- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ở phương diện quan hệ lịch sử ngôn ngữ, ngành ngôn ngữ học hiện đại vẫn đang tranh luận sôi nổi về nguồn gốc tiếng Việt-Mường. Hiện có các thuyết xếp tiếng Việt–Mường vào ngữ hệ Nam Á (Austro-asiatic), Tày–Thái (Tai-Kadai) hoặc Nam Đảo (Austronesien), đồng thời cũng có thuyết khẳng định tiếng Việt thuộc dạng ngôn ngữ “pha trộn” của cả ba nhóm trên cùng với một lượng lớn từ vựng tiếng Hán. Trong đó, được nhiều người đồng thuận nhất là thuyết tiếng Việt mang cơ tầng Môn-Khmer, cơ chế Tày-Thái thuộc ngữ hệ Nam Á. Nói cách khác, tiếng Việt là một ngôn ngữ họ Nam Á, thuộc ngành Môn-Khmer, tiểu chi Việt-Chứt.
Các tác giả Diguet E.J. Joseph (1910) và Henri Maspero [1912] chủ trương tiếng Việt thuộc nhóm Thái–Kadai(84), song không được nhiều người ủng hộ bởi giữa tiếng Việt và nhóm ngôn ngữ Thái-Kadai tồn tại sự khác biệt cơ bản về vốn từ vựng, hình thức âm tiết đầu quy định thanh điệu [Mark J. Alves 2000], trong khi giữa chúng chỉ thể hiện nét tương đồng về cấu trúc ngôn ngữ (language structure) và cơ chế vận hành.
Ở thuyết thứ hai, các tác giả Matsumoto (1928), Bình Nguyên Lộc [1971], Nguyễn Ngọc Bích [1994] lại cho tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Đảo và gần với tiếng Nhật. Trên thực tế các dấu vết gắn với ngôn ngữ Nam Đảo rất mờ nhạt, không đủ để khẳng định. Thuyết này bị A.G. Haudricourt phản bác đầu tiên vào khoảng năm 1953, 1954. Sự tương đồng của một bộ phận từ vựng Việt-Mường và Nam Đảo có thể là hiện tượng tất yếu bởi cả Nam Á (chứa Việt-Mường) và Nam Đảo đều tách ra từ một thứ ngôn ngữ Đông Nam Á cổ (Proto-Austric?) [Phạm Đức Dương 1983].
Trong khi đó, nhiều tác giả(85) với nhiều công trình nghiên cứu từ vựng, ngữ âm tiếng Việt gắn tiếng Việt với tiểu chi Việt-Chứt (Vietic, theo cách gọi người Mỹ), nằm trong khối Việt-Katu thuộc khu vực phía đông của ngành Môn-Khmer, họ Austro-asiatic. Bên trên cơ tầng đó là cơ chế Tày-Thái (Thai-Kadai).
Tại điểm này lại phân làm hai xu hướng: (1) coi tiếng Việt (hay Việt-Mường) là một bộ phận của Mon-Khmer (chủ yếu ở phương Tây); và (2) cho tiếng Việt-Mường cùng gốc và ngang hàng với Môn-Khmer (quan điểm của Benedict [1975] và các tác giả Việt Nam nửa sau tk. XX). Chúng tôi đồng thuận với số đông tác giả cho tiếng Việt thuộc phân chi Việt– Mường, được sinh ra từ sự tương tác giữa dòng Austro- asiatic và Tày-Thái trong đại gia đình ngôn ngữ Đông Nam Á cổ Austric(86 ). Như vậy, tiếng Việt–Mường có quan hệ nguồn gốc với Môn- Khmer, cả hai đều thuộc họ Austro-asiatic chứ không phải sinh ra từ Môn-Khmer. Trên cơ tầng chính là Môn-Khmer, tiếng Việt-Mường gắn thêm cơ chế vận hành kiểu Tày-Thái. Thuật ngữ Proto-Austric của Benedict [1942: 576] phản ánh được quan điểm này.
Bàn về cơ tầng Môn-Khmer trong tiếng Việt-Mường, nhiều tác giả nửa sau tk. XX thống nhất quan điểm về sự có mặt của cư dân Môn-Khmer nhánh Việt-Chứt (hay Proto-Việt Chứt) ở khu vực vịnh Hà Nội ít nhất là 4000 năm trước (tính theo phương pháp Swadesh), trước khi có sự pha trộn yếu tố ngôn ngữ Tày-Thái.
Nghiên cứu cho thấy khối cư dân này hình thành ở khu vực miền trung bán đảo Đông Dương, xếp thành ba khu vực (1) phía Bắc (các khối Khmu, Palaung-Wa và Khasi); (2) phía Đông (Khmer, Banar và Việt-Katu); (3) phía Nam (Jahaic, Senoic, Semelaic (xem chương 2). Trong số đó, tiếng Việt-Mường (tiểu chi Việt-Chứt) gắn bó nhiều nhất với Katu, thuộc nhánh phía Đông. Theo Nguyễn Tài Cẩn [1995: 15], tiếng Việt-Chứt tách khỏi khối Việt- Katu vào khoảng 4000 năm trước (văn hóa Phùng Nguyên) do nhóm cư dân này thiên di về phía đông bắc (đến vịnh Hà Nội), sau tiếp tục phân hóa thành Việt-Mường và Pọng-Chứt(87). Do vậy, thứ ngôn ngữ chung ở vùng đồng bằng này vào quãng thời gian đó gọi là Việt-Chứt (Proto Việt-Chứt).
Benedict [1947] nhận định tiếng Việt có dấu hiệu của một “chiếc neo (anchor)” phía đông bắc của khối Austro-asiatic, song lại mang đậm nhiều yếu tố ngôn ngữ Thái, chẳng hạn hệ thống thanh điệu. Pulleyblank E.G. [1978: 42] cũng tán đồng quan điểm này. Tương tự, Mei Tsu-lin và Jerry Norman khẳng định tiếng Việt cổ vùng Ngô Việt, Mân-Đài giống với tiếng Việt hiện đại ở Việt Nam, đều là ngôn ngữ Nam Á (đã dẫn).
Chúng tôi đồng thuận với nhiều tác giả, cho tiếng Việt cổ (Lạc Việt) thuộc nhánh Nam Á có pha trộn Tày-Thái, tức có sự gặp gỡ Đông Việt, Mon-Khmer và Tây Việt.
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thơ.
Ảnh minh họa: Tôn Bùi.
Nguồn: lược sử tộc Việt
Các tác giả Diguet E.J. Joseph (1910) và Henri Maspero [1912] chủ trương tiếng Việt thuộc nhóm Thái–Kadai(84), song không được nhiều người ủng hộ bởi giữa tiếng Việt và nhóm ngôn ngữ Thái-Kadai tồn tại sự khác biệt cơ bản về vốn từ vựng, hình thức âm tiết đầu quy định thanh điệu [Mark J. Alves 2000], trong khi giữa chúng chỉ thể hiện nét tương đồng về cấu trúc ngôn ngữ (language structure) và cơ chế vận hành.
Ở thuyết thứ hai, các tác giả Matsumoto (1928), Bình Nguyên Lộc [1971], Nguyễn Ngọc Bích [1994] lại cho tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Đảo và gần với tiếng Nhật. Trên thực tế các dấu vết gắn với ngôn ngữ Nam Đảo rất mờ nhạt, không đủ để khẳng định. Thuyết này bị A.G. Haudricourt phản bác đầu tiên vào khoảng năm 1953, 1954. Sự tương đồng của một bộ phận từ vựng Việt-Mường và Nam Đảo có thể là hiện tượng tất yếu bởi cả Nam Á (chứa Việt-Mường) và Nam Đảo đều tách ra từ một thứ ngôn ngữ Đông Nam Á cổ (Proto-Austric?) [Phạm Đức Dương 1983].
Trong khi đó, nhiều tác giả(85) với nhiều công trình nghiên cứu từ vựng, ngữ âm tiếng Việt gắn tiếng Việt với tiểu chi Việt-Chứt (Vietic, theo cách gọi người Mỹ), nằm trong khối Việt-Katu thuộc khu vực phía đông của ngành Môn-Khmer, họ Austro-asiatic. Bên trên cơ tầng đó là cơ chế Tày-Thái (Thai-Kadai).
Tại điểm này lại phân làm hai xu hướng: (1) coi tiếng Việt (hay Việt-Mường) là một bộ phận của Mon-Khmer (chủ yếu ở phương Tây); và (2) cho tiếng Việt-Mường cùng gốc và ngang hàng với Môn-Khmer (quan điểm của Benedict [1975] và các tác giả Việt Nam nửa sau tk. XX). Chúng tôi đồng thuận với số đông tác giả cho tiếng Việt thuộc phân chi Việt– Mường, được sinh ra từ sự tương tác giữa dòng Austro- asiatic và Tày-Thái trong đại gia đình ngôn ngữ Đông Nam Á cổ Austric(86 ). Như vậy, tiếng Việt–Mường có quan hệ nguồn gốc với Môn- Khmer, cả hai đều thuộc họ Austro-asiatic chứ không phải sinh ra từ Môn-Khmer. Trên cơ tầng chính là Môn-Khmer, tiếng Việt-Mường gắn thêm cơ chế vận hành kiểu Tày-Thái. Thuật ngữ Proto-Austric của Benedict [1942: 576] phản ánh được quan điểm này.
Bàn về cơ tầng Môn-Khmer trong tiếng Việt-Mường, nhiều tác giả nửa sau tk. XX thống nhất quan điểm về sự có mặt của cư dân Môn-Khmer nhánh Việt-Chứt (hay Proto-Việt Chứt) ở khu vực vịnh Hà Nội ít nhất là 4000 năm trước (tính theo phương pháp Swadesh), trước khi có sự pha trộn yếu tố ngôn ngữ Tày-Thái.
Nghiên cứu cho thấy khối cư dân này hình thành ở khu vực miền trung bán đảo Đông Dương, xếp thành ba khu vực (1) phía Bắc (các khối Khmu, Palaung-Wa và Khasi); (2) phía Đông (Khmer, Banar và Việt-Katu); (3) phía Nam (Jahaic, Senoic, Semelaic (xem chương 2). Trong số đó, tiếng Việt-Mường (tiểu chi Việt-Chứt) gắn bó nhiều nhất với Katu, thuộc nhánh phía Đông. Theo Nguyễn Tài Cẩn [1995: 15], tiếng Việt-Chứt tách khỏi khối Việt- Katu vào khoảng 4000 năm trước (văn hóa Phùng Nguyên) do nhóm cư dân này thiên di về phía đông bắc (đến vịnh Hà Nội), sau tiếp tục phân hóa thành Việt-Mường và Pọng-Chứt(87). Do vậy, thứ ngôn ngữ chung ở vùng đồng bằng này vào quãng thời gian đó gọi là Việt-Chứt (Proto Việt-Chứt).
Benedict [1947] nhận định tiếng Việt có dấu hiệu của một “chiếc neo (anchor)” phía đông bắc của khối Austro-asiatic, song lại mang đậm nhiều yếu tố ngôn ngữ Thái, chẳng hạn hệ thống thanh điệu. Pulleyblank E.G. [1978: 42] cũng tán đồng quan điểm này. Tương tự, Mei Tsu-lin và Jerry Norman khẳng định tiếng Việt cổ vùng Ngô Việt, Mân-Đài giống với tiếng Việt hiện đại ở Việt Nam, đều là ngôn ngữ Nam Á (đã dẫn).
Chúng tôi đồng thuận với nhiều tác giả, cho tiếng Việt cổ (Lạc Việt) thuộc nhánh Nam Á có pha trộn Tày-Thái, tức có sự gặp gỡ Đông Việt, Mon-Khmer và Tây Việt.
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thơ.
Ảnh minh họa: Tôn Bùi.
Nguồn: lược sử tộc Việt