tiếng việt 7 hay và dễTiết 3 : TỪ GHÉP A - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Nắm được cấu tạo của hai

N

namnam6a3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tiết 3 : TỪ GHÉP
A - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt.
- Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghĩa và việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép tiếng Việt.
B – Chuẩn bị
- GV hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên - học sinh Kiến thức cần đạt
HĐ1: ổn định tổ chức – Kiểm tra
- Nhắc lại việc phân loại từ theo cấu tạo ? Thế nào là từ ghép?
Từ Từ đơn
Từ phức từ ghép: Ghép các tiếng có quan .
hệ về nghĩa
từ láy

HĐ2: Tìm hiểu về các loại từ ghép
GV: cho HS đọc bài tập 1/SGK/13.
Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
Gợi ý: Tiếng nào giúp cho ta hiểu rõ ràng hơn rằng: bà ngoại chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ?







I - Các loại từ ghép

HS: tiếng "ngoại" bổ sung ý nghĩa cho tiếng "bà"
 bà ngoại
Tiếng C - P
HS xét từ thơm phức tương tự: Mùi thơm .
GV:  Bà ngoại là từ ghép chính phụ  Thế nào là từ ghép chính phụ.
GV: Có nhận xét gì về vị trí của tiếng chính và tiếng phụ trong từ ghép chính phụ.
HS: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
GV: Học sinh tìm từ ghép chính phụ:
VD: xe đạp, xe máy, xe ôtô...
GV: Các tiếng trong từ ghép "quần áo", "trầm bổng" có xác định được tiếng chính, tiếng phụ không? Vì sao?
HS: Không vì các tiếng này đều có vai trò ngang nhau về ngữ pháp.
GV:  Được gọi là từ ghép đẳng lập. Thế nào là từ ghép
đẳng lập? 1. Từ ghép chính phụ
- Có tiếng chính và tiếng phụ:
+ Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
+ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ sau.







2. Từ ghép đẳng lập
- Các tiếng bình đẳng về ngữ pháp.
GV: cho HS đọc ghi nhớ 1/SGK/14.
HĐ3: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép
GV: Giải nghĩa từ bà và bà ngoại cho biết từ nào nghĩa hẹp hơn?
HS: Bà: Chỉ chung người sinh ra bố, mẹ, hoặc người già
Bà ngoại: Người phụ nữ sinh ra mẹ.
 từ "bà ngoại" nghĩa hẹp hơn từ "bà".
- Bà :
-Thơm : Chỉ chung mùi như mùi hương của hoa , hấp dẫn
-Thơm phức : có mùi thơm bốc lên mạnh
Từ “thơm phức” nghĩa hẹp hơn từ “thơm”
GV: Nhận xét về nghĩa của từ ghép chính phụ so với tiếng chính? * Ghi nhớ 1
II - Nghĩa của từ ghép
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa:
Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.
GV: So sánh nghĩa của từ "quần áo" so với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo, hoặc "trầm bổng" với trầm, bổng.

HS: Trầm bổng: âm thanh (khi lên cao khi thấp) du dương.
Trầm: âm thanh thấp, giọng ấm.
Bổng: âm thanh cao, giọng thanh, trong
- Quần áo : Chỉ trang phục nói chung (Nghĩa khái quát )
- Quần : Trang phục che phần dưới cơ thể
- áo : Trang phục che phần trên cơ thể
Nghĩa hẹp hơn nghĩa của “quần áo”
 Nghĩa của "quần áo", "trầm bổng" khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng tạo nên chúng. - Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó .
GV: Cho HS đọc lại ghi nhớ 2. * Ghi nhớ 2.
HĐ.4: Tổ chức cho HS luyện tập
GV: Hướng dẫn HS làm tại lớp. II - Luyện tập
Bài tập 1/SGK/15.
BT1: - Từ ghép chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, đầu đuôi.
- Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
BT2: bút bi, thước kẻ, mưa rào, làm việc, ăn cơm, trắng xóa, vui mắt, nhát gan. Bài tập 2/SGK/15.
BT3: Thi làm nhanh Bài tập 3/SGK/15.
núi non, núi sông; ham thích, ham muốn; xinh đẹp, xinh tươi; mặt mũi, mặt mày, học hành, học hỏi, tươi tốt, tươi tỉnh.
BT4: - Sách, vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được.
- Sách vở là từ ghép đẳng lập hợp nghĩa chỉ chung các loại sách và vở của HS  nên không nói được một cuốn sách vở. Bài tập 4/SGK/15.
BT5: a) Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng. VD: hoa mẫu đơn hồng.
b) Nói "cái áo dài của chị em ngắn quá" vẫn đúng vì từ "áo dài" là từ ghép chính phủ chỉ một loại áo.
c) Không phải mọi loại "cà chua" đều có vị chua. Nói "quả cả chua này ngọt quá" vẫn được vì cà chua là tên một loại quả. Bài tập 5/SGK/15.
BT6: Nghĩa của các từ đã cho khái quát hơn nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
Bài 6 :
- Mát tay : -Mát : Chỉ trạng thái vật lý
-Tay : Bộ phận của cơ thể
Mát tay : Chỉ trình độ nghề nghiệp, có tay nghề giỏikết quả khái quát hơn nghĩa của “mát” “tay”
-Nóng lòng : Chỉ tâm trạng mong muốn cao độ, muốn làm một việc gì đókết quả khái quát hơn nghĩa “Nóng” , “lòng”.
- Gang thép : - Gang : Chỉ một kim loại rắn giòn
-Thép : Chỉ một kim loại mỏng mềm hơn gang
Gang thép : Chỉ một đức tính tốt của một người (Cứng rắn, cương quyết )
-Tay chân : - tay : Chỉ một bộ phận của cơ thể
- Chân : Chỉ một bộ phận của cơ thể
Tay chân : Chỉ một đệ tử thân tín  Nghĩa khái quát hơn nghĩa của “tay ” với “chân ”.
Nhận xét : Nghĩa của các từ ghép trên khái quát hơn nghĩa của các tiếng
 Có sự chuyển nghĩa so với nghĩa của các tiếng. Bài tập 6/SGK/15/
BT7: máy bơm nước than tổ ong bánh đa nem
HĐ 5 : Củng cố, hướng dẫn
-Khái quát lại các loại từ ghép, nghĩa của từ ghép chính phụ, đẳng lập
-Dặn dò : Học thuộc phần ghi nhớ , làm các bài tập còn lại
Chuẩn bị bài : liên kết trong văn bản

Bài tập 7/SGK/15.
Rút kinh nghiệm
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom