

Hello những nhà khoa học nhí
, rất vui khi được gặp lại các bạn trong bài viết ngày hôm nay. Đã lâu rồi tụi mình chưa cùng đi tìm hiểu về vụ trụ nhỉ , vậy bây giờ chúng ta cùng tham quan và tìm hiểu những điều mới lạ trong vụ trụ rộng lớn nhé! 
Các bạn có biết tin gì chưa , một tin cực kì là sốt dẻo đây! Đó chính là các chuyên gia thiên văn học đã vừa xác nhận được thêm một "siêu Trái đất" mới nữa đấy
Qủa là bất ngờ phải không nào!
"Siêu Trái đất" này được đánh giá là có tiềm năng cực kỳ lớn để xuất hiện sự sống , nhưng nó lại nằm cách chúng ta đến 21 năm ánh sáng. Một quãng đường khá xa phải không!
Để mình nêu cụ thể cho các bạn hiểu rõ nhé! "Siêu Trái đất" lần này có khối lượng lớn hơn chúng ta, tầm khoảng 3 lần, có kích cỡ và khối lượng bằng khoảng 1/3 Mặt Trời,với bề mặt rắn
. Được biết thì "Siêu Trái Đất" này là một ngoại hành tinh có khối lượng lớn hơn Trái Đất của chúng ta rất nhiều và không vượt quá khối lượng của các hành tinh như sao Hải Vương hay sao Thiên Vương
.
Theo nguồn tin được biết từ các chuyên gia tại Viện vật lý thiên văn Canary Islands - IAC (Tây Ban Nha) thì hành tinh này được xác định là xoay quanh một ngôi sao lùn cỡ M, nằm tại một khoảng cách vừa đủ để có thể duy trì được nước ở dạng lỏng trên bề mặt.
Hành tinh này được các chuyên gia tìm thấy khi đang quan sát bằng kính thiên văn quốc gia Galileo tại Đài quan sát Roque de los Muchachos. Họ đã sử dụng hệ thống HARPS-N - một hệ thống truy tìm hành tinh có độ chính xác cực cao tại Bán cầu Bắc và nhận được kết quả là 151 quang phổ, với chu kỳ 3,5 năm.
Theo như các nhà nghiên cứu khoa học thì với khoảng cách là 21 năm ánh sáng mà quang phổ với chu kỳ ngắn như vậy đã chứng minh cho sự hiện diện của một hành tinh, đang xoay quanh ngôi sao lùn đỏ GJ625
( GJ625 có một hành tinh ở khoảng cách vừa đủ để duy trì sự sống) Chu kỳ ước tính của hành tinh là khoảng 14 ngày.
Cũng theo như nhà khoa học Alejandro Suárez Mascareño "Do GJ625 là ngôi sao tương đối nguội, siêu Trái Đất lại nằm ở rìa của khu vực phù hợp với sự sống, nên ở đó có thể chứa nước dạng lỏng trên bề mặt. Hành tinh này có thể là nơi chứa đựng sự sống, phụ thuộc vào lớp mây che phủ bầu khí quyển và tốc độ quay"
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục quá trình nghiên cứu về " Siêu Trái Đất" này
Họ đang cố gắng để xác định được đường kính, mật độ và tính chất, thành phần của khí quyển, nhờ đó thì mới đưa ra được kết luận về sự sống của hành tinh này. 
Nhà nghiên cứu González Hernández cũng cho biết thêm "Có thể tồn tại nhiều hành tinh rắn xung quanh GJ625. Có thể quá gần, quá xa hoặc vừa đủ, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục tìm kiếm"
Chà chà! Qủa là những tìm kiếm vĩ đại phải không nào!
Nhìn những nhà nghiên cứu , nhà khoa học như thế mà bản thân mình cũng thấy ngưỡng mộ họ quá đi
Các bạn có thấy giống mình không nhỉ? Nếu đã như vậy thì nhất định phải mau mau hoàn thành giấc mơ của mình đi nhé! 
Cuộc tìm kiếm hôm nay đến đây là kết thúc rồi
Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những cuộc hành trình sau nhé
Bye - bye 
Đừng quên like và ủng hộ bài viết của mình nhé!


Các bạn có biết tin gì chưa , một tin cực kì là sốt dẻo đây! Đó chính là các chuyên gia thiên văn học đã vừa xác nhận được thêm một "siêu Trái đất" mới nữa đấy

"Siêu Trái đất" này được đánh giá là có tiềm năng cực kỳ lớn để xuất hiện sự sống , nhưng nó lại nằm cách chúng ta đến 21 năm ánh sáng. Một quãng đường khá xa phải không!

Để mình nêu cụ thể cho các bạn hiểu rõ nhé! "Siêu Trái đất" lần này có khối lượng lớn hơn chúng ta, tầm khoảng 3 lần, có kích cỡ và khối lượng bằng khoảng 1/3 Mặt Trời,với bề mặt rắn


Theo nguồn tin được biết từ các chuyên gia tại Viện vật lý thiên văn Canary Islands - IAC (Tây Ban Nha) thì hành tinh này được xác định là xoay quanh một ngôi sao lùn cỡ M, nằm tại một khoảng cách vừa đủ để có thể duy trì được nước ở dạng lỏng trên bề mặt.

Hành tinh này được các chuyên gia tìm thấy khi đang quan sát bằng kính thiên văn quốc gia Galileo tại Đài quan sát Roque de los Muchachos. Họ đã sử dụng hệ thống HARPS-N - một hệ thống truy tìm hành tinh có độ chính xác cực cao tại Bán cầu Bắc và nhận được kết quả là 151 quang phổ, với chu kỳ 3,5 năm.


Theo như các nhà nghiên cứu khoa học thì với khoảng cách là 21 năm ánh sáng mà quang phổ với chu kỳ ngắn như vậy đã chứng minh cho sự hiện diện của một hành tinh, đang xoay quanh ngôi sao lùn đỏ GJ625
( GJ625 có một hành tinh ở khoảng cách vừa đủ để duy trì sự sống) Chu kỳ ước tính của hành tinh là khoảng 14 ngày.
Cũng theo như nhà khoa học Alejandro Suárez Mascareño "Do GJ625 là ngôi sao tương đối nguội, siêu Trái Đất lại nằm ở rìa của khu vực phù hợp với sự sống, nên ở đó có thể chứa nước dạng lỏng trên bề mặt. Hành tinh này có thể là nơi chứa đựng sự sống, phụ thuộc vào lớp mây che phủ bầu khí quyển và tốc độ quay"


Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục quá trình nghiên cứu về " Siêu Trái Đất" này


Nhà nghiên cứu González Hernández cũng cho biết thêm "Có thể tồn tại nhiều hành tinh rắn xung quanh GJ625. Có thể quá gần, quá xa hoặc vừa đủ, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục tìm kiếm"

Chà chà! Qủa là những tìm kiếm vĩ đại phải không nào!



Cuộc tìm kiếm hôm nay đến đây là kết thúc rồi



Đừng quên like và ủng hộ bài viết của mình nhé!
