Văn mẫu 10 Thuyết minh về một tác phẩm văn học.

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Thuyết minh về một tác phẩm văn học.

BÀI LÀM
Theo dòng văn học lịch sử Việt Nam, tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của tác gia Nguyễn Trãi được ví như là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, là áng văn sáng giá của các nhà văn học Việt Nam và là niềm tự hào của các thế hệ người dân Việt Nam khi nhắc đến. Là áng “thiên cổ hùng văn”, “Bình Ngô đại cáo” là bài cáo thông báo về sự việc quan trọng của đất nước, tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô và bày tỏ lòng căm thù giặc ngoại xâm sâu sắc của toàn dân cả nước.

Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được viết vào khoảng năm 1428 sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thành công của nghĩa quân Lam Sơn. Từ đây, chúng ký hiệp ước hòa bình, rút lui khỏi lãnh thổ nước nhà và nước ta trở thành một nước độc lập tự chủ.

Bài cáo Bình Ngô được viết theo thể cáo thuộc thể văn hùng biện chính luận, vận dụng thể tứ lục và lối biền ngẫu và sử dụng hệ thống hình tượng sinh động cùng câu chữ hàm súc. Bài được chia làm bốn đoạn. Đoạn đầu là nêu lên tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc, đề cao sự chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của chủ nghĩa Lam Sơn. Đoạn hai là đoạn vạch trần, tố cáo những tội ác, những hành động dã man, tàn bạo của bọn giặc ngoại xâm. Song song với đó là lời kêu than oán trách ngút trời của nhân dân dưới ách đô hộ của kẻ thù. Đằng sau đó là lòng căm hận bọn giặc, là ý chí sục sôi muốn đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước ta. Đoạn ba là một bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa khí phách, anh hùng của nghĩa quân Lam Sơn. Khi bắt đầu cuộc khởi nghĩa, nơi đây vấp phải nhiều vấn đề khó khăn, nào là lương thảo, nào là quân sĩ, nào là nhân tài,… Từ đây, đối lập với những vấn đề tựa như nan giải ấy thì xuất hiện hình tượng người lãnh tụ phi phàm của nghĩa quân Lam Sơn – Lê Lợi. Ông là người có tài dụng binh, sáng suốt và hành động sấm rền gió cuốn. Nâng chén rượu kết lại lòng dân, sử dụng chiến thuật phù hợp trên một địa hình, mặt trận để chiến thắng quân giặc. Đồng thời cũng nêu lên kết cục của lũ đầu sỏ tướng giặc với những vết nhục nhã tinh thần của chúng. Và đoạn cuối bài cáo là lời tuyên bố về việc kết thúc những năm tháng chiến tranh đau thương và khẳng định nền hòa bình, dân chủ của đất nước, vững tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc trong thời đại mới do Lê Lợi cầm quyền.

Nghệ thuật sử dụng trong bài cáo khá đặc sắc. Nó kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận khi bàn về chính trị, quân sự và yếu tố truyền cảm khi đưa ra những hình tượng sống động về người dân, về quân đội và về kẻ thù. Cảm hứng nhân đạo cùng ca ngợi tinh thần yêu nước, nghĩa cử anh hùng của nghĩa quân, thái độ căm thù giặc, căm phẫn trước tội ác của chúng và bày tỏ lòng thương tiếc trước nỗi đau mất mát nhà cửa, thân nhân của người dân cả nước đã in sâu vào trong lòng người. Đồng thời, bài cáo tuyên bố đầy tự hào khi mở ra một thời kỳ độc lập của dân tộc.

“Bình Ngô đại cáo” là một áng văn “thiên cổ hùng ca”, là một bản nhạc hào hùng, khí phách về một chiến thắng vang dội của dân tộc ta trong thế kỉ XV. Nó còn là sự tự hào về lãnh thổ của dân tộc, là tuyên ngôn về một thời đại mới do Lê Lợi cầm quyền và là chứng tích về truyền thống yêu nước nồng nàn của quân và dân ta sau nhiều thế hệ, năm tháng trôi qua.
Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Thuyết minh về một tác phẩm văn học

BÀI LÀM
Được UNESCO công nhận là một danh nhân văn hóa thế giới, đại thi hào Nguyễn Du là một trong những nhà thơ có những trải nghiệm cuộc đời cùng lịch duyệt phong phú. Đó chính là lí do vì sao ông có thể để lại cho thế hệ mai sau di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển. Và mỗi khi nhắc đến ông thì không thể không nhắc đến tác phẩm sáng giá nhất – Truyện Kiều.

Truyện Kiều hay Đoạn trường tân thanh là một trong hai tập thơ được Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát, được chấp bút phê phán hiện thực thối nát mạnh mẽ. Truyện Kiều là sự kết tinh của thành tựu chữ Hán và chữ Nôm, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác nên. Bởi vậy truyện mang đặc trưng rất riêng của dân tộc, giàu nhịp điệu, âm hưởng và tất cả cùng đạt tới đỉnh cao của độ hài hòa, vươn lên trình độ điêu luyện, cổ điển.

Nội dung truyện xoay quanh nàng Vương Thúy Kiều – một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng thời thế xô đẩy khiến mình bị bán vào thanh lâu và bắt đầu quãng đời 15 năm lưu lạc nơi đất khách quê người. Chị em Thúy Kiều, Thúy Vân là người vừa có nhan sắc vừa có tài năng. Nhưng khác với Thúy Vân “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” thì Kiều “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Một cô gái có vẻ đẹp sắc sảo khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, lại còn nghiêng nước nghiêng thành khiến người người phải đố kị. Từ cách miêu tả nhan sắc của Thúy Kiều, Nguyễn Du như đã báo trước về kiếp nạn “hồng nhan bạc mệnh” sắp đến của nàng. Không chỉ có vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” mà Kiều còn đủ tài cầm, kỳ, thi, họa không gì không biết. Người con gái đẹp là thế, tài là thế mà lại trải qua một “đời bể dâu” gian truân, trắc trở.

Trong một lần du xuân tiết thanh minh, Kiều gặp Kim Trọng và hai giai nhân tương ngộ “nhất kiến chung tình – tái kiến khuynh tâm”. Kiều cùng Kim Trọng cùng nhau uống rượu, cắt tóc thề nguyền dưới ánh trăng. Nhưng hạnh phúc chẳng mấy chốc lại tàn khi cha và em Kiều bị thằng bán tơ vu oan, phải cần 300 lượng bạc mới có thể cứu được gia đình. Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Trước khi đi, Kiều trao duyên nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho chàng Kim. Nhưng rồi Kiều bị lừa bán vào tay Mã Giám Sinh, bị ép tiếp khách. Rồi nàng được Thúc Sinh cứu vớt lại bị Hoạn Thư đánh ghen. Không chịu nổi sự tra tấn của Hoạn Thư, Kiều trầm mình xuống sông Tiền Đường. May mắn thay Kiều được sư bà Giác Duyên cứu. Nhưng Kiều phúc mỏng, sư bà gửi gắm Kiều vào tay Bạc Hạnh mà không biết rằng bà ta cũng là một kẻ buôn người. Kiều lại một lần nữa rơi vào chốn lầu xanh. Tại nơi đây, Kiều gặp Từ Hải rồi được chàng giúp nàng báo ân báo oán. Cuộc sống hạnh phúc, êm đềm chẳng được bao lâu thì Từ Hải ra chiến trường. Kiều bị Hồ Tôn Hiến gạt nên hại Từ Hải chết đứng trên chiến trường còn bản thân thì phải ra hầu rượu cho kẻ chủ mưu rồi bị ép gả cho viên quan thổ. Phẫn uất, đau đớn trước thân phận bẽ bàng của mình, Kiều một lần nữa nhảy sông tự vẫn. Nhưng mệnh Kiều không nên tuyệt. Nàng lại được sư Giác Duyên cứu giúp và rồi gặp lại chàng Kim. Nhưng 15 năm lưu lạc chốn phong trần lại tục gả hai lần khiến Kiều hổ thẹn với chàng, cảm thấy mình không còn xứng đáng với mối tình đầu chớm nở năm nào. Kiều quyết định:
“Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ.
Nói chi kết tóc xe tơ,
Đã buồn cả ruột mà dơ cả đời!
Chàng rằng: Khéo nói nên lời,
Mà trong lẽ phải có người có ta!”​
Chàng Kim đau nàng, hối hận vì lúc nàng cần nhất không thể ở bên. Một hồi dằn vặt, khúc mắc rồi cuối cùng hóa thành thở dài. Hai người cùng nhau kết thành tri âm tri kỷ một đời:
“Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
Nghe lời sửa áo cài trâm,
3180. Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghìn trùng:
Thân tàn gạn đục khơi trong,
Là nhờ quân tử khác lòng người ta.
Mấy lời tâm phúc ruột rà,
Tương tri dường ấy mới là tương tri!”​
Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam bởi những giá trị nhân văn trong tư tưởng và nghệ thuật. Trong xã hội thối nát mà đồng tiền chính là công lý, có thể mua số phận bán vận mệnh của con người. Nó nhấn chìm con người vào sâu trong bùn lầy của tuyệt vọng, vùi dập, chà đạp lên nhân cách, lên khát vọng, lên tôn nghiêm của những con người thấp cổ bé họng trong thời đại đó. Truyện Kiều là một bức tranh số phận về người con gái tài sắc nhưng lại chìm nổi giữa dòng đời và còn là một bản cáo trạng hùng hồn về một thời đại thối nát, cặn bã, vô nhân tính. Đồng thời, nó ca ngợi tình yêu thương giữa người với người, về khát vọng vươn lên, khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc và tấm lòng son sắt của Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Sau 3254 câu thơ lục bát về một quãng đời lưu lạc gian truân, bấp bênh của một người con gái tài hoa hơn người, truyện Kiều khép lại với bao bài học nhân sinh không bao giờ là cũ. Mỗi người chúng ta phải tự mình ngẫm lại thực tại, đúc kết kinh nghiệm từ những vần thơ bất hủ ấy và trân trọng hiện tại, trân trọng thời đại mà công lý do chính chúng ta làm chủ này.
Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Thuyết minh về một tác phẩm văn học

BÀI LÀM
Con người là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhắc đến con người là nhắc đến trí tuệ phi thường, là nhắc đến cuộc sống giản dị cùng những tư tưởng đạo lý được đúc kết, truyền thừa ngàn đời. Đồng thời, nó cũng bao bọc cả những cuộc sống của những con người âm thầm cống hiến sức mình cho xã hội hiện đại, những con người vô danh tưới mát cho bóng cây sự nghiệp nước nhà. “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long là một tác phẩm như thế.

Nguyễn Thành Long là nhà văn mang phong cách nghệ thuật nhẹ nhàng, tình cảm, đầy chất văn. Văn phong của ông luôn chứa đựng những triết lý sâu sắc, thâm thúy và những góc nhìn đặc sắc về cuộc đời của con người trong thời hòa bình. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là truyện được viết về cuộc sống yên bình sau cách mạng, là truyện viết về những con người trong thời đại mới, thời đại xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời ca ngợi tinh thần làm việc hăng say, quên mình và những cống hiến lớn lao cho sự nghiệp xây dựng đất nước, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.

Mở màn bằng một chuyến xe khách quen thuộc chở người từ giữa lòng thủ đô Hà Nội lên vùng núi Lào Cai mà được ví như là khỉ ho gà gáy. Trên chuyến xe ấy có bác lái xe, có kĩ sư trẻ tuổi cùng một ông họa sĩ già đáng kính. Tại nơi đây, bác lái xe giới thiệu cho hai về chàng thanh niên sống và công tác khí tượng ở đỉnh Yên Sơn. Anh thanh niên là một con người nhiệt tình, vui vẻ, lạc quan và tràn đầy sức sống. Anh trò chuyện với họ về cuộc sống thường ngày của mình và cả những công việc lặp đi lặp lại có vẻ đơn điệu nhưng lại không kém phần vất vả. Thậm chí, sau khi nghe về câu chuyện của cuộc đời anh, ông họa sĩ muốn vẽ một bức chân dung như để ca ngợi về phẩm chất, tính cách và công việc của anh. Nhưng rồi anh thanh niên ấy lại từ chối bởi anh cho rằng có những người xứng đáng hơn anh. Cử chỉ, thái độ của anh như nét vẽ chấm phá về cảnh sắc thiên nhiên mộng mơ bởi nắng, sương, đèo, hoa và cỏ của Sa Pa khi tô đậm vẻ đẹp nhân cách con người.

Sa Pa không phải là nơi ở của những vị thần, của những anh hùng ẩn cư sau chiến tranh hay là những tòa dinh thự của những người giàu có mà là những con người âm thầm cống hiến cho nước nhà. Ngày qua ngày làm bạn cùng mây trời, cỏ cây, cảnh cô độc trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tiết trời Sa Pa, anh thanh niên lại là một người lạc quan khi tìm thấy niềm vui trong công việc, anh yêu nghề và có trách nhiệm đối với nghề nghiệp của chính mình. Bằng những câu từ đơn giản, tác giả Nguyễn Thành Long đã khắc họa nên một chàng thanh niên đại diện cho lớp thanh niên trí thức Việt Nam sau cách mạng giàu ý chí, giàu tinh thần, yêu đất nước, yêu cuộc sống và sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho công cuộc dựng xây nước nhà. Từ đây, gieo vào lòng cô kĩ sư trẻ hạt giống của tinh thần và trách nhiệm, thổi bùng lên trong cô sức sống của tuổi trẻ và lòng yêu nước nồng nàn. Họ là những gam màu tươi sáng, đẹp đẽ, góp phần tô điểm thêm cho bức tranh thanh niên Việt Nam sau cách mạng.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một trong những câu chuyện nên thơ, nhẹ nhàng, sâu lắng mà tôi thích nhất. Truyện để lại cho chúng ta bài học về lòng yêu nước, về tinh thần lạc quan cùng trách nhiệm với nước nhà trong thời đại mới.

Tác giả: @baochau1112
 
Top Bottom