tia lửa điện

N

nguyenthuydung102

Trong cơn mưa dông do có gió mạnh xáo trộn các đám mây, làm cho các đám mây tích điện. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu von. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện ( ta trông thấy một tia chớp). Nếu có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất-> Đó là hiện tượng sét đánh.
 
T

toantien12a1

Sự phóng điện giữa hai đám mây không phải là sét mà nó gọi là sấm, chỉ khi có sự phóng điện giữa đám mây với mặt đất thì mới tạo ra sét. Cái này em sẽ gặp trong bài dòng điện trong chất khí của SGK 11. Còn đối với Tụ điện: ta đã biết hai bản của tụ điện mang điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau do đó khi cho chúng tiếp xúc với nhau thì chỉ có thể xảy ra hiện tượng trung hòa điện mà không thể nào có hiện tượng phóng điện khi đó tụ điện không còn tích điện nữa. Nếu tham khảo kĩ hơn về tụ điện em sẽ thấy một tụ điện có giới hạn về hiệu điện thế đặt vào hai bản để nạp điện. Vì khi đặt một HĐT quá lớn vào hai bản của tụ điện thì chất điện môi giữa hai bản mất đi tính chất cách điện và nó có thể dẫn điện được (cũng giống như đưa hai bản của tụ điện lại gần nhau vậy đó) khi đó tụ điện có thể xem như một vật dẫn bình thường người ta nói tụ điện bị đánh thủng (đây cũng mà một lí do mà người ta không xếp tụ điện vào nhóm pin).
 
X

xilaxilo

thế làm cách nào để tạo ra tia lửa điện? xác định năng lượng của tia lửa điện ntn?
 
K

ketban92

qua don gian: ban lay 2 qua pin moi va 1 cai mô tơ cho 2 dau day vao 2 cuc roi lay day kia dua vao dau duong se tao tia lua dien
 
X

xilaxilo

thế nó ko liên wan j đến tụ điện ah? mình tưởng tụ điện tích tụ năng lượng rùi nó phóng ra tia lửa điện để giải phóng năng lượng
 
K

ketban92

ban chi bao tao tia lua dien chu co bao bang cach nao dau
chung ta tao dc tia lua dien khi co 2 tu dien co dien tich that lon
day la theo toi
 
A

aapp

bạn toantien 12a1 nói chí lí đó. nguyên nhân sâu xa của hiện tượng sét là sự ion hoá môi trường do tác dụng của các tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời làm các đám mây tích điện âm, mặt đát tích điện dương, khi mặt đát và mây phóng điện thì suy ra sét
 
X

xilaxilo

bạn toantien 12a1 nói chí lí đó. nguyên nhân sâu xa của hiện tượng sét là sự ion hoá môi trường do tác dụng của các tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời làm các đám mây tích điện âm, mặt đát tích điện dương, khi mặt đát và mây phóng điện thì suy ra sét
mây mang điện => xung quang có điện trường, cây ướt => thành vật dẫn => phóng điện - sét.
mây mang điện + mây mang điện => phóng điện --> nóng --> không khí giãn nở đột ngột --> sấm
( ko bit nghĩ thế có đúng ko)
làm sao bit dc mây mang điện tích âm hay dương
 
Last edited by a moderator:
X

xilaxilo

bạn toantien 12a1 nói chí lí đó. nguyên nhân sâu xa của hiện tượng sét là sự ion hoá môi trường do tác dụng của các tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời làm các đám mây tích điện âm, mặt đát tích điện dương, khi mặt đát và mây phóng điện thì suy ra sét
mây mang điện => xung quang có điện trường, cây ướt => thành vật dẫn => phóng điện - sét.
mây mang điện + mây mang điện => phóng điện --> nóng --> không khí giãn nở đột ngột --> sấm
( ko bit nghĩ thế có đúng ko)
làm sao bit dc mây mang điện tích âm hay dương?
 
A

aapp

đã bảo là nguyên nhân do sự ion hóa của môi trưòng nhờ tia tử ngoại thì mây chỉ tích điện âm thôi, ko thể tích điện dương được;)
 
N

nguyenthuydung102

tia tử ngoại(hay tia cực tím , tia UV) là sóng điện từbước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Cực tím có nghĩa là trên của tím. Sắc tím là màu có bước sóng ngắn nhất có thể nhìn thấy. Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xa hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10 nm).
tớ nghĩ là các đám mây sẽ tích điện trái dấu,không thể nào chỉ tích điện âm được
 
Top Bottom