Thuyết trình về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
Mở bài: Giới thiệu tác giả Quang Dũng, tác phẩm "Tây Tiến", hình ảnh người lính Tây Tiến
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
- Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu trong thơ ca kháng chiến chống Pháp
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: bài thơ Tây Tiến vừa chỉ hướng hành quân vừa là tên một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947. Nhiệm vụ là phối hợp với bộ đội nào bảo vệ biên giới Việt- Lào đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng nào cũng như ở miền tây Bắc bộ Việt Nam. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành, Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947. Sau đó chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu tranh Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại tác giả đổi tên thành Tây Tiến
(Có thể nói thêm chút về nhan đề nha)
2. Phân tích (mình thấy hình ảnh người lính chủ yếu ở đoạn 3 và 4, bạn chú ý nhé)
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
- Mở đầu bài thơ là lời gọi tha thiết ngọt ngào. Tác giả gọi tên đơn vị Tây Tiến, gọi tên con sông vùng Tây Bắc "Sông Mã" mà thân thiết, mà cảm tình như gọi tên những người thân thương trong cuộc đời mình. Phải chăng trung đoàn Tây Tiến núi rừng Tây Bắc gần gũi thân thương với tác giả và khi xa Tây Bắc Tây Tiến trở thành một "mảnh tâm hồn" của tác giả
- Cụm từ "nhớ chơi vơi" gợi lên sự dài rộng về không gian, gợi lên cái xa cách về thời gian, tất cả đã lùi về quá khứ, Quang Dũng cất lên tiếng gọi như sự cố níu kéo mọi thứ quay trở lại. Và trong xúc cảm đó bao kỷ niệm, bao hình ảnh đã hiện về
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
- Sài Khao Mường Lát là hai địa danh tiếp theo được nhắc đến. Những cái tên như có sức tạo hình nó gợi những nơi chốn hoang sơ, thưa vắng, heo hút, những cái tên như những địa chỉ in hình dấu chân người lính và cũng chính nơi hoang vu đó ký ức đập về màn sương lạnh trắng phủ kín lối đi, che lấp cả đoàn quân mỏi mệt. Sương bồng bềnh giá buốt làm trơn ướt những con đường, làm tê lạnh da người.
- Một hình ảnh rất gợi là "Mường Lát hoa về trong đêm hơi" tiếp tục gợi sự khắc nghiệt của khí hậu. Từ "hoa về" lại đem đến nhiều cách hiểu, có thể hiểu hoa theo nghĩa thực: những bông hoa rừng đỏ, mùi hương quyện trong đêm hơi; nhưng cũng có thể hiểu khi chiến sĩ hành quân đêm những bó đuốc họ mang giống như những bông hoa lửa, phá đi giá lạnh và đêm tối
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cùng mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
- Đất nước ta với đặc điểm địa hình ba phần tư là núi đồi nhưng qua những lời thơ đậm chất tạo hình của Quang Dũng tưởng chừng như bao dãy đồi, ngọn núi ấy đều đã đổ bộ hết lên vùng miền Tây Bắc này, phủ đặc những cung đường của binh đoàn Tây Tiến. Điệp từ "dốc" gợi sự liên tiếp chồng chất của những con dốc, dốc này chưa qua dốc khác đã tới
- Hơn thế nữa, những từ láy đi kèm còn gợi cả cái khốc liệt của con dốc. "khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, heo hút" đều là từ láy vẽ ra một hình dung về sự hoang sơ kỳ vĩ xa xôi chắc chắc
- Nếu câu thơ "dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" có tới 5 thanh trắc tạo nên những liên tưởng kỳ thú, kích thích thì câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" lại lập lại thế cân bằng, câu thơ được tạo bởi những thanh bằng lên tiếp gợi tả sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ Ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
- Thời gian khi ấy: chiều chiều đêm đêm
- Sự hi sinh "không bước nữa", "gục lên súng mũ", "bỏ quên đời". đây là cách nói giảm nói tránh làm vơi nhẹ đau thương, khiến cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản như bỏ quên một vật gì bình dị trong đời chứ không phải cái chết
- Có những câu hoàn toàn là thanh bằng cùng với vần "ơi" cuối câu làm vơi bớt những nhọc nhằn vất vả
-> Đó là cuộc hành quân gian khổ mà oai hùng
- Hai câu thơ "nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi": người lính tây tiến đến bản làng được người dân tiếp đón rất nồng hậu, chu đáo bằng những "cơm lên khói", "thơm nếp xôi" -> đó là hương vị của tình người, tình quân dân ấm áp
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hôn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
- Bốn câu đầu là đêm hội liên hoan văn nghệ, với những từ ngữ "bừng" (cuộc sống như bừng tỉnh, tưng bừng), từ "kìa" (là thái độ ngạc nhiên ngỡ ngàng). Đêm hội ấy có đầy đủ ánh sáng của lửa, đuốc hoa, có âm thanh khèn nhạc, màu sắc của xiêm áo và cả con người là cô gái dịu dàng tình tứ (e ấp)
- Đêm hội tưng bừng, nhộn nhịp, chan hòa ánh sáng, âm thanh, màu sắc, người chiến sĩ Tây Tiến hồn tràn đầy ý thơ, mơ tưởng tới ngày chiến thắng và đồng thời cũng đắm say trước vẻ đẹp nơi xứ lạ
- Bốn câu sau là cảnh sông nước Tây Bắc "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy" gợi ra không gian huyền ảo thơ mộng, lãng mạn, người đi là những người chiến sĩ Tây Tiến, đi để bảo vệ biên giới. Cảnh được nhân hóa "hồn lau", "hoa đong đưa" chúng có hồn, sống động như lưu luyến bước chân người đi
- Câu hỏi "có thấy", "có nhớ" là nỗi nhớ của người đi. Điệp ngữ "có thấy", "có nhớ", thấy và nhớ là ấn tượng đập mạnh vào thị giác, cảm giác và chiều sâu tâm hồn. Thấy và nhớ như khắc sâu thêm ấn tượng về miền Tây Bắc. Từ thấy và nhớ, ba hình ảnh đã trôi về lung linh huyền hoặc. Trước hết là thấy lau ở nẻo bến bờ, hồn lau là hồn mùa thu, hoa lau nở trắng, lá lau xào xạc trong gió thu nơi bờ sông, bờ suối và trong chia phôi còn có nhớ nhớ cảnh rồi nhớ đến người. Hình ảnh con thuyền độc mộc và dáng người chèo thuyền độc mộc, ý thơ "trôi dòng nước lũ hoa đong đưa" đầy sức gợi cũng thật đa tình.
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
- Hai câu thơ đầu trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm tháng kháng chiến chống Pháp, hình ảnh đoàn quân không mọc tóc vừa gợi nét bi hài vừa phản ánh cái khốc liệt của chiến tranh. Cái hình hài không lấy gì làm đẹp "không mọc tóc", "xanh màu lá" tương phản với nét "dữ oai hùm", bằng bút pháp tài hoa Quang Dũng làm bật lên chí khí hiên ngang, tinh thần quả cảm trong trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm quân giặc khiếp sợ
- Các chiến sĩ Tây Tiến mộng và mơ gửi về hai phía: chân trời biên giới và Hà Nội. Biên giới là nơi tiền tuyến, Hà Nội lại là nơi có những kỷ niệm, những người yêu thương
- Chiến sĩ Tây Tiến là những thanh niên Hà Nội. Họ là những chàng thanh niên trẻ, hào hoa, lãng mạn và đa tình. Khi xa Hà Nội lên Tây Bắc để thực hiện nhiệm vụ, họ sống giữa chiến trường ác liệt nhưng tâm hồn các anh luôn hướng về Hà Nội , mơ về Hà Nội
- Câu thơ "chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" mạnh mẽ như một lời thề xả thân vì nước. "Áo bào" với những chiến binh lẫm liệt trong giây phút hào hùng. Họ không chết mà "về đất", về với đất mẹ, họ bất tử. Đằng sau lời thơ là sự trân trọng và tự hào của nhà thơ đối với những người đồng đội
"Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm nứa chẳng về xuôi"
- Đoạn thơ là lời thề của người chiến sĩ Tây Tiến, mặc dù đã hi sinh nhưng các anh vẫn muốn sống cùng đồng đội, sống trong đồng đội, cùng thực hiện lý tưởng và chiến thắng
3. Bàn luận, đánh giá
Kết bài. Khẳng định lại vẻ đẹp người lính Tây Tiến, giá trị của bài thơ, cái tài của Quang Dũng