa mãn)
+ Xét [tex]K\neq 0\Rightarrow[/tex] Phương trình [tex](\ast )[/tex] có nghiệm $x=0$[tex]\Rightarrow m=-3[/tex] (loại)

Kết luận ..........

Nếu có gì không hiểu thì hỏi lại nhé. Chúc em học tốt

f13.jpg

Em làm như vầy để suy ra pt đúng ko ạ
Còn phần biện luận chỗ K của chị thì em không hiểu ạ
Nếu cách của em đúng thì em biện luận như thế nào ạ
 
Last edited by a moderator:

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
241211863_3017636405159464_189926644873745223_n.jpg


Em làm như vầy để suy ra pt đúng ko ạ
Còn phần biện luận chỗ K của chị thì em không hiểu ạ
Nếu cách của em đúng thì em biện luận như thế nào ạ
Công thức em áp dụng là phương trinh tiếp tuyến tại điểm M rồi, còn để bài yêu cầu là phương trình tiếp tuyến đi qua điểm M nên không áp dụng công thức đấy được em nhé.

Em đã biết viết phương trình tiếp tuyến đi qua điểm chưa
 

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
Công thức em áp dụng là phương trinh tiếp tuyến tại điểm M rồi, còn để bài yêu cầu là phương trình tiếp tuyến đi qua điểm M nên không áp dụng công thức đấy được em nhé.

Em đã biết viết phương trình tiếp tuyến đi qua điểm chưa


f11.jpg


Chị bỏ qua hình đầu tiên của em đi ạ,(em làm lộn vài chỗ)

Em làm lại ở hình 2, chị xem thử cách này đúng ko ạ?

Em cũng biết cách làm của chị nhưng mà em không hiểu từ chỗ này r ạ, chị giải thích giúp em với ạ
f12.png
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Timeless time

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
View attachment 185354


Chị bỏ qua hình đầu tiên của em đi ạ,(em làm lộn vài chỗ)

Em làm lại ở hình 2, chị xem thử cách này đúng ko ạ?

Em cũng biết cách làm của chị nhưng mà em không hiểu từ chỗ này r ạ, chị giải thích giúp em với ạ
View attachment 185355
Chị đưa ra cho em phương pháp làm bài này nhé. Chứ làm theo cách của em thì bài này không ra được
Phương pháp chị đưa ra là phương pháp chung để giải các bài toán có tiếp tuyến đi qua điểm

Bài toán: Cho hàm số $y=f(x)$ có đồ thị $(C)$ . Viết phương trình tiếp tuyến của $(C)$ đi qua điểm [tex]M(x_{o};y_{o})[/tex]
Cách giải:
Bước 1: Gọi phương trình tiếp tuyến $(d)$ đi qua [tex]M(x_{o};y_{o})[/tex] có hệ số góc $K$ là [tex]y=K(x-x_{o})+y_{o}[/tex]
Bước 2: Điều kiện của $(d)$ là tiếp tuyến của $(C)$
[tex]\left\{\begin{matrix} f(x)=K(x-x_{o})+y_{o} &(1) \\ f'(x)=K & (2) \end{matrix}\right.[/tex]
Giải thích: Phương trình $(1)$ chính là phương trình hoành độ giao điểm của $y=f(x)$ và đường thẳng $(d)$ ( phương trình này phải có nghiệm). Phương trình $(2)$ là đạo hàm 2 vế của phương trình $(1)$
Bước 3: Thay $(2)$ vào $(1)$ ta được [tex]f(x)=f'(x).(x-x_{o})+y_{o}(\ast )[/tex]
Giải [tex](\ast )[/tex] [tex]\rightarrow x=?\overset{(2)}{\rightarrow}K=?\rightarrow pt(d)[/tex]

Em xem xong cái này là sẽ hiểu bài chị làm nhé :D
 

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,014
7,479
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
View attachment 185356

Em làm như vầy để suy ra pt đúng ko ạ
Còn phần biện luận chỗ K của chị thì em không hiểu ạ
Nếu cách của em đúng thì em biện luận như thế nào ạ
Cách làm của bạn là đúng nhé. Với mỗi $m$ thì điểm $(x_0, y_0) \in (C)$ thỏa pt $3x_0^4 - 2x_0^2 + m + 3 = 0$ sẽ là tiếp điểm của tiếp tuyến kẻ từ $M(0, m)$

Ta cần tìm $m$ để chỉ tồn tại đúng 1 tiếp điểm thôi, và đưa về bài toán khảo sát hàm số cơ bản: tìm $m$ để phương trình có đúng một nghiệm.

Và bạn khảo sát thử thì sẽ nhận ra rằng: không tồn tại $m$ thỏa mãn! Và bạn sẽ thu được kết quả sai :D

Cách này sai ở chỗ: hai tiếp điểm khác nhau vẫn có thể cho ra cùng một tiếp tuyến, như bạn thấy ở đây là hai tiếp tuyến tại hai điểm cực tiểu của đồ thị là như nhau. Vậy chỗ "$m$ để tồn tại đúng 1 tiếp điểm" là sai. Thực sự thì mình chưa tìm được cách để chuyển giả thuyết về điều kiện của $x_0$ :D

Vậy làm như thế nào?

Bạn hãy nhận xét:
  • Do có sự đối xứng qua trục tung, với mỗi điểm trên trục tung, nếu kẻ được một tiếp tuyến bên nửa trái đồ thị thì cũng kẻ được một tiếp tuyến tương ứng bên nửa phải đồ thị, đối xứng với tiếp tuyến kia.
  • Vậy để có đúng một tiếp tuyến: hai tiếp tuyến chỉ có thể trùng lên nhau và nằm ngang! Và chỉ có 2 ứng cử viên thôi: tiếp tuyến qua điểm cực tiểu và tiếp tuyến qua điểm cực đại!
Tới đây bạn kiểm tra thì tại điểm cực đại, ta kẻ được thêm 2 tiếp tuyến khác nữa nên loại. Vậy chỉ còn TH còn lại, tương ứng với $m = -4$ hay giá trị cực tiểu của hàm số ban đầu. Bài toán được giải quyết!

Chị đưa ra cho em phương pháp làm bài này nhé. Chứ làm theo cách của em thì bài này không ra được
Phương pháp chị đưa ra là phương pháp chung để giải các bài toán có tiếp tuyến đi qua điểm

Bài toán: Cho hàm số $y=f(x)$ có đồ thị $(C)$ . Viết phương trình tiếp tuyến của $(C)$ đi qua điểm [tex]M(x_{o};y_{o})[/tex]
Cách giải:
Bước 1: Gọi phương trình tiếp tuyến $(d)$ đi qua [tex]M(x_{o};y_{o})[/tex] có hệ số góc $K$ là [tex]y=K(x-x_{o})+y_{o}[/tex]
Bước 2: Điều kiện của $(d)$ là tiếp tuyến của $(C)$
[tex]\left\{\begin{matrix} f(x)=K(x-x_{o})+y_{o} &(1) \\ f'(x)=K & (2) \end{matrix}\right.[/tex]
Giải thích: Phương trình $(1)$ chính là phương trình hoành độ giao điểm của $y=f(x)$ và đường thẳng $(d)$ ( phương trình này phải có nghiệm). Phương trình $(2)$ là đạo hàm 2 vế của phương trình $(1)$
Bước 3: Thay $(2)$ vào $(1)$ ta được [tex]f(x)=f'(x).(x-x_{o})+y_{o}(\ast )[/tex]
Giải [tex](\ast )[/tex] [tex]\rightarrow x=?\overset{(2)}{\rightarrow}K=?\rightarrow pt(d)[/tex]

Em xem xong cái này là sẽ hiểu bài chị làm nhé :D
Em thắc mắc dòng cuối nhé chị :D Làm sao để giải ra được $K$ nếu không biện luận nhỉ?

Một cách cụ thể, làm thế nào để đi từ $K \ne 0$ ra được $m = -3$ trong lời giải ban đầu?

Em nghĩ là bạn hỏi bài không hiểu chỗ này :D Mong chị giải thích giúp tụi em nhé!
 
Top Bottom